MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cấp nước Thái Nguyên (Trang 83 - 94)

Biểu 2.20 Sản lượng nước thương phẩm tổn thất của các nhà máy giai đoạn 2000-2003

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC THÁI NGUYÊN

Tổn thất nước là nhân tố điều khiển, quyết định trực tiếp làm tăng hoặc giảm kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào. Nếu tổn thất nước lớn sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giảm sản lượng nước thương phẩm dẫn đến kết quả là doanh thu giảm, chi phí tăng, lợi nhuận giảm. Vì vậy trong luận văn tác giả sẽ đi sâu phân tích đưa ra các giải pháp

Luận văn cao học

Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 79 nhằm giảm tổn thất nước trên mạng lưới truyền tải, phân phối để nâng cao hiệu quả kinh doanh của NTN.

Chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất nước ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của NTN, tỷ lệ này thấp là nguyên nhân trực tiếp và cơ bản làm giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng nước thương phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của NTN. Ngoài ra, tỷ lệ tổn thất còn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của hệ thống nước, giảm công suất các nhà máy cấp nước và cải thiện chất lượng nước cung cấp. Việc đề ra và thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất nước là hết sức cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của NTN nói riêng và ngành cấp nước nói chung.

Trong những năm gần đây, cùng với sự tư vấn của Hội cấp thoát nước Việt Nam, NTN đã có những nỗ lực đáng kể nhằm giảm tổn thất nước trên mạng lưới truyền tải. Công ty đã đặc biệt quan tâm , tập trung thực hiện nhiều biện pháp, chương trình hiện đại để giảm tổn thất nước và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do chưa có được một giải pháp tổng thể, đồng bộ, hợp lý, có cơ sở khoa học để giải quyết vấn đề này nên nói chung tỷ lệ tổn thất vẫn còn ở mức cao và không ổn định. Mục tiêu đề ra là giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ tổn thất, phấn đấu đạt tỷ lệ tổn thất nước xuống còn khoảng 33-34% năm 2004, và năm 2005 giảm xuống dưới 30%. Chúng ta biết rằng trong ngành cấp thoát nước nói chung, thất thoát chỉ xảy ra trong quá trình kinh doanh (truyền tải, cung ứng) đến khách hàng. Có thể nói tổn thất này chứa đựng trong đó cả hai yếu tố khách quan và chủ quan (do con người gây ra).

Khách quan thì có thể kể đến: tình trạng các tuyến ống quá cũ nát, chắp vá gây tình trạng rò rỉ, thất thoát thậm chí vỡ ống nước khi tăng công suất sản xuất nước, thất thoát do sai số của hệ thống đo đếm nước, hệ thống đo đếm nước bị hỏng…. Còn nguyên nhân chủ quan có thể kể đến: nhân viên thông đồng với khách hàng để ghi giảm số điện, người tiêu dùng cố tình tìm mọi thủ đoạn để làm giảm sản lượng nước sử dụng thực tế, sử dụng nước bất hợp lý

Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng tổn thất nước tồn tại phần lớn do yếu tố chủ quan (do con người gây ra) do vậy cần phải bằng mọi biện pháp để giảm tổn thất do nguyên nhân này xuống mức thấp nhât. Bởi vì giảm tỷ lệ tổn thất ẽ làm tăng sản lượng nước thương phẩm, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.

Luận văn cao học

Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 80 Như đã phân tích trong phần thực trạng về tổn thất nước và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì tổn thất nước trong quá trình truyền tải, phân phối còn cao.

Để có thể khắc phụ phần nào hiện tượng trên, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số định hướng mang tính chất khả thi như sau:

3.2.1. Giải pháp về mặt kỹ thuật: Nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống truyền tải, đo đếm nước.

Trong lĩnh vực kinh doanh nước, hệ thống đo đếm nước có vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định hiệu quả kinh doanh nước vì nó là cái cân, nó lại là cái kho để lưu giữ và luỹ kế sản phẩm nước, hệ thống này thường được lắp đặt tại nơi sử dụng của khách hàng do vậy việc quản lý, theo dõi vận hành rất khó khăn và phức tạp. Vì thế để quản lý được hệ thống đo đếm nước cần phải thực hiện những yêu cầu sau:

Một là thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp và thay mới hệ thống truyền tải, cung ứng nước.

