I/MỤC TIÊU.
1/ Kiến thức:
- HS ôn tập để hát thuần thục bài hát Khát vọng mùa xuân.
- Tiếp tục trình bày cách hát đối dáp và đơn ca.
- HS có hiểu biết về nhịp 68.
- Đọc đóng nhạc và hát đóng lời bài hát TĐN trích đoạn bài Làng tôi
2/ Kỹ năng: - HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng, hát đối đáp.
3/ Thái độ: Tập trung, vui tươi.
4. Năng lực học sinh: - Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là:
Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc.
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đàn oóc gan, bảng phụ. Đàn, đọc thuần thục bài TĐN.
- Học sinh: Đọc thuộc trước lời bài hát, SGK ÂN 8, vở ghi, thanh phách.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC : - Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh - Phương pháp trình bày tác phẩm
- Phương pháp trực quan thính giác - Phương pháp thuyết trình
- Luyện tâp, thực hành.
- Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật giao nhiệm vụ - Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động : - Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới - Vào bài:
Giúp các em hát thuần thục bài Khát vọng mùa xuân. Có khái niệm về nhịp 6/8 và ứng dụng vào thực hành nhịp 6/8. Hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu tiết 20.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: I. Ôn bài hát
GV: Vũ Thị Hà Năm học 2019-2020
Phương pháp: quan sát, thực hành, thuyết trình.
Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi.
- GV ghi bảng.
- HS ghi vở.
- GV điều khiển.
- HS nghe và hát nhẫm theo.
- GV đàn.
- HS luyện thanh theo mẫu âm la.
- GV điều khiển. Sửa chỗ còn sai và yêu cầu các em hát với sắc thái nhịp nhàng, sôi nổi, cug cấp lời ba yêu cầu học sinh tự tập hát. Yêu cầu HS học thuộc bài hát.
- HS hát hai lần cả bài.
- GV chỉ định bốn HS lên bảng kiểm tra.
- HS cả bốn em lên bảng cùng hát, sau đó từng em hát riêng. GV đánh giá, lấy điểm.
- HS thực hiện bốn em hát, số còn lại theo dõi.
Hoạt động 2:
Phương pháp: thuyết trình, trình bày tỏc phẩm, phát huy tớnh tớch cực sỏng tạo của học sinh.
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động nóo.
- GV ghi bảng.
- HS ghi vở.
- GV đặt câu hỏi ôn kiến thức cũ để làm quen kiến thức mới qua các câu hỏi sau:
+ Số chỉ nhịp cho ta biết điều gì?( Số chỉ nhịp cho ta biết mỗi ô nhịp có mấy phách
“ Số trên” và giá trị vủa mỗi phách bằng một hình nốt gì “ Lấy giá trị nốt tròn chia cho số dưới”.
+ Số chỉ nhịp 24cho ta biết điều gì?
+ Số chỉ nhịp 34 cho ta biết điều gì?
+ Số chỉ nhịp 44 cho ta biết điều gì?
- HS trả lời dựa vào kiến thức củ đã học.
- GV trích đoạn một số bài hát được viết ở nhịp 68. Qua đó cho HS nhận thấy tính chất của các bài hát viết ở nhịp 68 thường có tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển, giai điệu duyên dáng trữ tình.
Hoạt động 3:
Phương pháp: quan sát, thực hành, thuyết trình.
Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi.
Khát vọng mùa xuân.
- Nghe mẫu bài hát - Luyện thanh (1-2 phót).
- Hát ôn bài hát.
II. Nhạc lí:
Nhịp 6/8
KN Nhịp 6/8 .
- Nh ịp 6/8 là loại nhịp kép mỗi ô nhịp có 6 phách mỗi phách có độ ngân dài bằng một nốt móc đơn. Phách thứ nhất mạnh, phách thứ hai,ba nhẹ, phách thứ tư mạnh phách năm , sáu nhẹ.
III. Tập đọc nhạc: TĐN số 5
Làng tôi.
- Chia từng câu.
GV: Vũ Thị Hà Năm học 2019-2020
- GV ghi bảng.
- HS ghi vở.
- GV đặt câu hỏi: Bài được chia làm mấy câu? Mỗi câu có bao nhiêu ô nhịp?
