Biểu 2.9 Bảng cân đối kế toán rút gọn năm 2002 - 2003
2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh mà Công ty cấp nước Thái Nguyên đạt được trong 2 năm 2002, 2003 đã được phân tích một cách sơ bộ thông qua công tác tính toán và so sánh trị số của các chỉ tiêu hiệu quả của đơn vị qua 2 năm. Công ty có được những thành tựu đó là do các nguyên nhân sau đây:
- Thứ nhất, do thay đổi về các kết quả đầu ra.
- Thứ hai, do thay đổi của các yếu tố đầu vào
Để thấy được rõ hơn sự tác động của các nguyên nhân trên, luận văn sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố này tới hiệu quả kinh doanh của Công ty cấp nước Thái Nguyên.
2.3.2.1 Phân tích kết quả đầu ra a. Doanh thu
Doanh thu phụ thuộc vào sản lượng nước thương phẩm, giá bán bình quân.
Doanh thu được tính như sau:
DT = ATP GBNBQ
Trong đó:
DT là doanh thu bán nước
ATP là tổng sản lượng nước thương phẩm
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 49
GBNBQ là giá bán nước bình quân
Trong các năm từ 2000 đến 2003, nhịp độ tăng trưởng của doanh thu tương đối cao (42,25% 32,46% 44,3%). Doanh thu tăng là do các yếu tố sau:
Thứ nhất: Do điều chỉnh giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên qua từng thời kỳ, thường là tăng lên. Do đặc thù riêng có của nước vốn là một hàng hoá rất cần thiết nên giá tăng không ảnh hưởng nhiều (làm giảm) lượng cầu. Nói cách khác, tốc độ tăng giá lớn hơn tốc độ giảm lượng cầu. Do vậy giá tăng làm doanh thu tăng.
Thứ hai: Do ngày càng nhiều người có nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất nên sản lượng nước thương phẩm cũng tăng lên qua các thời kỳ. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sản lượng nước thương phẩm làm doanh thu tăng. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng giúp doanh thu của NTN tăng liên tục trong thời gian vừa qua.
Như vậy, để tăng doanh thu thì phải tăng được giá bán bình quân và quan trọng nhất là phải tăng được sản lượng nước thương phẩm, muốn vậy thì NTN phải tăng được lượng khách hàng tiêu thụ và giảm được tỷ lệ thất thoát nước. Trong khi đó, NTN vẫn phải đảm bảo ổn định cấp nước và phát triển bền vững với nền tài chính tự chủ, đủ lực và đủ khả năng cần thiết để có uy tín đảm bảo cần thiết cho việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước cho đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước thành phố.
Chúng ta sẽ đi sâu phân tích hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu là tổng sản lượng nước thương phẩn và giá bán nước bình quân
▪ Sản lượng nước sản xuất
Trong 4 năm gần đây (2000-2003), sản lượng nước sản xuất của NTN luôn tăng lên qua từng năm (22,02% →5,15% → 29,04% ). Tuy nhiên, so với công suất thiết kế thì mỗi nhà máy trong đơn vị lại có mức thực hiện khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua phân tích sản lượng sản xuất theo công suất các nhà máy năm 2003.
Biểu 2.11. Sản lượng nước sản xuất tại các nhà máy năm 2003
Tên nhà máy Đơn vị Công suất thiết kế
TH năm 2003
TH so với CSTK
(%)
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 50 1- NMN Túc Duyên m3/ngày đêm 10.000 10.904 109,04 2- NMN Tích Lương m3/ngày đêm 20.000 9.906 49,53
3- NMN Sông Công m3/ngày đêm 5.000 3.350 67,00
Cộng 35.000 24.160 69,03
Qua bảng tổng hợp ta thấy: NMN Túc Duyên đã phát huy vượt công suất thiết kế 9,04% , hai nhà máy còn lại đều chưa phát huy hết công suất . Nguyên nhân là do:
- Do hai nhà máy Túc Duyên và Tích Lương hoà cùng một mạng đường ống phân phối, xét về mặt kỹ thuật thì cao độ của NMN Túc Duyên cao hơn NMN Tích Lương nên việc tận dụng công suất của NMN Túc Duyên sẽ đảm bảo an toàn cho mạng đường ống phân phối, đáp ứng cho các khách hàng ở xa, cao trong địa bàn, đảm bảo duy trì áp lực trong đường ống an toàn nhất.
