1.6.1.1. Đặc điểm hình thái
E.coli là trực khuẩn Gram âm, hình que thẳng. Kích thước dài, ngắn khác nhau trung bỡnh từ 2 – 3 àm, rộng 0,5 àm; trong những điều kiện nuụi cấy khụng thớch hợp (vớ dụ trong mụi trường cú khỏng sinh) trực khuẩn cú thể rất dài (6 – 8 àm).
Rất ít chủng E.coli có vỏ, không sinh bào tử, hầu hết có lông và có khả năng di động (Bùi Thị Hải Hòa, 2012).
Trực khuẩn E. coli hiếu khí và kỵ khí tùy nghi, có thể phát triển ở nhiệt độ từ 150C – 400C, phát triển thích hợp ở nhiệt độ 370C với pH = 7,2 –7,4; phát triển được ở pH = 5,5 – 8,0 (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Trong môi trường lỏng, sau 4 – 5 giờ, E. coli đã làm đục nhẹ môi trường, càng để lâu càng đục nhiều và sau vài ngày có thể có váng mỏng trên mặt môi trường, để lâu vi khuẩn lắng xuống đáy ống.
Trên môi trường thạch thường, sau 18 – 24 giờ, khuẩn lạc tròn, bờ đều, bóng, không màu hay màu xám nhẹ, đường kính 2 – 3 mm.
33
Hỡnh 1.15. E.coli quan sỏt dưới kớnh hiển vi với kớch thước 2 àm (Bact, 2005).
1.6.1.2. Khả năng gây bệnh
E.coli là nguyên nhân gây ra các bệnh ở người như tiêu chảy, gây viêm đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, đường mật, đường hô hấp. Là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm khuẩn huyết, là căn nguyên thường gặp trong bệnh viêm màng não, viêm phổi ở trẻ mới sinh.Nhưng nhiễm khuẩn quan trọng nhất là viêm dạ dày ruột ở trẻ em. E.coli còn gặp trong nhiễm trùng ngoại khoa, nhiễm trùng trong bỏng.
Trong các loại độc tố của E.coli, độc tố shiga là nguy hiểm nhất được biết đến trên người, làm hủy hoại các vi nhung mao hấp thu của tế bào biểu mô ruột. Nó xâm nhập vào tế bào biểu mô đại tràng, ức chế quá trình tổng hợp protein làm chết tế bào. Hậu quả là gây viêm đại tràng xuất huyết, gây tiêu chảy phân như máu. Những trường hợp hoại tử nặng có thể gây thủng ruột (Bùi Thị Hải Hòa, 2012).
E.coli gây bệnh thực nghiệm: khả năng gây bệnh cho súc vật tương đối thấp, phải cần một số lượng lớn vi khuẩn vào phúc mạc chuột nhắt hoặc đường tĩnh mạch cho thỏ mới gây chết được súc vật.
1.6.2. Nhóm vi khuẩn Salmonella spp.
1.6.2.1. Đặc điểm hình thái
Salmonella spp. là trực khuẩn Gram âm, hình que, kích thước trung bình 3,0 x 0,5 àm. Cú nhiều lụng xung quanh thõn (trừ S. gallinarum và S. pullorum), cú khả năng di động, không có vỏ, không sinh bào tử (Trần Kim Hùng Nguyên, 2005).
34
Hình 1.16. Hình thái vi khuẩn Salmonella spp. (Taragui, 2005).
Là vi khuẩn kị khí tùy nghi, phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt độ 6 - 42oC và pH từ 6 - 9, nhưng điều kiện thích hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn là 37oC ở pH 7,2.
Nuôi cấy trên môi trường lỏng: sau khi cấy vài giờ Salmonella spp. làm môi trường đục nhẹ, sau 18 giờ làm đục nhiều, nuôi cấy lâu sẽ có cặn ở đáy ống nghiệm và có màng mỏng trên bề mặt môi trường (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Nuôi cấy trên môi trường thạch: vi khuẩn mọc thành các khuẩn lạc tròn, nhỏ, trong hoặc xám, nhẵn, bóng hay lồi lên ở giữa.