Như trên đã trình bày, căn cứ vào độ lớn của đường kính đường ống, người ta phân chia mạng lưới truyền tải, cung ứng nước thành 4 cấp: cấp 1, 2, 3, 4. Riêng hệ thống cấp 1, 2 Công ty phải đầu tư vốn (chịu chi phí ) trong quá trình , còn mạng lưới cấp 3, 4 khách hàng sẽ là đối tượng phải chịu. Do vậy, theo tác giả các giải pháp cụ thể sẽ được thực hiện khác nhau với hai bộ phận:

Bộ phận thứ nhất: Đối với hệ thống đường ống cấp 1, 2:

Trong tổng số 3 nhà máy đang hoạt động là Túc Duyên, Tích Lương và Sông Công thì chỉ có nhà máy Tích Lương có hệ thống đường ống cấp 1, 2 mới xây dựng (song song với qúa trình xây dựng nhà máy). Còn lại, hầu hết các đơn vị vẫn sử dụng hệ thống cũ từ những ngày đầu thành lập, hiện đang trong tình trạng cũ nát, ống hay bị vỡ khi tăng công suất. Do vậy, theo tác giả, Công ty nên huy động mọi nguồn vốn có thể được (vốn vay, vốn chủ sở hữu) thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa những mạng lưới còn sử dụng được. Còn đối với những đường ống đã quá cũ nát thì kiên quyết loại bỏ, thay mới. Do chi phí để phát sinh tương đối lớn nên Công ty có thể thực hiện dần dần, tập trung trước hết ở những tuyến đường chính, nhiều dân cư.

Bộ phận thứ hai: Đối với hệ thống đường ống cấp 3, 4

Luận văn cao học

Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 81 Mạng lưới này do nhân dân chịu chi phí và do đội xây lắp của Công ty thực hiện (doanh thu thu được được hạch toán độc lập với doanh thu từ nước sạch). Hiện nay, cũng như các địa phương khác sự phát triển đô thị ở thành phố Thái Nguyên khá nhanh. Theo đó, tốc độ xây dựng nhà cửa cũng như nhu cầu sử dụng nước sạch tính theo đơn vị là số họ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc quy hoạch, xây dựng ở TP Thái Nguyên vẫn chưa tuân theo một quy trình hợp lý, khoa học mà còn mang nặng tính tự phát. Chính vì thế, mạng lưới đường ống dẫn nước vào các khu dân cư cũng như hộ gia đình cũng chồng chéo, khó quản lý. Nhiều khách hàng đã lợi dụng tình trạng này để trích nước vào nhà sử dụng mà công ty hoàn toàn không phát hiện được.

Để khắc phục hiện tượng trên, theo tác giả, song song với việc quản lý đô thị ở Công ty quản lý đô thị (cũng thuộc Sở xây dựng Thái Nguyên ), NTN nên đầu tư hoàn thiện sao cho sơ đồ, quy trình dẫn nước sạch từ tuyến ống chính (cấp 1, 2) vào đến các khu phố, hộ gia đình (cấp 3, 4) được xây dựng và thực hiện một cách khoa học, dễ quản lý và không gây thất thoát. Tất nhiên, thực hiện được điều này trong thực tế không phải là một việc dễ dàng bởi nó phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, với chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm", Công ty nên tích cực, tăng cường tuyên truyền, động viên để nhân dân hiểu rằng việc làm này về lâu dài là có lợi cho chính bản thân họ từ đó nhận được sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần giúp Công ty có thể thực hiện thành công mục tiêu của mình.

Hai là thường xuyên kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất) hệ thống đồng hồ đo nước. Đối với những đồng hồ đã cũ nhưng vẫn sử dụng được thì phải tiến hành bảo dưỡng kịp thời. Đối với những đồng hồ đã quá cũ thì thì kiên quyết tháo bỏ, thay mới.