- Nhà máy Sông Công chưa khai thác hết công suất thiết kế do mạng đường ống phân phối còn ở phạm vi hẹp, lượng khách hàng sử dụng trong địa bàn hạn chế. Việc phát huy công suất của nhà máy đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về cải tạo mạng đường ống cũ, mở rộng mạng đường ống mới thì mới phát triển số lượng khách hàng sử dụng.
Do tổng công suất chưa vượt quá tổng công suất thiết kế, do đó sản lượng sản xuất nước của các nhà máy chủ yếu phụ thuộc vào tình hình chất lượng mạng lưới phân phối, nhu cầu sử dụng của khách hàng, và các yếu tố khách quan khác.
Năm 2003, hai đơn vị Túc Duyên + Tích Lương sản xuất đạt 7.522.773 m3, tăng so với năm 2002 là 59,6% . Nguyên nhân cơ bản là nhà máy Tích Lương mới xây dựng xong, tháng 10/2002 mới đưa vào vận hà nh thử, đến năm 2003 mới phát huy công suất, vì vậy sản lượng sản xuất năm 2003 tăng rất lớn.
Sản lượng nước sản xuất NMN Sông Công năm 2003 đạt 1.222.668 m3 , giảm so với năm 2002 là 72.975 m3 , tương đương 5,6%. Nguyên nhân cơ bản là năm 2003, NMN Sông Công áp dụng chế độ khai thác theo giờ phù hợp với mức độ sử dụng của khách hàng trong khu vực, nên giảm rất nhiều giờ vận hành máy, từ đó đã giảm tỷ lệ thất thoát nước, tăng tỷ lệ thu hồi sản phẩm, đảm bảo sản lượng nước thương phẩm ổn định.
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 51 Sản lượng nước sản xuất của Công ty từ năm 2000 đến năm 2003 của toàn NTN được minh hoạ trên biểu đồ (xem biểu đồ 2.1).
Biểu đồ 2.1. Sản lượng nước sản xuất trong các năm giai đoạn 2000-2003
▪ Sản lượng nước thương phẩm
Trong những năm gần đây (2000-2003), sản lượng nước thương phẩm của NTN luôn tăng lên qua từng năm (22,02% →5,15% → 29,04% ). Điều đó nói lên sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung cũng như sự tăng trưởng ngày càng cao về quy mô của Công ty cấp nước Thái Nguyên nói riêng.
Tuy nhiên, Công ty hiện nay đang áp dụng giá bán của UBND tỉnh Thái Nguyên, trong đó quy định các mức giá bán cho từng đối tượng sử dụng khác nhau. Tỷ lệ các loại khách hàng của NTN có thể được thống kê qua bảng sau:
Bảng 2.12. Tỷ lệ sử dụng nước theo đối tượng giai đoạn 200-2003
Đơn vị tính: %
Năm Đối tượng sử dụng nước
0.00 2,000,000.00 4,000,000.00 6,000,000.00 8,000,000.00 10,000,000.00
N¨m 2000 N¨m 2001 N¨m 2002 N¨m 2003 Sản l-ợng n-ớc sản xuất
8.745.441
6.102.011
5.973.726
5.410.000
Sản lượng nước sản xuất
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 52
Sinh hoạt HCSN SXVC KDDV
TLSDN TLSL TLSDN TLSL TLSDN TLSL TLSDN TLSL 2001 54,14 96,08 30,55 1,75 13,84 1,25 1,47 0,92 2002 51,11 96,34 31,96 1,70 15,15 1,10 1,78 0,86 2003 53,79 96,70 27,56 1,60 17,32 0,90 1,33 0,80 Dự kiến
2004
56,10 - 27,00 - 15,30 - 1,60 -
Trong đó:
- TLSDN: Tỷ lệ sử dụng nước - TLSL: Tỷ lệ số lượng khách hàng
Chính vì sự phân biệt giá như vậy nên có sự chênh lệch tương đối về sản lượng tiêu thụ của các đối tượng khác nhau. Toàn công ty, sản lượng thương phẩm của khách hàng sinh hoạt chiếm kết cấu lớn nhất là 53,8%, mức sử dụng hàng tháng tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào các biến động của thị trường. Riêng các đối tượng sử dụng là các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) có kết cấu sản lượng chiếm 27,6 %, mặc dù kết cấu về số lượng khách hàng nhỏ chiếm 1,6 % trong tổng số khách hàng, qua đó thể hiện mức tiêu thụ cho 1 cơ quan là rất lớn, tương tự các đơn vị sản xuất vật chất (SXVC)có kết cấu số lượng khách hàng chiếm 0,9% nhưng kết cấu sản lượng nghiên cứu thương phẩm chiếm 17,3 %. Tuy nhiên hai đối tượng này mức tiêu thụ không ổn định do phụ thuộc vào sự phát triển của từng đơn vị tại từng thời điểm, phụ thuộc vào chế độ chính sách trong việc khoán chi tiêu ngân sách trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (HCSN), do vậy nếu một vài khách hàng lớn có mức tiêu thụ sụt giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng sản lượng thương phẩm trong kỳ. Đối với các khách hàng kinh doanh, dịch vụ chiếm tỷ lệ rất ít 0,8%, kết cấu sản lượng chiếm 1,3%, nhưng chịu mức giá cao nhất là 6.300đ/m3.