1.6.2.2. Khả năng gây bệnh
Salmonella spp. là căn nguyên gây ra nhiều loại bệnh do thực phẩm nhiễm độc hay còn gọi là ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, co thắt dạ dày, đau đầu, sốt, nôn mửa và mất nước (mất dịch cơ thể). Triệu chứng có thể tiến triển từ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường kéo dài trong vòng từ 4 – 7 ngày và sau đó tự hồi phục. Tuy nhiên 1 số ít trường hợp có thể diễn biến nặng và gây tử vong (Phạm Thị Cẩm Hà, 2013).
Salmonella spp. còn gây bệnh thương hàn chủ yếu do S. typhii gây thương tổn mảng Peyer, xuất huyết tiêu hóa, có thể gây thủng ruột; ngoài ra, còn gây trạng thái sốt kéo dài, li bì, biến chứng trụy tim mạch…Các bệnh khác (không phải thương hàn) thường là nhiễm trùng giới hạn ở ống tiêu hóa chủ yếu là do 2 tác nhân S.
typhimurium, S. enteritidis gây ra, bệnh có biểu hiện gây sốt, nôn, tiêu chảy. Ngoài
35
Hình 1.17. Hình thái của vi khuẩn Shigella spp. (Reynolds, 2011).
ra, Salmonella có thể gây nên các tổn thương ở ngoài đường tiêu hóa như viêm màng não, thể nhiễm trùng huyết đơn thuần, nhiễm trùng phổi...
Salmonella spp.gây bệnh thực nghiệm trên gia cầm: vi khuẩn Salmonella gây 3 thể bệnh: bệnh thương hàn, phó thương hàn và bệnh bạch lỵ. Đối với gia súc, S.
choleraesuis chủng Kunzendorf và S. typhisuis chủng Voldagsen gây bệnh phó thương hàn cho heo, S. enteritidis chủng Dublin và Rostok gây bệnh phó thương hàn cho bò, bê, S. abortusovis gây bệnh sẩy thai ở cừu, S. gallinarum – pullorum gây bệnh thương hàn cho gà (Nguyễn Như Thanh, 1997).
1.6.3. Nhóm vi khuẩn Shigella spp.
1.6.3.1. Đặc điểm hình thái
Shigella spp. thuộc họ Enterobacteriae (vi khuẩn đường ruột) là trực khuẩn gram õm, nhỏ, dài với kớch thước (0,5 – 0,6) x (1 – 3) àm, khụng sinh bào tử, khụng di động, thuộc nhóm vi khuẩn hiếu hoặc kỵ khí tùy nghi nhưng phát triển tốt trong điều kiện hiếu khí, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 370C. Chúng có thể sống nhiều ngày với điều kiện lý hóa khắc nghiệt như trong tủ lạnh, đông đá, trong môi trường chứa 5% NaCl hay trong môi trường có pH 4,5. Shigella spp. nhạy với nhiệt và bị tiêu diệt khi khử trùng bằng phương pháp khử trùng Pasteur.
- Trong môi trường lỏng, sau 18 – 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn Shigella spp. làm đục đều môi trường.
- Trên môi trường đặc, sau 24 giờ nuôi cấy khuẩn lạc có đường kính khoảng 1 mm, tròn, lồi, mặt nhẵn, bờ đều.
36
Hình 1.18. Hình thái của vi khuẩn Listeia spp. (Reynolds, 2011).
1.6.3.2. Khả năng gây bệnh
Nhiễm khuẩn Shigella spp. thường chỉ giới hạn ở đường tiêu hóa. Chỉ cần số lượng nhỏ 10 – 100 vi khuẩn đủ gây bệnh. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn tấn công lớp biểu mô niêm mạc ruột già, tạo những áp xe nhỏ li ti rồi hoại tử, làm ung loét và xuất huyết. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy phân nhầy máu, số lần đi tiêu 10 – 20 lần/ngày và kèm theo đau bụng và sốt cao. Đa số sự hiện diện bạch cầu trong phân.
Bệnh thường kéo dài dưới 7 ngày (Nguyễn Văn Minh Hoàng, 2013).
Ngoài ra, Shigella spp. còn gây các bệnh ở ngoài đường tiêu hoá như viêm kết mạc, viêm âm đạo, viêm phổi, viêm khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,...
theo Nguyễn Đức Hiền (2013).
