Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 84 - 88)

sở đề xuất giải pháp: Chúng ta nói nhiều đến "Cải cách thủ tục hành chính", chính sách quản lý "một cửa, tại chỗ", song trên thực tế nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải giải quyết các thủ tục liên quan đến việc hình thành, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp thêm vào đó trong quá trình hoạt động doanh nghiệp còn phải nộp báo cáo đến nhiều cơ quan, ban, ngành khác nhau. Điều này thực sự gây phiền hà, khó khăn, mất nhiều thời gian và chi phí cho các chủ đầu tư, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Quản lý "một cửa, tại chỗ" - là một cơ chế đúng, phù hợp với mô hình quản lý KCN đa lĩnh vực, ngành nghề; nhất là được các doanh nghiệp KCN thừa nhận. Với cơ chế quản lý này, các biện pháp quản lý được tập chung, thống nhất, thủ tục nhanh, gọn, tiết kiệm chi phí và thời gian làm các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư

ngay từ khi bắt đầu hình thành dự án và cho suốt cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau Giấy phép.

Những đề xuất cụ thể: Kiên trì co chế quản lý "một cửa - Tại chỗ"; để hoàn thiện cơ chế "một cửa - tại chỗ", BQL các KCN tỉnh Hưng Yên đã đăng ký và cần tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan ở tỉnh như quy chế phối hợp giữa BQL với Sở kế hoạch và đầu tư, sở Thương mại, sở Lao động thương binh và xã hội...

Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh và đặc biệt là Ban quản lý các KCN cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thạo việc, đảm nhiệm được công việc phục vụ các nhà đầu tư khó tính, xây dựng chế độ công tác, chế độ, trách nhiệm cá nhân đối với từng phần công việc được giao.

UBND tỉnh cần cho nghiên cứu một đề tài khoa học thể chế hoá các quy chế phối hợp giữa BQL với các sở, ban, ngành tỉnh thành một văn bản pháp quy của UBND tỉnh. Các bộ, ban, ngành có liên quan đến việc quản lý nhà nước các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN cũng như UBND tỉnh cần tiếp tục uỷ quyền đầy đủ, giao một số quyền có liên quan đến các thủ tục xây dựng và môi trường cho BQL các KCN tỉnh Hưng Yên nhằm tạo nên cơ chế quản lý "một cửa - tai chỗ" thực sự trong khâu quản lýnhà nước về hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh. Với cơ chế giao quyền, uỷ quyền và phối hợp này, các bộ phận của BQN đều công khai hoá quy trình, thủ tục và thtời gian gải quyết công việc. Những việc làm này rất cần thiết để phục vụ nhà đầu tư theo tiêu chuẩn ISO 9000, cán bộ công nhân viên BQL quyết tâm vươn lên nâng cao trình độ để được công nhận đạt tiêu chuẩn quản lý nhà nước theo phiên bản ISO 9001:2000. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa BQL các KCN tỉnh Hưng Yên với các ngành trong tỉnh và ngược lại, để giải quyết công việc một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng đối

với các nhà đầu tưvào các khu công nghiệp - giúp họp giảm tối đa các chi phí quản lý hành chính sản xuất kinh doanh, cụ thể ở các vấn đề sau đây:

- Bộ xây dựng nên xem xét uỷ quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng trong KCN cho Ban quản lý các KCN thực hiện (hiện nay công việc này do sở Xây dựng và UBND tỉnh thực hiện; Ban quản lý chỉ quản lý phần thẩm định về thiết kế kiến trúc trong KCN);

- Bộ lao động - thương binh và xã hội nên xem xét uỷ quyền cho Ban quản lý thực hiện chức năng cấp giấy phép cho người lao động trong KCN (Hiện nay ban quản lý chỉ phụ trách quy trình cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài trong KCN);

- Bộ tài nguyên và môi trường nên xem xét uỷ quyền cho Ban quản lý thẩm định và cấp giấy phép sử dụng đất và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các doanh nghiệp thuê đất và hoạt động trong KCN và tham gia công tác đền bù giải phóng mặt bằng khi xây dựng các KCN (Những chức năng này Ban quản lý chưa được tham gia quản lý);

- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam nên mở rộng việc uỷ quyền cho Ban quản lý thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm (C/O) do các doanh nghiệp trong KCN sản xuất (Hiện nay Ban quản lý chỉ quản lý việc cấp C/O form D - cho hàng hoá sản xuất sang các nước Asean).

UBND tỉnh cần quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính, công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý nhằm tạo nên sự chuyển biến cơ bản về cải cách hành chính trong FDI, ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền ở các cơ quan quản lý nhà nước. Cần sớm có những quy đinh cụ thể chế độ thanh tra, kiểm tra để trách sự kiểm tra tuỳ tiện, chồng chéo của các ngành đối với với các doanh nghiệp FDI, tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế.

Mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư và có thể tranh thủ sự ủng hộ của trung ương để thực hiện thí điểm cơ chế đăng ký đầu tư.

Hiện nay, Ban quản lý các khu công nghiệp của Hưng Yên đã bước đầu nối mạng với UBND tỉnh và qua đường truyền Internet tới được các bộ, ngành trung ương, các dự án đầu tư có thể trực tiếp đăng ký qua mạng, tạo điều kiện đổi mới công nghệ hành chính theo Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước. Về công tác chỉ đạo các KCN:

- Phối hợp và chỉ đạo công ty phát triển khu công nghiệp Phố Nối A trong việc chăm lo, hỗ trợ các doanh nghiệp đang hoạt động, các dự án đang triển khai nhằm tạo môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn hơn. Tiếp tục rút ngắn thời gian xem xét cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp này.

- Phối hợp và chỉ đạo cụng ty Tổng Công ty Dệt may Việt Nam khẩn trương hoàn thành việc chỉnh sửa để phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp, điều chỉnh chỉ giới đất giai đoạn 1 (95Ha), đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 đúng tiến độ; trên cơ sở đó kêu gọi xúc tiến các dự án đầu tư có quy mô và ngành nghề tương xứng với tiềm năng khu công nghiệp.

Kết quả mong đợi sau thực hiện giải pháp: Ban quản lý các KCN Hưng Yên sẽ được uỷ quyền nhiều hơn, rộng hợn, thuận tiện trong việc quản lý và chỉ đạo các KCN thực hiện tốt các quy định của nhà nước. Các thủ tục hành chính được thực hiện ngay tại Ban quản lý sẽ được tiến hành nhanh, gọn hơn; nhà đầu tư trong KCN sẽ không phải mất thời gian và cho phí đi lại, liên hệ nhiều cơ quan quản lý nhà nước như hiện nay; tránh được quan liêu, gây phiền hà cho các doanh nghiệp. Khi các nhà đầu tư hiện tai trong KCN cảm thấy hài lòng về các thủ tục hành chính của đại phương - tạo điều kiện thuận

lợi cho việc kinh doanh của họ, đây sẽ là tiếng vang lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà đầu tưtiềm năng.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)