Phân tích nhân tố ảnh hưởng thu hút đầu tư vào KCN

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 54 - 72)

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được áp dụng thống nhất một cơ chế chính sách đầu tư và Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên có trách nhiệm xúc tiến đầu tư, hình thức quảng bá hình ảnh để thu hút đầu tư

vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác

ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình thu hút đầu tư của từng khu công nghiệp như:

2.2.2.1. Về vị trí địa lý

Cả ba KCN hiện tại của Hưng Yên đều có vị trí hết sức thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Cùng nằm liền kề Quốc lộ 5A, tuyến Quốc lộ quan trọng nhất của tỉnh Hưng Yên, đã được nâng cấp quy mô

đạt tiêu chuẩn đường cấp I, nối Hà Nội với cảng biển và thành phố Hải Phòng.

KCN Như Quỳnh có vị trí rất thuận lợi liền kề với Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước với khoảng cách 17 km nên rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, xúc tiến đầu tư giữa KCN với các vùng còn lại trong nước và thị trường quốc tế. Mặt khác, với vị trí này thuận lợi hơn rất nhiều việc thu hút lao động có trình độ cao của thủ đô cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Chính vì vậy mà KCN Như Quỳnh tuy chỉ là khu công nghiệp do tỉnh quy hoạch nhưng có tỷ lệ lấp đầy KCN là rất cao 93,8%, trong khi tỷ lệ này đối với 2 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lại rất khiêm tốn 40,04 đối với khu công nghiệp Phố Nối A và chỉ 2,12 % đối với khu công nghiệp Phố Nối B.

2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng

Tuy KCN Như Quỳnh có tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp cao nhưng về

đầu tư cơ sở hạ tầng thì kém nhất trong ba khu công nghiệp. Do nóng vội trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thời kỳ mới tách tỉnh 1997 tỉnh Hưng Yên đã tìm mọi cách để thu hút đầu tư vào vị trí có thể nói là đẹp nhất này. Khi đó, các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào Hưng Yên, tỉnh sẽ đáp ứng mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể từ khâu doanh nghiệp có thể tuỳ ý chọn vị trí đẹp nhất sát mặt đường cho tới các thủ tục hành chính nhanh nhất mà ko có sắp xết, bố trí hợp lý. (ví dụ Công ty may Hồ Gươm được bố sát cạnh Công ty bánh kẹo, thực phẩm Kinh Đô dẫn đến bụi công nghiệp của công ty may Hồ Gươm ảnh hưởng tới chất lượng bánh kẹo của Kinh Đô, còn mùi thực phẩm của thực phẩm Kinh Đô làm ảnh hưởng tới năng suất lao động của các công nhân trong những công ty gần đó). Dẫn đến tình trạng hiện nay tuy tỷ lệ lấp đầy cao nhưng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng roà khu công nghiệp này ko được đồng bộ, vấn đề xử lý nước thải kém gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, mà KCN Như Quỳnh thu hút được nhiều dự án đầu tư nhưng

Còn các KCN Phố Nối A và KCN Phố Nối B đã được Thủ trướng Chính phủ phê duyệt thành lập và có Công ty chịu trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng.

Việc đầu tư xây dựng đường nội bộ, điện, nước và sử lý nước thải... được đồng bộ hơn; nhất là đã chia các lĩnh vực đầu tư tương tự nhau vào một khu vực nhất định. Vì vậy, tuy được thành lập sau KCN Như Quỳnh nhưng số sự án

đầu tư vào KCN Phố Nối A hiều hơn và quy mô trung bình một dự án cũng lớn hơn (quy mô trung bình một dự án ở KCN Phố Nối A là 65,77 tỷ đồng/dự

án, còn ở KCN Như Quỳnh là 55,47 tỷ đồng/dự án). Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như đối với KCN Phố Nối A và KCN Phố Nối B là nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp chuyên đầu tư hạ tầng khu công nghiệp vì vậy đây cũng là điều hạn chế trong việc xây dựng cơ

sở hạ tầng làm cho việc thu hút đầu tư chưa xứng tầm với tiềm năng của các KCN này.

Ngoài ra một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng không nhỏ tới thu hút

đầu tư vào các khu công nghiệp đó là cơ hạ tầng ngoài hàng rào KCN mà tỉnh

đầu tư như đường điện cho từng khu vẫn chưa ổn định do các doanh nghiệp

đầu tư trước khi có quy hoạch thành khu công nghiệp đã tự do kéo đường dây nên không theo một quy hoạch nào... và công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn rất chậm. Khu công nghiệp Như Quỳnh thì xen lẫn cả với dân cư nên khi giá đất đai tăng theo giá thị trường rất khó đền bù giải phóng mặt bằng theo giá nhà nước. KCN Phố Nối A các đường gom dẫn ra quốc lộ vẫn chưa quy hoạch dẫn tới việc ra vào KCN Phố Nối A rất khó khăn.