Hầu hết các sản phẩm của công ty đều sản xuất tại Trung Quốc, tuy giá cả rẻ nhưng chất lượng kém, hay hỏng hóc, có loại tuy mới nhưng lại chạy sai, đã gây ra tổn thất đáng kể. Do vậy về tầm chiến lược thì phải đẩy mạnh việc củng cố, cải tạo, nâng cao chất lượng và hiện đại hoá hệ thống này. Tiến hành lắp đặt, sử dụng rộng rãi và phổ biến các thiết bị đo đếm hiện đại, có độ chính xác cao. Tốt nhất là sử dụng hệ thống đồng hồ chất lượng cấp A (Hiện tại đơn vị phổ biến dùng loại đồng hồ có độ chính xác chưa cao - cấp B). Đồng thời, chọn loại đồng hồ có mặt được bao bọc kín bằng các hợp chất đặc biệt (hiện đang được bán rộng rãi trên thị trường và đã chứng tỏ được

Luận văn cao học

Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 82 những ưu thế vượt trội của nó) để khách hàng không thể khoan mặt, và điều chỉnh kim nhằm lấy cắp nước được.

Có thể thấy ngay rằng biện pháp này NTN có thể hpàn toàn thực hiện dược bởi vì giá của một chiếc đồng hồ không quá cao ( P300.000đ/chiếc). Do vậy, nếu cân nhắc kỹ giữa lợi ích thu được do giảm tỷ lệ thất thoát nước và chi phí đơn vị phải bỏ ra cho việc mua mới đồng hồ chúng ta sẽ thấy ngay giải pháp trên là hữu hiệu.

Biểu 3.3 :So sánh lợi ích và chi phí mua đồng hồ

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003

1 Sản lượng nước sản xuất m3 8.745.441

2 Sản lượng nước thương phẩm m3 4.500.419

3 Tỷ lệ thất thoát nước % 48,54

4 Sản lượng nước thát thoát m3 4.245.022

5 Giá bán nước bình quân đ/m3 2.410,5

6 Giá trị nước thất thoát đ 5.101.312.765

7 Số lượng khách hàng Hộ 22.301

8 Số lượng đồng hồ nên mua mới Chiếc 15.000

9 Giá một chiếc đồng hồ đ/chiếc 300.000

10 Tổng chi phí mua đồng hồ đồng 4.500.000.000

(Giả sử phần nước thất thoát do hệ thống đồng hồ kém chất lượng chiếm 50% tổng giá trị thất thoát)

Từ bảng số liệu trên ta thấy khi thực hiện công tác lắp đồng hồ thì chi phí Công ty phải bỏ ra là 4,5 tỷ đồng. Tuy nhiên đơn vị lại tiết kiệm được phần thất thoát tức là lợi ích tăng thêm là hơn 5 tỷ đồng. Nói cách khác, phần lợi ích thuần mà công ty có được do thay mới hệ thống đồng hồ là khoảng 0,5 tỷ đồng. Do vậy giải pháp trên là rất hiệu quả và cần được NTN xem xét áp dụng trong thời gian ngắn nhất.

Thứ ba, vì khách hàng của Công ty phân tán trên địa bàn rất rộng (toàn bộ khu vực thành phố Thái Nguyên, thị xã sông Công và thị trấn Ba hàng, huyện Phổ Yên) nên mặc dù cuối tháng NTN có số liệu về sản lượng nước sản xuất, thương phẩn, sản lượng và tỷ lệ thất thoát của từng nhà máy (Tích Lương, Túc Duyên và Sông Công) nhưng lại không có chính xác địa bàn nhỏ nào có mức độ tổn thất lớn nhất. Do vậy, tác giả mạnh dạn đề xuất ý kiến là Công ty nên khoanh vùng (chia nhỏ) khách hàng không chỉ theo nhà máy (nơi cung cấp) mà còn theo địa giới hành chính. Chẳng hạn đối với nhà máy nước Tích Lương và Túc Duyên (cung cấp nước cho thành phố Thái Nguyên ), trước tiên nên chia nhỏ TP Thái Nguyên ra từng khu, có thể theo đơn vị tính là phường, xã, sau đó lại tiếp tục quản lý cụ thể đến từng khu dân cư nhỏ hơn (theo tổ).

Luận văn cao học

Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 83 Vì trong mỗi tổ các hộ dân cư sống gần nhau nên để biết được thông tin về tình hình thất thoát nước tại đây đơn vị nên trang bị đồng thời hai hệ thống đồng hồ. Hệ thống thứ nhất đo lường sản lượng tiêu thụ cụ thể tại từng hộ, hệ thống thứ hai có nhiệm vụ đo lường tổng lượng tiêu thụ của toàn bộ khu phố đó. Rõ ràng, hệ thống thứ hai đo lường chính xác nhất vì nó phản ánh trung thực lượng nước cung ứng tại địa bàn.