Sản lượng nước thương phẩm trong các năm từ 2000 đến 2003 của NTN được minh hoạ trên biểu đồ (xem biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 2.2. Sản lượng nước thương phẩm
0.00 500,000.00 1,000,000.00 1,500,000.00 2,000,000.00 2,500,000.00 3,000,000.00 3,500,000.00 4,000,000.00 4,500,000.00 5,000,000.00
Sản l-ợng
N¨m 2000 N¨m 2001 N¨m 2002 N¨m 2003
N¨m
Sản l-ợng n-ớc th-ơng phẩm
Sản l-ợng n-ớc th-ơng phẩm
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 53
▪ Giá bán nước bình quân
Giá bán nước là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng, phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của ngành cấp nước nói riêng.
Giá bán nước được xác định như sau:
GBNBQ = ATP
DT (đ/m3) với GBNBQ là giá bán nước bình quân DT là tổng doanh thu
ATP là sản lượng nước thương phẩm
Biểu 2.8 cho thấy trong những năm gần đây (2000- 2003), giá bán nước bình quân đã tăng lên đáng kể (25,97% 11,7%). Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trong những năm trở lại đây các yếu tố chi phí đầu vào như: nước thô, nhân công, năng lượng, hoá chất, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều đồng loạt tăng. Do vậy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên căn cứ trên cơ sở báo cáo giải trình của Sở xây dựng và Công ty cấp nước Thái Nguyên cũng phải tiến hành điều chỉnh tăng giá cho phù hợp với mặt bằng thị trường chung và duy trì cho doanh nghiệp ở mức lợi nhuận hợp lý.
b. Chi phí
Chi phí kinh doanh nước thường được phân ra 8 khoản mục chính, số liệu cụ thể được trình bày trong biểu 2.13
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 54 Bảng 2.13 Chi phí sản xuất(tính cho 1m3 nước thương phẩm - đơn vị tính: đ/m3):
STT Hạng mục chi phí Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 1 Năng lượng
- Điện năng 463,952 492,38 535,898 474,400 535,898 585,000 535,898 470,100
2 Hóa chất 160,151 31,37 111,124 25,970 111,124 55,578 111,124 64,127
- Phèn 67,701 19,05 48,227 15,960 48,227 35,480 48,227 38,590
- Clo 6,905 7,65 58,567 5,740 58,567 16,266 58,567 21,314
- Za ven 40,519 4,67 4,330 4,270 4,330 3,832 4,330 4,223
3 NVL khác 45,025 8,3 17,902 0,24 17,902 19,48 17,902 0,81
4 Nhân công 346,310 475,164 561,282 527,828 561,282 736,285 561,282 822,653
- Tiền lương 365,887 401,546 543,365 613,844
- Ăn ca 70,139 85,548 136,189 143,137
- KP công đoàn 7,518 8,031 10,867 12,277
- BH xã hội 27,9 28,855 40,478 47,113
- BH y tế 3,72 3,847 5,385 6,282
5 Khấu hao TSCĐ 338,362 426,955 458,987 639,388 458,987 365,067 458,987 384,427
6 CP SX chung 100,076 27,090 93,280 87,708 93,280 84,183 93,280 68,019
7 CP bán hàng 23,261 9,097 119,074 64,648 119,074 123,099 119,074 201,721
8 CP Quản lý 115,914 103,326 155,359 175,906 155,359 190,156 155,359 229,976
Giá thành sản xuất 1.548,02 1.573,68 2.052,906 1.996,090 2.052,906 2.158,850 2.052,906 2.241,830
• Ghi chú: - Chi phí sản xuất chưa tính tăng khấu hao của TSCĐ nhận bàn giao từ Dự án; Chi phí SX chung, CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp trong biểu trên không tính Lương, khấu hao TSCĐ.
