Từ kết quả các thí nghiệm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cho thấy cao chiết bụp giấm từ EtOH 50% có khả năng ức chế các loại vi khuẩn tốt hơn các loại cao chiết khác. Dựa vào cơ sở trên, tiến hành thực hiện các thử nghiệm để xác định sự hiện diện một số thành phần hóa học có khả năng kháng khuẩn trong mẫu cao chiết bụp giấm EtOH 50%. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.3.
87
Bảng 3.3. Kết quả định tính một số thành phần hóa học của cao chiêt bụp giấm từ ethanol 50%.
Nhóm hợp chất Thử nghiệm Kết quả
Carbohydrate
Molisch +++
Fehling +++
Benedict +++
Saponin Foam +
Alkaloid
Mayer -
Dragendorff -
Hager -
Wagner -
Cardiac glycoside
Legal -
Keller Killiani +
Anthraquinone glycoside Bontrager NA
Flavonoid
Alkaline +
Shinoda +
Ferric chloride +
Phenolic compound
Lead acetate -
Gelatin -
Tannin
Ferric chloride +
Lead acetate ++
Steroid Salkowski Sterol
Libermann Burchard Steroid
Amino acid Ninhydrin -
Chú thích: (+): dương tính; (-): âm tính
Dựa vào kết quả định tính thành phần hóa học của cao chiết bụp giấm từ EtOH 50% được trình bày ở Bảng 3.3 nhận thấy rằng trong dung môi EtOH 50% có khả năng tách chiết được rất nhiều hợp chất từ cây bụp giấm bao gồm các hợp chất
88
thông thường và cả những hợp chất có hoạt tính sinh học. Các hợp chất thông thường được tìm thấy trong cao chiết EtOH 50% của cây bụp giấm thấy có sự hiện diện của hầu hết các nhóm carbohydrate (thử nghiệm Molisch, Fehling và Benedict đều dương tính) nhưng không thấy có sự hiện diện của amino acid. Trong cao chiết bụp giấm EtOH 50% có sự hiện diện của nhiều nhóm các hợp chất có hoạt tính sinh học bao gồm các loại hợp chất trong alkaloid, saponin, cardiac glycoside, flavonoid, nhóm các hợp chất phenol, tannin và nhóm steroid.
Trong công trình nghiên cứu của Phạm Văn Ngọt và ctv (2015), lá và vỏ của loài Đước xanh (Rhizophora mucronata) và Bần trắng (Sonneratia alba) được li trích trong nước và ức chế sự sinh trưởng của P. aeruginosa có chứa các hợp chất tanin và phenol và một số hợp chất khác chưa được nhận diện là tác nhân ức chế sinh trưởng của vi khuẩn P. aeruginosa.
Hoạt tính kháng khuẩn của thực vật nói chung và của cao chiết bụp giấm nói riêng là do chúng có các thành phần alkaloids, flavonoid, hợp chất phenol, tannin và triterpenoid quyết định. Theo nghiên cứu của Cowan (1999), xét cụ thể ở hợp chất alkaloids có thể thấy tồn tại dẫn chất berberine và dẫn chất piperrine có chức năng xen vào thành tế bào hoặc DNA của vi sinh vật phá hủy và tiêu diệt chúng. Trong khi đó, trên hợp chất phenolic thấy sự tồn tại của các dẫn chất như catechol, epicatechin, cinnamic acid, hypericin warfarin hay trong hợp chất của flavonoids có dẫn chất flavone và flavonols, ngoài ra còn có hợp chất tannin có dẫn chất ellagitannin, ở hợp chất terpennoids, tinh dầu thì có dẫn chất là capsaicin. Tất cả các dẫn chất trên đều có chức năng phá vỡ màng tế bào, liên kết bám dính, tạo phức hợp với thành tế bào, khử hoạt tính enzyme và bám dính protein, các chức năng trên giúp tiêu diệt vi sinh vật. Từ những kết quả định tính trên có thể kết luận rằng cao chiết bụp giấm từ EtOH 50% có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh do có sự hiện diện của các hợp chất alkaloid, flavonoid, phenol, tannin, triterpenoid.
Tóm lại, với các kết quả khảo sát ban đầu về hoạt tính sinh học của cây atiso đỏ, nhận thấy rằng đây là một loại thảo dược có hoạt tính sinh học tương đối cao.
89
Dung môi EtOH 50% cho hiệu suất thu hồi cao tốt nhất trong 3 dung môi khảo sát và cũng cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn cả thể hiện qua khả năng ức chế tốt nhất ở cả 6/6 nhóm vi khuẩn gây bệnh khảo sát đặc biệt là đối với các nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E. coli, Salmonella spp., Shigella spp, Vibrio spp. Đồng thời chỉ số MIC của cao chiết ethanol 50% từ cây bụp giấm đối với các nhóm vi khuẩn gây bệnh cũng tương đối thấp càng chứng minh được hiệu quả kháng khuẩn mạnh của chúng. Trong cao chiết ethanol 50% từ cây bụp giấm có sự hiện diện của rất nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học: hợp chất phenol, alkaloid, tannin, flavonoid, saponin, triterpenoid, glycoside; những hợp chất này tạo nên hoạt tính kháng khuẩn của cây atiso đỏ. Do đó, cây bụp giấm cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính sinh học nói chung và khả năng trị bệnh đường ruột nói riêng nhằm tìm ra phương thức chữa bệnh mới, hiệu quả lại ít tác dung phụ nhằm thay thế kháng sinh tổng hợp trong điều trị bệnh.
90