1.4. Tổng quan về cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất có nguồn gốc từ TV
1.4.4. Tình hình nghiên cứu kháng khuẩn của thực vật trên thế giới và tại VN
1.4.4.1. Trên thế giới
- Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt khuẩn của tỏi. Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito đã phân tích được hợp chất Alicin trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Năm 1949, Dold và Knapp đã kiểm tra hoạt động kháng khuẩn của 27 chất chiết xuất từ thực vật chống lại 8 chủng sinh vật thử nghiệm như: E. coli, Bacillus subtilis, Salmonella typhosa, Shigella paradysenteria… và cho thấy tỏi có hoạt động chống lại tất cả các sinh vật được kiểm tra. Một nghiên cứu khác tại Brazil năm 1982 đã chứng minh, nước tinh chất từ tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella spp. (Fulder, 2005).
Năm 1959, Horak đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ chiết xuất cây Cannabit sativa có nguồn gốc từ Ấn Độ, ông đã tìm thấy cannabiriolic là 1 chất có tác dụng ức chế với vi khuẩn lao ở người và 1 số vi khuẩn gram dương như Staphylococcus pyogenes aureus, Streptococcus alpha haemolyticus, Streptococcus beta haemolyticus, Enterococcus, Diplococcus pneumoniae, B.subtilis, B.anthracis, Corynebacterium diphtheriae và Corynebacterium cutis, đặc biệt có thể ức chế vi khuẩn kháng lại penicilin (Kabelik và ctv, 1960).
Năm 1982, Ueda cũng đã thử nghiệm chất chiết xuất từ cây thuốc và gia vị bằng dung môi ethanol để ức chế vi khuẩn và nấm trong môi trường nuôi cấy tại pH khác nhau. Đinh hương được nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn có thể chống lại tất cả các sinh vật thử nghiệm bao gồm cả vi khuẩn B. subtilis PCI, S.aureus 209P, E.
coli, S. typhimurium, Serratia marcescens, Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Proteus morganii.
Năm 1997 tại Thái Lan, Satapon Direkbusarakom và ctv đã thử nghiệm thành công khả năng kháng khuẩn của các loài cây thảo dược như: O.sanctum, C.alata, Tinospora cordifolia, Eclipa alba, Tinospora cripspa, Psidium guajava, Clinacanhusnutans, Andrographic panniculata, Momordica charatina, Phyllanthus
28
reticulates, P.pulcher, P.acidus, P.debelis, P.amarus, và P.urinaria đối với Vibrio spp. Tuy nhiên, chỉ có hai cây Momordica charatina và Psidium guajava có hiệu quả ức chế đối với Vibrio spp.
Năm 2000, nghiên cứu của Avancini CAM, Wiest JM, Mundstock EA. cho kết quả hoạt tính kháng khuẩn của “carqueja” (Baccharis trimera Less.) ức chế được nhóm vi khuẩn gram dương (S.aureus,Streptococcu uberis)và gram âm (Salmonella gallinarumand, Escherichia coli) .
Vào năm 2003, nhóm Candan và ctv đã nghiên cứu tinh dầu trong lá cỏ thi (Achilleamillefolium) có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn mẫu cao được chiết từ methanol. Tinh dầu có thể ngăn chặn sự phát triển của các nhóm vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Clostridium perfringes, nấm Candida albicans và ức chế yếu hơn đối với Mycobacterium smegmatis, Acinetobacter lwoffiiand, Candida krussei.
Vào năm 2006, nghiên cứu của nhóm Asolini và ctv cho kết quả nhóm hợp chất phenolic tồn tại trong mẫu cao chiết ethanol có khả năng kháng khuẩn rất tốt.
Mẫu dịch chiết từ atisô (Cynara scolymus) và mẫu cao ethanol (80%) của cả atisô và “macela” (Achyrocline satureioides) ức chế sự phát triển của Bacillus cereus, B.
subtilis, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus.
Năm 2011, Naveed Ahmad và ctv đã nghiên cứu về sự chống oxi hóa và kháng khuẩn của chiết xuất từ lá và hoa của cây Calotropis procera bằng nhiều loại dung môi khác nhau. Firdaus Jahan và cộng sự đã nghiên cứu về hoạt động kháng khuẩn của chiết xuất từ lá của cây Syzygium cumini (Jamun), Lawsonia inermis(Mehndi), Zizyphus mauritiana (Ber), Ocimum sanctum (Tulsi) and Ficus religiosa (Peepal) chống lại Staphylococcus aureus.
