2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng (được tái lập từ ngày 1/1/1997 sau 29 năm hợp nhất), nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh là: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình. Có 10 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Hưng Yên và các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ.
Diện tích tự nhiên 923 km2, trong đó đất nông nghiệp 64.177 ha, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm 57.074,3 ha, cây lâu năm 716 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 4.000 ha, có khí hậu nhiệt đới rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển loại cây con có giá trị cao như: nhãn, vải, táo, cây cảnh, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc gia cầm v v…
Hưng Yên có địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua, bao gồm quốc lộ 5A nối Hà Nội với Hải Phòng, quốc lộ 38 nối từ QL 5A với QL 1A tại Đồng Văn, QL 39A, tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng. Các tuyến đường giao thông đường tỉnh, huyện liên xã, liên thông được phân bố tương đối đồng đều và hợp lý trên địa bàn tỉnh, đến nay đã nhựa hoá gần 60%, có hệ thống giao thông đường thuỷ rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá bao gồm 2 tuyến sông lớn là sông Hồng và sông Luộc. Tất cả các tuyến giao thông kể trên tạo thành một mạng lưới giao thông
tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh tương đối phát triển, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp.Trong quy hoạch phát triển khu vực kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ đã được Chính phủ phê duyệt, dọc trục đường 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng là khu vực ưu tiên bố trí các KCN, tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, điện tử, chế biến…
Đặc điểm kinh tế xã hội Hưng Yên có tác động rất mạnh mẽ đến quá
trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh xét trên các mặt:
* Tạo động lực quan trọng để phát triển trên cơ sơ tận dụng mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển, sự hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các thành phố lớn và trung tâm của vùng.
* Có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nướcvào địa bàn tỉnh.
* Có thi trường tiêu thu lớn đặc biệt là tiêu thụ nông sản và hàng thủ công mỹ nghệ.
2.1.1.2. Nguồn nhân lực
Hưng Yên là tỉnh có dân số đông đúc, tính đến hêt năm 2006 dân số Hưng Yên có khoảng 1,14 triệu nguời, mật độ trung bình 1.246 người/km2, lực lượng lao động trên độ tuổi có trên 600 nghìn người, chiếm 53,6% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30%, phần lớn có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, hàng năm tạo việc làm cho gần 2 vạn người bước vào tuổi lao động. Người dân Hưng Yên có truyền thống hiếu học khả năng tiếp thu nghề khi được đào tạo nhanh đặc biệt là được chấp nhận tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặt trên địa bàn tỉnh.
2.1.1.3. Về tài nguyên
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng, tài nguyên khoáng sản hầu như
không có gì ngoài than nâu và nước ngầm. Tài nguyên quan trọng nhất là trên 61.000 ha đất nông nghiệp trong đó đất lúa là 56.000 ha, đất vườn 1.500 ha, mặt nước nuôi thuỷ sản là 3.500 ha. Quỹ đất nông nghiệp của Hưng Yên còn nhiều tiềm năng để khai thác đặc biệt là tăng vụ, tăng diện tích reo trồng cây vụ đông. Ngoài các sản phẩm chính của tỉnh là trên 0,5 tấn lương thực hàng năm, Hưng Yên còn có các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như:
nhãn, vải, táo, cây dược liệu… cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung tạo nguôn nguyên liệu lớn và ổn định cho phát triển công nghiệp chế biến… là một thế mạnh của Hưng Yên.
2.1.1.4. Kinh tế xã hội của Hưng Yên từ khi tái lập tỉnh đến nay
Từ khi tái lập tỉnh xuất phát điểm của Hưng Yên rất thấp (cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều năm không được đầu tư cải tạo, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn và các công trình thuỷ lợi). Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (chiếm trên 60%), công nghiệp chiếm 15%, dịch vụ chiếm gần 25%, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định năm 94 mới đạt 355 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 78 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 180 USD, thấp nhất đồng bằng Bắc Bộ, có hơn 11 vạn lao động không có việc làm thường xuyên.
10 năm qua (từ khi tái lập tỉnh đến nay) với những cố gắng của Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên, tỉnh đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển khá toàn diện được biểu hiện như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu
đầu tư có sự chuyển biến rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm
97 đến hết năm 2006 là 12,43%/năm (năm 2006 có tốc độ tăng trưởng rất cao:
13,72%). Năm 2006 giá trị sản xuất của nông nghiệp và thuỷ sản tăng 4%, giá
trị sản xuất công nghiệp tăng 28,2%, giá trị các ngành dịch vụ tăng 17,6%. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nếu như năm 1997 nông- lâm - thuỷ sản chiếm 59%, công nghiệp và xây dựng chiếm 16,9%, dịch vụ chiếm 24,1%, thì đến năm 2006 nông- lâm- thuỷ sản chiếm 27,7%, công nghiệp và xây dựng chiếm 40,2%, dịch vụ chiếm 32,1%
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế tỉnh Hưng Yên.
Chỉ tiêu Đơn vị
N¨m 1997
N¨m 2003
N¨m 2004
N¨m 2005
N¨m 2006
GDP (giá thực tÕ)
Tû
đồng 2.518,17 5.994,32 7.012,49 8.238,57 9.829,53 GDP (giá so
sánh năm 94)
Tû
đồng 2.125,45 4.165,75 4.705,17 5.312,08 6.040,71 Tốc độ tăng
GDP % 13,59 12,51 12,95 12,9 13,72
GDP b×nh qu©n
đầu người
triệu
đồng 2.7 5,4 6,3 7,3 8,6
Cơ cấu kinh tế: % 100 100 100 100 100
-Nông, lâm,
thuỷ sản. % 59,0 33,52 31,92 30,5 27,7
-CN-XD % 16,9 35,95 36,95 38,03 40,2
-Dịch vụ % 24,1 30,53 31,13 31,47 32,1
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 của Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên và tổng hợp tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh năm 2006.