Trong khi KCN Phố Nối A có tỷ lệ dự án đầu tư khá thì KCN Phố Nối B với điều kiện tương tự lại kém hấp dẫn trong thu hút đâu tư. Nguyên nhân chính là do một phần diện tích KCN Phố Nối B là đất canh tác đã chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm. Vì vậy, việc đền bù giải phóng mặt bằng rất khó khăn, chi phí lại cao hơn các khu khác, dẫn đến chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cao hơn nên rất khó cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

2.2.2.4. Giá thuê

Giá thuê là vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới thu hút dự án đầu tư và nhất là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN. Giá thành xây dựng kết cấu hạ tầng KCN ở Hưng Yên cao hơn các khu vực khác, do giá đền bù và khối lượng san nền, xử lý nền cho xây dựng cao hơn nhưng giá cho thuê lại đất lại thấp hơn một số khu vực khác.

Giá thuê đất trong các KCN ở Hưng Yên được áp dụng theo khung giá

thấp nhất của nhà nước, tiền thuê đất được điều chỉnh 5 năm một lần, mỗi lần tăng không quá 25%. Còn giá thuê đất cụ thể cho từng khu được tính như sau:

* Khu công nghiệp Phố Nối B

- Giá tiền thuê đất tho hiện tại là 1.750đ/m2/năm (0.11USD/m2/năm).

Doanh nghiệp khu công nghiệp có thể nộp tiền thuê đất thô theo từng năm hoặc nộp cho cả thời gian thực hiện dự án.

- Tiền thuê đất bao gồm thuế VAT: (45-50)USD tuỳ theo vị trí và diện tích lô đất thuê/m2/50 năm trả 1 lần cho toàn bộ đời dự án nhưng có thể được trả chậm trong vòng 2 năm kể từ khi thuê. Số dư nợ trả chậm sẽ phải trả lãi suất 1% /tháng.

- Phí hạ tầng hàng năm bao gồm vệ sinh đường xá, phí sử dụng tiện ích công cộng khác,... là 0.3USD/m2/tháng.

- Nước sạch theo tiêu chuẩn công nghiệp dự kiến khoảng 5000đ/m3 (0.31USD/m3).

- Giá xử lý nước thải từ 3.190đ/m3 - 9.575đ/m3 tương đương (0.2- 0.6)USD/m3, tuỳ thuộc vào thành phần cơ lý hoá chất trong nước thải và thanh toán hàng tháng.

* Khu công nghiệp Phố Nối A

- Giá tiền thuê đất thô hiện tại là 1.600 đồng/m2/năm. Doanh nghiệp khu công nghiệp có thể nộp tiền thuê đất thô theo từng năm hoặc nộp cho cả thời gian thực hiện dự án.

- Tiền thuê lại đất có mặt bằng và công trình hạ tầng kỹ thuật với giá:

25 USD/m2/50năm trả 1 lần cho toàn bộ thời hạn dự án.

- Phí hạ tầng hàng năm bao gồm vệ sinh đường xá, phí sử dụng tiện ích công cộng khác,.. là 0,03 USD/m2/năm (trả hàng năm).

- Nước sạch theo tiêu chuẩn công nghiệp dự kiến khoảng 4.000 đồng/m3.

* Khu công nghiệp Như Quỳnh

- Giá thuê đất thô hiện tại là 1.400 đồng/m2/năm. Doanh nghiệp khu công nghiệp có thể nộp tiền thuê đất thô theo từng năm hoặc nộp cho cả thời gian thực hiện dự án.

- Tiền thuê lại đất có mặt bằng và công trình hạ tầng kỹ thuật với giá:

18 USD/m2/50năm trả 1 lần cho toàn bộ thời hạn dự án.

- Phí hạ tầng hàng năm bao gồm vệ sinh đường xá, phí sử dụng tiện ích công cộng khác,.. là 0,01 USD/m2/năm.

- Nước sạch: 3.500 đồng/m3.