Định kỳ (hàng tháng), các nhân viên có trách nhiệm quan sát, ghi chép, tổng hợp và so sánh chỉ số giữa hai hệ thống trên. Nếu hai kết quả chênh lệch nhau quá lớn thì có thể kết luận rằng tỷ lệ thất thoát nước tại đây cao. Và chúng ta cứ tiếp tục làm như vậy đối với tất cả các địa phương khác, chắc hẳn rằng Công ty cấp nước Thái Nguyên sẽ khoanh vùng được khu dân cư nào có tổn thất nước lớn và chỗ nào đạt được mức độ cho phép . Trên cơ sở đó NTN có thể đưa ra được những biện pháp mang tính hữu hiệu nhất để giảm thiểu tổn thấ của từng địa phương nói riêng cũng như trên toàn thị trường nói chung.

3.2.2. Giải pháp về mặt kinh tế: Nâng cao chất lượng quản lý.

Con người cũng có tác động quan trọng đến việu tăng hoặc giảm tổn thất nước.

ở gồm cả hai bên:

Thứ nhất là chính tập thể công nhân viên trong đơn vị: nếu không có đủ năng lực phẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn thì có thể chính những hành động tiếp tay dù vô tình hay cố ý của các cán bộ trong Công ty cho những khách hàng xấu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích toàn đơn vị.

Thứ hai là do khách hàng cố tình có những hành động gian lận nhằm ăn cắp nước của Nhà nước.

Để có thể hạn chế đến mức thấp nhất sản lượng nước sạch tổn thất do con người gây ra thì Công ty cấp nước Thái Nguyên nên áp dụng những giải pháp hữu hiệu sau :

3.2.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ quản lý của doanh nghiệp

Trình độ quản lý của doanh nghiệp được quyết định bởi rất nhiều yếu tố như mức độ ứng dụng khoa học, công nghệ quản lý trong các lĩnh vực khác nhau như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý vật tư thiết bị…Bên cạnh việc đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và áp dụng khoa học công nghệ để hoàn thiện công tác quản

Luận văn cao học

Đỗ Thị Hoà Nhã Trang 84 lý thì việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh nước từ Công ty tới các nhà máy thành viên cũng là một biện pháp quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Để có thể quản lý, vận hành và làm chủ được các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nước thì cần có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, được đào tạo tốt, tinh thông nghiệp vụ, có trách nhiệm cao.

Muốn vậy cần thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất: tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo trong độ i ngũ cán bộ công nhân viên.

Thường xuyên cử cán bộ công nhân viên tham gia các khoá đào tạo trung và ngắn hạn do các trung tâm , các trường đại học tổ chức về các lĩnh vực chuyên môn mà ngành nước cần củng cố và tăng cường. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tự học tập nâng cao trình độ để có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và phối hợp tốt giữa các đơn vị, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ hai: Định kỳ, hàng tháng, quý, năm nên tổ chức các lớp tập huán ngắn hạn (1-3 ngày) về các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình như: quản lý kỹ thuật, quản lý khách hàng, chương trình kinh doanh nước. Nếu chưa có điều kiện tổ chức một cách quy mô thì nên khuyến khích các phòng, ban, tổ, đội sản xuất định kỳ tự họp bàn, trao đổi phổ biến kinh gnhiệm trong công việc cho các đối tượng khác để công việc toàn đơn vị có thể phối hợp thực hiện một cách trôi chảy nhất.

Mặt khác, để hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao đồng thời giảm thiểu tổn thất nước thì việc các nhân viên thực hiện chặt chẽ và đầy đủ quy trình lắp đặt và quản lý đồng hồ, quy trình ghi chỉ số đồng hồ sẽ có tác dụng trực tiếp và hết sức quan trọng. Do vậy, cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

Một là: tuân thủ chặt chẽ quy định về ghi chỉ số đồng hồ, đảm bảo việc ghi chỉ số cho các khách hàng phải đúng phiên và đúng kỳ, thống nhất phiên ghi chỉ số đồng hồ giữa các nhà máy trong toàn công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cấp nước Thái Nguyên (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)