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 56 Nhận xét: Nhìn chung, chi phí kinh doanh bán nước năm sau đều cao hơn năm trước và định mức. Nguyên nhân quan trọng là do tăng các chi phí đầu vào quan trọng:
điện(năng lượng), tiền lương.. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:
- Chi phí hoá chất: Nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng thấp hơn so với định mức, do công ty đã kiểm soát tiêu thụ nguyên vật liệu chặt chẽ, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản xuất.
- Chi phí điện năng tăng năm 2001, 2003 tăng hơn so với định mức do giá điện tăng trong khi giá nước chưa tăng để đảm bảo chi phí điện năng. Chi phí điện năng năm 2002 giảm hơn so với định mức do trong quá trình vận hành để chạy thử, bàn giao, Nhà thầu xây lắp đã chịu chi phí điện năng + hóa chất.
Định mức NVL, năng lượng thực hiện(tính cho 1m3 nước thương phẩm):
Số T T
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
KH Năm 2001
Thực hiện 2001
KH từ 2002 - 2004
Thực hiện 2002
Thực hiện 2003
Thực hiện 2004 1. Điện năng KWh/m
3
0,671 0,648 0,715 0,604 0,766 0,526 2. Phèn Kg/m3 0,029 0,0116 0,030 0,0098 0,0083 0,0198 3. Clo “ 0,006 0,0008 0,007 0,0006 0,0017 0,0029 4. Za ven “ 0,004 0,0036 0,003 0,0033 0,0029 0,0023
- Chi phí tiền lương:
Chi phí nhân công năm 2001, 2003 và 2004 tăng hơn so với kế hoạch do Nhà nước thay đổi Mức tiền lương tối thiểu nhưng giá nước không thay đổi để phù hợp với tiền lương tăng thêm.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Giá trị tài sản cố định và tỷ lệ khấu hao:
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Nguyên giá TSCĐ Tr.đồng 28.022,76 32.347,29 72.564,41 78.290,77 2. Giá trị còn lại “ 13.341,23 53.732,58 59.381,40 58.484,20 3. Khấu hao TSCĐ
nước thực hiện “ 1.414,87 2.228,09 1.642,95 912,44 4. Khấu hao TSCĐ
nước nếu tính đủ số tài sản đã bàn giao theo nguyên giá
“ 3.442,95 3.002,44
5. Tỷ lệ khấu hao hiện %NG 5,05% 6,89% 2,26% 1,17%
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 57 tại so nguyên giá
- Những năm 2001,2002 Công ty nhận tài sản bàn giao từ dự án cấp nước nê chi phí khấu hao tăng, sản lượng nước ổn định nên chi phí khấu hao vượt so với định mức kế hoạch.
- Những năm 2003, 2004, sản lượng nước tăng nhanh trong khi mức khấu hao vẫn căn cứ vào phương án khấu hao năm 2003 nên chi phí KHTSCĐ cho 1m3 nước giảm hơn định mức kế hoạch tính toán từ tháng 11/2001.
Công suất sử dụng tài sản cố định:
Công ty có 3 nhà máy nước, hiện tại chỉ có NMN Túc Duyên sử dụng hết công suất thiết kế, còn NMN Tích Lương do đầu tư đón đầu nên hiện tại mới chỉ sử dụng 50% công suất thiết kế; NMN Sông Công do chưa có vốn đầu tư mạng lưới để mở rộng thị trường nên cũng chỉ phát huy khoảng 25% công suất.
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:
Từ 2002 đến 2004, do mở rộng sản xuất và thay đổi phương thức bán hàng để phù hợp với quy mô sản xuất hiện tại của doanh nghiệp nên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn định mức kế hoạch xây dựng từ tháng 11/2001).
Ngoài ra, một số yếu tố đầu vào tăng như giá xăng dầu,.. cũng làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.
c. Phân tích lợi nhuận và các yếu tố làm thay đổi lợi nhuận của Công ty cấp nước Thái Nguyên.