1.6.4. Nhóm vi khuẩn Listeria spp 1.6.4.1. Đặc điểm hình thái
Các loài Listeria spp. là trực khuẩn Gram dương, có kích thước ngắn (0,4 – 0,5) x (0,5 – 2,0) àm, chỳng mọc trờn cỏc mụi trường nuụi cấy khụng acid, khụng sinh nha bào. Ở 200C chúng di chuyển bằng lông mọc xung quanh thân (peritrichous flagella), nhưng sự di dộng không quan sát được ở 370C. Chúng là vi khuẩn kị khí không bắt buộc và có thể sinh trưởng trong một khoảng nhiệt độ dao động rộng từ 3 – 450C (tối ưu là 30 – 360C), mặc dù tốc độ mọc ở nhiệt độ thấp là rất chậm. Chúng có thể mọc ở pH 9,6, nhưng đạt điều kiện tối ưu ở pH hơi kiềm hoặc môi trường trung tính (Nguyễn Hữu Liêm, 2013).
37
Hình 1.19. Hình thái vi khuẩn Vibrio spp. (Microscopy, 2004).
1.6.4.2. Khả năng gây bệnh
Bệnh do Listeria spp. gây ra là bệnh hiếm gặp ở người với các triệu chứng rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử cong cao. Người nhiễm bệnh sẽ có các dấu hiệu cận lâm sàng nhẹ như sốt, viêm dạ dày - ruột. Đồng thời L. monocytogenes là tác nhân gây chết đặc biệt ở trẻ em dưới 1 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, những người nhận mô cấy ghép và có hệ miễn dịch kém. Ở phụ nữ mang thai khi người mẹ bị nhiễm Listeria spp. thì có triệu chứng rõ ràng hoặc có những triệu chứng giống như bị cảm cúm nhưng bào thai và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bao gồm sảy thai, chết non, viêm màng não ở trẻ sơ sinh hay nhiễm trùng.
Listeria spp. gây bệnh cho động vật: bệnh do Listeria spp. tác động chuyên biệt trên gia súc, cừu và dê với các dấu hiệu lâm sàng như viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng máu, sảy thai, đẻ non.
1.6.5. Nhóm vi khuẩn Vibrio spp.
1.6.5.1. Đặc điểm hình thái
Vibrio spp. còn gọi là phẩy khuẩn, thuộc họ Vibrionaceae là nhóm vi khuẩn Gram âm, hình que hai đầu không đều nhau tạo thành hình dấu phẩy, kích thước (0,3 – 0,5) x (1,4 – 2,6) àm. Chỳng khụng sinh bào tử và chuyển động nhờ một hay nhiều tiên mao mảnh nằm ở một đầu. Tất cả những loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio spp. đều là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, phát triển trong môi trường bổ sung muối (NaCl) và không sinh H2S.
38
1.6.5.2. Khả năng gây bệnh
Bệnh tả là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là nôn nhiều lần, dịch nôn lúc đầu là nước và thức ăn, về sau giống như dịch phân. Cơ thể bị sốt, sôi bụng hoặc đau bụng nhẹ, chuột rút, đi ngoài phân lỏng có mùi tanh, dẫn đến cơ thể mất nước, điện giải, suy tim, suy kiệt và dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Ngoài ra, khi ta ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng như tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn và nôn (Hoàng Ngân, 2013).
Một số loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio spp. đã được công bố là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng ở một số đối tượng thủy sản (Austin & Austin 1993). Một số bệnh ở thủy sản do Vibrio spp.gây ra như sau: bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm, bệnh xuất huyết lở loét ở một số cá biển, bệnh hoại tử cục bộ ở giáp xác và một số bệnh khác như: gây chết ở ấu trùng động vật thân mềm, gây bệnh đường ruột, bệnh hoại tử gan ở giáp xác…(Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
1.6.6. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Pseudomonas spp.
1.6.6.1. Đặc điểm hình thái
Pseudomonas spp. là trực khuẩn Gram âm, hiếu khí bắt buộc; có hình thẳng, hai đầu trũn, dài 1 – 5 àm, rộng 0,5 – 1 àm. Trực khuẩn ớt khi cú vỏ, cú một tiờm mao đơn cực, di động, không sinh bào tử, tồn tại ở dạng đơn, bắt cặp hoặc tạo thành chuỗi ngắn.