- HS trả lời: Bài chia thành 2 câu. Mỗi câu có bốn nhịp.
- GV chỉ định.
- HS tập đọc tên nốt từng câu nhạc.
- GV đàn.
- HS luyện đọc gam đô trưởnng.
- GV đàn mỗi câu nhạc 3 lần.
- HS lắng nghe, luyện đọc mỗi câu 3 lần.
Ghép các câu thành bài đọc nhạc hoàn chỉnh.
- GV đánh đàn.
- HS hát lời cả bài.
- GV đệm đàn, hướng dẫn.
- HS thực hiện nữa lớp TĐN, nữa còn lại hát lời, sau đó đổi lại. Trình bày bài kết hợp gõ phách, cần nhấn mạnh nốt nhạc ở phách mạnh. Nốt nhạc cuối câu ngân sáu phách, phải gõ sang phách thứ 5 thì mới hết ngân và lấy hơi ở dấu lặng.
- Tập đọc nhạc tên nốt nhạc từng câu.
- Luyện thanh đọc gam đô trửơng.
- Tập đọc nhạc từng câu.
- Hát lời ca.
- Tập đọc nhạc và hát lời.
3. Hoạt động luyện tập: - GV yêu cầu từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, mỗi tổ cử một người đứng ra bắt nhịp.
- GV chỉ định một số em khá giỏi lên bảng trình diễn bài hát, cả lớp nghe sau đó từng tổ thảo luận dể phát biểu ý kiến nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng:
- GV chỉ định 3 HS nhắc lại khái niệm nhịp, phách, nhịp 44.
- GV kiểm tra việc trình bày bài TĐN và hát lời của từng tổ, từng bàn. Khuyến khích cá nhân xung phong trình bày nếu đạt yêu cầu, có thể cho điểm khuyến khích
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- GV nhắc HS về nhà nhớ học thuộc lời bài hát, tập hát có diễn cảm và một số động tác phụ hoạ.
- Học thuộc KN nhịp 68. Tìm một số bài hát viết nhịp 68
- Học thuộc giai điệu và lời ca bài TĐN. Tập đọc nhạc và kết hợp vỗ phách, nhịp.
- Chép nhạc và lời bài TĐN vào vở.
- Tìm hiểu trước phần ÂNTT ở tiết sau Ngày 15 tháng 01 năm Đã kiểm tra
Tuần 22
Ngày soạn: 20/1
GV: Vũ Thị Hà Năm học 2019-2020
Tiết 21: Bài 5
ÔN TẬP BÀI HÁT: KHÁT VỌNG MÙA XUÂN ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5
ÂNTT: NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC TOÀN
VÀ BÀI HÁT BIẾT ƠN VÕ THỊ SÁU I/MỤC TIÊU.
1/ Kiến thức:
- Hs ôn tập để hát bài khát vọng mùa xuân và đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 5 được thuần thục hơn.
- Học sinh thêm hiểu bíêt về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, một người có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu của ông.
2/ Kỹ năng: - HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, đơn ca. TĐN.
3/ Thái độ: Tập trung, vui tươi.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 5 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc, năng lực sáng tạo âm nhạc.
- Phẩm chất: + Yêu quê hương đất nước.
+ Tự lập, tự tin, tự chủ.
* Lồng ghép giáo dục quốc phòng và âm nhạc ninh:
- Ý nghĩa của bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu
- Biết ơn các âm nhạc h hùng dân tộc đã hi sinh vì đất nước II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên: Đàn oóc gan, bảng phụ. bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu - Học sinh: SGK ÂN 8, vở ghi, thanh phách.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC : - Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh - Phương pháp trình bày tác phẩm
- Phương pháp trực quan thính giác - Phương pháp thuyết trình
- Luyện tâp, thực hành.
- Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật giao nhiệm vụ - Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động : - Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới - Vào bài:
Giúp các em hát thực hiện hoàn chỉnh bài hát Khát vọng mùa xuân.
Thuần thục bài TĐN số 5. Hiểu biết sơ lược về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu tiết 21.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
GV: Vũ Thị Hà Năm học 2019-2020
Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1:
Phương pháp: quan sát, thực hành, thuyết trình.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ.
- GV ghi bảng.
