I.4 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.5. MỘT SỐ ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH CẤP NƯỚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU QUẢ
- Thứ ba: Cung cấp tài liệu phân tích các yếu tố đầu vào, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến lãnh đạo và các bộ phận quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5. MỘT SỐ ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH CẤP NƯỚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU QUẢ
Nước là một hàng hoá, sản phẩm của lao động. Nước được sản xuất từ nhiều loại nhiên liệu khác nhau; quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, hầu như không thể dự trữ được; Nó đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt những biến đổi của nhu cầu tại mọi thời điểm. Tuy nhiên, nhu cầu về nước thay đổi đáng kể giữa các giờ trong ngày, các ngày trong tuần, các tháng và các mùa trong năm.
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 23 Nước là một đầu vào quan trọng đối với sản xuất sản phẩm hàng hoá đồng thời đóng vai trò quan trong việc cải thiện đời sống của con người. Nhiều nhà khoa học đã ví "nước như dòng máu nuôi cơ thể con người, do vậy quý hơn vàng".
Với đặc điểm và vai trò quan trọng của nước nêu trên nên trong thực tế, ở Việt Nam việc cấp thoát nước thường do các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đảm trách về đảm bảo một phần lớn dân cư, tổ chức được dùng nước sạch ở mức độ cho phép với giá cả hợp lý. Tuy nhiên khác với các doanh nghiệp thuần tuý, trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp cấp nước có hai mục tiêu quan trọng:
+ Mục tiêu phục vụ xã hội + Mục tiêu phục vụ kinh doanh.
1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phục vụ xã hội của ngành cấp nước Việt Nam Hiệu quả xã hội là thuật ngữ phản ánh số lượng dân cư trên địa bàn được cung cấp nước sạch cũng như khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cấp nước.
Để đánh giá hiệu quả xã hội ta sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu được dùng để đánh giá một mức độ và khía cạnh nhất định của hiệu quả xã hội. Bởi vì mỗi chỉ tiêu đều có những ưu, nhược điểm riêng nên phải dùng một hệ thống các chỉ tiêu mới có thể đánh giá đầy đủ và toàn vẹn hiệu quả xã hội. Các chỉ tiêu cụ thể được sử dụng là:
▪ Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch ( TDS )
TDS TDS = DS
Trong đó: TDS là tổng dân số tại địa phương trong kỳ
DS là tổng dân số được sử dụng nước sạch tại địa phương trong kỳ
▪ Lượng nước sạch bình quân đầu người (a)
DS a= ATP
Trong đó: ATP là sản lượng nước thương phẩm trong kỳ
▪ Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nước sạch (TNC)
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 24
NC TP
NC A
T = A
Trong đó: ANC là tổng nhu cầu nước sạch tại địa phương trong kỳ
1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành cấp nước Việt Nam
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp nhà nước tham gia sản xuất và cung ứng nước sạch được thực hiện tương tự như các doanh nghiệp kinh doanh khác.
I.6 TÓM LƯỢC CHƯƠNG I
Chương 1 đã đề cập vàc phân tích một số nội dung cụ thể như sau:
▪ Thứ nhất: Giới những vấn đề chung nhất về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và sự quan tâm cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với việc phát triển doanh nghiệp và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
▪ Thứ hai: Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phần này luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề:
Một là: Luận văn tìm hiểu khái niệm hiệu quả kinh doanh cũng như hệ thống các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp đó luận văn làm rõ các phương pháp được sử dụng để phân tích hiệu quả kinh doanh.
Hai là: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm có hai yếu tố chính là kết quả đầu ra và các yếu tố đầu vào
Thứ ba: Tìm hiểu, phân tích những đặc thù của ngành cấp nước có ảnh hưởng đến tính hiệu quả
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 25 CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC THÁI NGUYÊN