Chaghaby và ctv (2014) đã chứng minh các dịch chiết khác nhau từ lá cây Annona Squamosa L. đều có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gram dương mạnh hơn gram âm. Kết quả của ông được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học của Chopra và Greenwood, cho rằng vi khuẩn gram âm ít bị ảnh hưởng nhiều bởi những chất có chiết xuất từ thực vật hơn so với vi khuẩn gram dương là do chúng có một
29
lớp màng ngoài bao gồm các lipoprotein và lipopolysaccharide. Đó là lớp màng chọn lọc cho phép chúng có khả năng điều hòa lưu thông các chất ra vào bên trong cơ cấu nội bào. Mỗi một dịch chiết đều thể hiện khả năng kháng ít nhất 6/27 chủng vi khuẩn chỉ thị, tuy nhiên hoạt tính kháng khuẩn ở những dịch chiết lên các chủng vi sinh vật là khác nhau. Sự khác nhau đó là do sự khác biệt giữa các hợp chất hóa học có trong mỗi loại dịch chiết.
1.4.4.2. Tại Việt Nam
Năm 1956, Phạm Văn Ngữ đã tiến hành nghiên cứu trên 500 cây thuốc và khẳng định nhiều cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Năm 1959, Nguyễn Văn Hưởng và ctv đã nghiên cứu trên 1000 cây thuốc và chỉ ra việc sử dụng những cây thuốc rất an toàn và có hoạt tính kháng khuẩn cao, từ đó nhóm đã đưa ra chế phẩm cây Tô Mộc trị tiêu chảy (Trần Nam Hà, 2008).
Năm 2007, Nguyễn Ngọc Phước và ctv đã tiến hành nghiên cứu sử dụng lá trầu không để trị bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra trên đối tượng nuôi động vật thuỷ sản, bước đầu đã có kết quả tốt ở quy mô phòng thí nghiệm.
Tác giả Đặng Xuân Cường (Đại học Nha Trang, 2009) đã nghiên cứu các phương pháp thu nhận dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn từ loài rong nâu Dictyota dichotoma Việt Nam. Tác giả cũng cho thấy dịch chiết thu nhận từ loài rong nâu này có hoạt tính kháng khuẩn khá tốt và đã phân tích được các thành phần có trong dịch chiết từ rong nâu. Cùng năm 2009, Võ Thị Mai Hương đã nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá Muồng trâu trên 5 nhóm vi khuẩn Vibrio spp., Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Bacillus pumilus và cho kết quả kháng khuẩn cao hơn so với nghiên cứu tương tự vào năm 2002 của Elysha và ctv.
Năm 2010, Phạm Văn Ngọt và ctv đã thông báo kết quả nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của loài Mộc kí ngũ hùng (Dendrophthoepentadra (L.) Miq.) thuộc họ Tầm gửi .
Năm 2011, Nguyễn Thị Thu Hương nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ tỏi (Allium Sativum) đối với một số vi khuẩn gây bệnh ở người.
30
Năm 2012, tại Nha Trang, Lê Thị Hương Hà nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hóa của cao dịch chiết từ củ hành tăm (Allium schoenoprasum) trên các chủng vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, E. coli, S. aureus, Pseudomonas, B. subtilis, B. cereus, Aspergillus, Penicillium.
Võ Thị Mai Hương và Trần Thanh Phong (2013) đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn từ các loại dịch chiết ethanol, methanol và các phân đoạn n-Hexan, EtOAC, n-Butanol của methanol từ quả Nhàu và kết quả cho thấy các loại dung môi trên đều cho hoạt tính kháng khuẩn cao với các vi khuẩn khảo sát Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Escherichia coli, Bacillus pumilus.
Năm 2014, Huỳnh Kim Diệu và Võ Thị Tuyết đã đánh giá sự thuần chủng và hoạt tính kháng khuẩn của cây hẹ (Allium tuberosum Roxb. et Spreng) trên 8 chủng vi khuẩn: Staphylococus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella tarda, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp. Kết quả nghiên cứu cao hẹ có khả năng ức chế trên tất cả cỏc chủng vi khuẩn thớ nghiệm (512 àg/ml ≤ MIC ≤ 4096 àg/ml).