Như vậy, ta có thể thấy tất cả các chi phí cơ sở hạ tầng ở KCN Như

Quỳnh đều rất thấp, lại có vị trí rất thuận lợi gần thủ đô nên tỷ lệ lấp đầy ở KCN này lớn hơn. Nhưng chủ yếu lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do KCN này tuy có nhiều lợi thế nhưng xét về khía cạnh chất lượng cơ sở hạ tầng lại không thoả mãn được các nhà đầu tư khó tính, đặc biệt là đối với nhà đầu tư

nước ngoài. Vì vậy, mà tuy tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp Như Quỳnh cao nhưng quy mô, chất lượng các doanh nghiệp trong khu công nghiệp lại chưa xứng tầm với tiềm năng của khu nay.

Ngược lại, KCN Phố Nối B là khu công nghiệp có chi phí cơ sở hạ tầng cao nhất trong ba khu của tỉnh Hưng Yên. Riêng tiền thuê đất có mặt bằng và công trình kỹ thuật ở KCN Phố Nối B đắt gắp 2,5 so với KCN Như Quỳnh, trong khi vị trí không thuận lợi bằng KCN Như Quỳnh và chất lượng cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý... khá giống với KCN Phố Nối A hoặc chất lượng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào có thể tốt hơn một chút. Đây là nguyên nhân chính khiến KCN Phố Nối B bất lợi trong cạnh tranh thu hút đầu tư ngay trong tỉnh, hoạt động từ nằm 2004 đến nay KCN Phố Nối A chỉ thu hút được 2 dự

án đầu tư một trong nước và một nước ngoài và đến nay chỉ có 1 dự án trong nước đi vào hoạt động với vốn đầu tư 17,2 tỷ đồng.

2.2.2.5. Thêi gian

Tiến độ giải phóng mặt bằng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.

Bảng 2.10: Thời gian trung bình giao đất cho doanh nghiệp

STT Các KCN Thời gian trung bình bắt đầu giải phóng mặt bằng

đến giao đất cho doanh nghiệp

1 Như Quỳnh 3 tháng

2 Phố Nối A 6 tháng

3 Phố Nối B 8,5 tháng

4 Tỉnh Hải Dương 6 tháng

5 Cả nước 8 tháng

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển các công nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2006 - Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Như vậy, tiến độ thực hiện dự án các KCN tỉnh Hưng Yên tương đối nhanh, thấp hơn nhiều so với trung bình chung của cả nước. KCN Như Quỳnh tiến độ thực hiện nhanh gấp 2 lần so với cả nước. Đây cũng là thuận lợi rất lớn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiết kiệm được tiền bạc và thời gian. Tuy nhiên, KCN Phố Nối B tiến độ thực hiện vẫn còn cao. Đây lại là một bất lợi nữa cho khu công nghiệp này.

Tóm lại, qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu ta có thể rút ra được nhưng nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới thu hút đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau:

* Về quy hoạch phát triển KCN: Tuy chủ trương xây dựng và phát triển KCN của Hưng Yên có từ sớm, nhưng việc quy hoạch phát triển của các KCN lại chưa nhận được sự quan tâm kịp thời và đúng mức từ phía các lãnh

đạo, một số các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh. Vấn đề quy hoạch còn thả

lỏng, chưa có những tiêu chuẩn cơ bản cho một KCN mẫu, việc xác định mục tiêu không rõ ràng, việc đền bù giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn.

Do có phần nào phó mặc cho các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN về công tác đền bù giải phóng mặt bằng nên công việc này thường rất nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển các KCN. Đến năm 1999, Hưng Yên mới thí

điểm thành lập mô hình Cụm công nghiệp thị xã Hưng Yên với diện tích khoảng 15 ha. Do thiếu một tầm nhìn xã trong quy hoạch, cụm công nghiệp này nhanh chóng nằm lọt thỏm trong nội thành và gần như chỉ đáp ứng cho nhu cầu cần đất làm địa điểm xây dựng của một số doanh nghiệp nhỏ. Đến nay, sau thời gian thí điểm, cụm công nghiệp này không còn tồn tại. Đến khoảng giữa năm 2003, khi Chính phủ chủ trương yêu cầu các địa phương quy hoạch phát triển các KCN thì lập tức Hưng Yên - với đầu óc mang nặng tính hình thức, tự phát - đã đăng ký tới 14 KCN phát triển trong giai đoạn 2005 đến 2015 mà thiếu vắng những điều kiện, tiêu chí và cơ sở phát triển cụ thể mang tính khoa học khi tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập KCN nào trước, KCN nào sau (xem bảng 2.10 ).