Trong cơ chế thị trường, tối đa hoá lợi nhuận được coi là mục tiêu cao nhất mà tất cả các doanh nghiệp mong muốn. Chúng ta đều biết:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Đối với Công ty cấp nước Thái Nguyên, tổng doanh thu và tổng chi phí được xác định như sau:
Tổng doanh thu nước = Sản lượng nước thương phẩm Giá bán bình quân Trong đó: Sản lượng nước thương phẩm phụ thuộc vào tỷ lệ tổn thất nước, đây là phần thất thoát trong kinh doanh do sản xuất và cung ứng nhiều nước nhưng lại thu được ít nước thương phẩm. Như vậy, nếu tỷ lệ tổn thất lớn thì công ty sẽ phải sản xuất
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 58 nhiều hơn để bù đắp cho phần mất mát trong quá trình truyền tải, phân phối, do vậy làm tăng chi phí sản xuất, do đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Ngược lại, nếu tổn thất nhỏ thì công ty chỉ cần sản xuất ít hơn, do đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng lượng nước thương phẩm và tăng lợi nhuận.
Để có thể thấy rõ hơn tác đổng của tổn thất nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cấp nước Thái Nguyên, ta có thể cụ thế hoá các số liệu trong biểu 2.14
Biểu 2.14- Tác động của tổn thất nước đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cấp nước Thái Nguyên trong các năm 2000- 2003.
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
1 Sản lượng nước sản xuất m3 5.410.000 5.976.726 6.102.011 8.754.441 2 Sản lượng nước thương
phẩm
m3 2.715.800 3.313.867 3.484.419 4.500.419
3 Tỷ lệ thất thoát nước % 49,8 44,53 42,73 48,54
4 Sản lượng nước tổn thất m3 1.748 1.712,9 2.157,82 2.410,5 5 Giá bán nước bình quân đ/ m3 2.694.200 2.659.859 2.617.592 4.245.022 6 Giá trị nước tổn thất VNĐ 4.709.461.600 4.556.072,481 5.648.292.369 10.232.625.531
Như vậy, tổn thất nước đã gây thiệt hại cho Công ty cấp nước Thái Nguyên mỗi năm hàng tỷ đồng. Rõ ràng, sản lượng nước bán ra càng nhiều, tổn thất càng cao thì giá trị thiệt hại cũng càng lớn. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tổn thất nước là một việc làm vô cùng quan trọng của NTN.
Để có thể thấy được tác động của tổn thất nước đối với lợi nhuận kinh doanh hàng năm của Công ty cấp nước Thái Nguyên, ta cụ thể hoá các số liệu qua bảng 2.15
Luận văn cao học
Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 59 Bảng 2.15 - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cấp nước Thái
Nguyên trong năm 2003.
STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện
I Các chỉ tiêu SXKD nước
1 Sản lượng nước sản xuất m3 4.550.640 8.745.441
2 Sản lượng nước thương phẩm m3 4.500.374 4.500.419
3 Tỷ lệ tổn thất nước % 47,36 48,54
4 Giá bán nước bình quân (Không kể VAT)
VNĐ/m
3
2.427 2.410,5
5 Tổng doanh thu VNĐ 10.922.700.000 10.848.420.000 II Giá thành SXKD nước
1 Giá 1 m3 nước thương phẩm VNĐ/m
3
2.052,906 2.249,16 2 Tổng giá thành VNĐ 9.238.850.000 10.122.162.398
III Lợi nhuận trước thuế 1.684.000.000 726.280.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cấp nước Thái Nguyên ) Qua biểu 2.16 ta thấy lợi nhuận thực hiện năm 2003 giảm so với lợi nhuận kế hoạch là 957.720.000 VNĐ (726.280.000-1.684.000.000) là do các nguyên nhân chính sau:
• Sản lượng nước thương phẩm: trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, sản lượng nước thương phẩm có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, có nghĩa là càng bán được nhiều nước thì lợi nhuận càng cao và ngược lại.
AHLN = LNKH
NTPKH NTPTH
- LNKH
000 . 838 . 16 000 . 000 . 648 . 374 1 . 500 . 4
419 . 500 . 000 4 . 000 . 648 .
1 − =
=
AHLN VNĐ
Trong đó: AHLN : Ảnh hưởng của sản lượng nước thương phẩm đến lợi nhuận LNKH: Lợi nhuận kế hoạch
NTPTH: Sản lượng nước thương phẩm thực hiện.
NTPKH: Sản lượng nước thương phẩm kế hoạch.
• Giá bán nước bình quân: Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, giá bán nước bình quân có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến lợi nhuận, có nghĩa là giá bán nước càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
Ảnh hưởng của giá bán nước
bình quân
=
Sản lượng nước thương phẩm thực
hiện
Giá bán nước
bình quân thực hiện
- Giá bán nước
bình quân