Trực khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ phát triển tối ưu ở 370C, phát triển được ở nhiệt độ 50C – 420C. Trên môi trường đặc, thường có hai loại khuẩn lạc, một loại to, nhẵn, dẹt, trung tâm hơi lồi; một loại nhỏ, xù xì, lồi.
39
1.6.6.2. Khả năng gây bệnh
Pseudomonas spp. gây bệnh cho người: trực khuẩn Pseudomonas spp. gây bệnh có điều kiện như khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, bị bệnh ác tính hoặc mãn tính, khi dùng corticoid lâu dài, sử dụng các dụng cụ thăm khám hoặc bị các vết bỏng, các vết thương hở,…
Tại chỗ, trực khuẩn gây viêm mủ (mủ có màu xanh). Khi có điều kiện thuận lợi, chúng gây bệnh toàn thân như nhiễm trùng hệ thống hô hấp, nhiễm trùng máu hoặcnhiễm trùng đường tiểu, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm tủy xương…
Pseudomonas spp. gây bệnh thực nghiệm: súc vật cảm nhiễm là chuột lang, tiêm vào màng bụng chuột 0,1 – 0,5 ml canh khuẩn, khoảng 50% chuột chết sau vài giờ, những con chuột sống dần dần được hình thành những ổ mủ.
1.6.7. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Enterococcus spp.
1.6.7.1. Đặc điểm hình thái
Enterococcus faecalis có đầy đủ đặc tính của streptococcus, là vi khuẩn gram dương thuộc nhúm liờn cầu khuẩn, cú đường kớnh < 2 àm. Nhiệt độ thớch hợp cho sinh trưởng và phát triển là 30 – 350C.
Hình 1.20. Vi khuẩn Pseudomonas
40
Enterococcus faecalis có thể sống sót trên các bề mặt môi trường, không chịu được sự thành trùng, pH < 6,3, chất kháng sinh, chất sát trùng. Không sinh độc tố.
(Dương Văn Sĩ, 2010).
1.6.7.2. Khả năng gây bệnh
Vi khuẩn Enterococcus faecalis là vi khuẩn sống trong vi hệ bình thường của người, chúng là một trong những nguyên nhân gây ra các nhiễm trùng cơ hội trên cơ thể người khi cơ thể đang bị bệnh, hệ miễn dịch suy yếu hay do dùng kháng sinh lâu dài. Vi khuẩn Enterococcus faecalis thường gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, gây nhiễm trùng vết thương (chủ yếu là phẫu thuật, vết loét và vết bỏng), và nhiễm khuẩn huyết.
1.6.8. Nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus.
1.6.8.1. Đặc điểm hình thái
Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus spp.) cú hỡnh cầu, đường kớnh 0,8 – 1 àm, đứng tụ lại với nhau thành từng đám như chùm nho, có thể đứng lẻ tẻ hoặc thành từng đôi hay thành từng chuỗi ngắn. Staphylococcus spp. là nhóm vi khuẩn Gram dương, hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ nghi, không có vỏ, không di động, không sinh bào tử và có khả năng sinh nội độc tố. Chúng phát triển được trong điều kiện nhiệt độ và pH chênh lệch nhiều (nhiệt độ từ 100C – 450C).
Hình 1.21. Vi khuẩn Enterococcus faecalis.
41
1.6.8.2. Khả năng gây bệnh
Tụ cầu khuẩn có nhiều loại: có loại gây bệnh, thường gặp nhất là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và có loại bình thường sống trên da và niêm mạc, không gây bệnh. Staphylococcus aureus cư trú trên người và động vật, có trong sữa bò bị bệnh, thịt heo tươi, trong đất là vi sinh vật gây bệnh cơ hội mạnh nhất.
Vi khuẩn Staphylococcus aureus gây bệnh bằng cách bám dính vào da, niêm mạc (khoang miệng, mũi hầu, đường tiết niệu) hay các tổ chức sâu hơn như tổ chức lympho, biểu mô dạ dày ruột, bề mặt phế nang, tổ chức nội mô. Ngoài ra Staphylococcus aureus còn là tác nhân gây nhiều bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vết thương hậu phẫu, tác động lên hệ thần kinh trung ương.
Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus spp.) gây bệnh thực nghiệm: thỏ là động vật dễ cảm nhiễm nhất. Ngoài ra, có thể dùng mèo non, chuột non để tìm độc tố ruột.
Hình 1.22. Vi khuẩn Staphylococcus aureus.
42