Bảng 2.11:

Quy hoạch các KCN của tỉnh Hưng Yên đến năm 2015 đệ trình Chính phủ

STT Khu công nghiệp Địa điểm Diện tích (ha)

1 Minh Quang Mỹ Hào 250

2 Thăng Long II Mỹ Hào,Yên Mỹ 600

3 Giai Phạm Yên Mỹ 250

4 Minh Đức Mỹ Hào 200

5 Vĩnh Khúc Văn Lâm 350

6 Tân Dân Khoái Châu 250

7 Chính Nghĩa Kim Động 250

8 Thổ Hoàng Ân Thi 150

9 Trung Nghĩa Phủ Cừ 150

10 Dị Chế Mỹ Hào 100

11 Đoàn Đào Tiên Lữ 100

12 Nh­ Quúnh B V¨n L©m 100

13 Lý Thường Kiệt Văn Giang 100

14 An Tảo Thị xã Hưng Yên 95

Ghi chú: Hiện tại chưa có KCN nào trong bảng trên đi vào hoạt động.

* Về xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật chậm, thiếu đồng bộ cả trong và ngoài KCN. Các vấn đề về xử lý nước thải đã có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nước sạch cho các doanh nghiệp chưa đủ, việc cung cấp điện chưa ổn định, hệ thống giao thông trong và ngoài hàng rào nói chung là chưa được hoàn thiện để phục vụ cho hoạt động thuận tiện của các doanh nghiệp trong khu. Hơn thế nữa, do đặc điểm về điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các địa phương nên chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng

phương. Theo thống kê của Vụ quản lý KCN, KCX Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(Xem bảng 1.12), chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong hàng rào các KCN ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Hồng cao hơn nhiều so với các khu vực khác. Chưa kể đến các chi phí về thuê mướn văn phòng, nhà ở, cước viễn thông, điện, nước, vận tải... ở Hưng Yên cũng đều ở mức cao hơn các khu vực khác trong nước (theo đánh giá của tổ chức JETRO Nhật bản). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các KCN ở các tỉnh phía Bắc trong đó có Hưng Yên kém hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.

Bảng 2.12:

So sánh chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong hàng rào KCN

STT Vùng

Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng (tỷ đồng/ha)

DN cã vèn

đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp cã vèn ®Çu t­

trong nước

B×nh qu©n chung

1 Tây Nguyên 0 1,05 1,05

2 Bắc Trung Bộ 0 1,64 1,64

3 Đông Bắc 0 1,41 1,41

4 Đồng bằng sông Cửu Long 1,9 1,24 1,36

5 Đồng bằng sông Hồng 8,68 1,46 4,5

6 Duyên hải Nam Trung Bộ 3,2 0,88 0,95

7 Đông Nam Bộ 2,96 1,31 1,52

Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hạ tầng kỹ thuật xã hội ngoài hàng rào các KCN ở Hưng Yên (và các tỉnh phía Bắc nói chung) cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với khu vực Đông Nam Bộ. Các KCN đang hoạt động còn thiếu nhiều các dịch vụ phụ trợ như

nhà ở cho công nhân, trường học, bệnh viện quốc tế, các khu vui chơi giải trí...

điều này làm giảm cạnh tranh của việc thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh.

Lượng người lao động tại tỉnh và các tỉnh lân cận tập trung về ngày càng tăng do nhu cầu tuyển dụng ngành nghề trong các KCN, hình thành một cách tự phát những hộ công nhân mới quanh KCN với tất cả những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, ở, đi lại... Đây cũng là những tồn tại chung của cả nước, hiện nay một số tỉnh thành đang xúc tiến các dự án khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào việc xây dựng nhà ở cho người lao động kèm theo các dịch vụ chất lượng cao, nếu Hưng Yên không nhanh chóng có các giải pháp nắm bắt kịp thời và quan tâm xây dựng đời sống văn hoá, các cơ sở hạ tầng xã hội cho các cư dân tại các KCN thì việc thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Hương, Hà Nam, Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh... Đây là vấn đề không chỉ của KCN mà còn là lợi ích cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương.

* Về công tác thu hút đầu tư: Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư

vào các KCN của Hưng Yên gặp rất nhiều khó khăn, đây cũng là tình trạng chung ở các tỉnh phía Bắc - Việc mỗi KCN nêu ra một danh mục các dự án kêu gọi đầu tư với suy nghĩ chủ quan của mình nhiều khi lại là nguyên nhân hạn chế việc thu hút đầu tư. Các dự án được thu hút đầu tư vào các KCN hiện nay chủ yếu là các dự án đầu tư trong nước. Hạ tầng kỹ thuật ở các KCN của Hưng Yên còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư

khó tính. Về hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN (khâu mang tính quyết định của sự thành công của KCN) của nước ta nói chung, của Hưng Yên nói riêng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 54 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)