- HS ghi vở.
- GV điều khiễn máy cho HS nghe bài hát Khát vọng mùa xuân một lần,
lưu ý những chổ HS thường hát sai, hát mẫu và tập lại cho các em.
- HS nghe băng mẫu, tập lại những từ hát sai, khó hát trong bài.
- GV đánh đàn.
- HS luyện thanh theo mẫu âm la.
- GV hướng dẫn.Nghe và phát hiện những chỗ còn sai, GV hát mẫu và yêu cầu các em sữa lại cho đóng. Sau khi được ôn lại, mời 3 em lên hát đơn ca để kiểm tra.
- HS thực hiện: Cả lớp hát đầy đủ cả bài với yêu cầu cao hơn là phải thuộc lời ca và trình bày bài ở mức độ hoàn chỉnh, tập các động tác phụ hoạ.
- HS thực hiện: Tự chọn nhóm và tập hát tốp ca theo nhóm, GV cho các nhóm xung phong lên bảng trình bày, GV động viên, cho điểm.
* Hoạt động 2:
Phương pháp: quan sát, thực hành, thuyết trình.
Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ - GV ghi bảng.
- HS ghi vở.
- GV đàn.
- HS luyện đọc thang âm đô trưởng.
- GV đàn và hát mẫu bài tập đọc nhạc số 5 Làng tôi
- GV hướng dẫn một nữa lớp đọc nhạc, nữa còn lại hát lời, sau đó đổi lại cách trình bày.
GV nhận xét về những chỗ còn sai, đàn lại giai điệu để HS nghe và sửa lại cho đóng.
- HS thực hiện.
GV yêu cầu cả lớp cùng trình bày bài,đọc nhạc được xem sách, còn hát phải thuộc lời.
GV kiểm tra bài cũ bằng cách cho HS xung phong.
* Hoạt động 3:
I. Ôn bài hát:
Khát vọng mùa xuân Nhạc: Mô - da
- GV cho HS nghe mẫu bài.
- Luyện thanh 2-3 phút.
- Ôn bài hát.
- Tập lại hình thức hát tốp ca.
II. Ôn tập đọc nhạc: TĐN 5.
Làng tôi
- Luyện đọc gam đô trởng - Nghe mẫu bài TĐN số 5
- Ôn tập bài TĐN số 5 Làng tôi
GV: Vũ Thị Hà Năm học 2019-2020
Phương pháp: quan sát, thực hành, thuyết trình.
Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ - GV ghi bảng.
- HS ghi vở.
- GV chỉ định.
- HS đọc.
- GV giới thiệu về nhạc sĩ Nguyễn
Đức Toàn. Minh hoạ một số bài hát
để they đợc tính chất phóng khoáng, tơi trẻ và đậm chất trữ
tình trong âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn: Quê em, Hà Nội trái tim hồng, Chiều trên bến cảng, Em yêu hoà bình.
- HS theo dõi và cảm nhận.
- GV giới thiệu chị Võ Thị Sáu sinh ngày 23-1-1952 trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1958, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác bài Biết ơn Võ Thị Sáu,cho đến nay,
đây vẫn là bài hát hay nhất và cảm động nhất viết về những ngời chiến sĩ hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
- GV mở băng cho HS nghe giai
điệu bài hát.
- HS nghe và cảm nhận.
III. Âm nhạc thờng thức:
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sỏu.
- Đọc từng phần trong bài.
- Giới thiệu nhạc sĩ Nguyễn
Đức Toàn và một số sáng tác của ông.
- Giới thiệu bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
* Lồng ghép giáo dục quốc phòng và âm nhạc ninh:
- Sự hi sinh của ảnh hùng LLVT Võ Thị Sáu
- Tự hào là công dân một dân tộc âm nhạc h hùng các em sẽ làm gì để đền đáp công ơn của thế hệ cha âm nhạc h đi trước?
Võ Thị Sáu (1933-1952) là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.
Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.
Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ âm nhạc h hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu âm nhạc h hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.
GV: Vũ Thị Hà Năm học 2019-2020
Gv chiếu 1 số hình ảnh, video tư liệu chị Võ Thị Sáu
+ Chăm ngoan, học tốt
+ Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy + Noi gương cha âm nhạc h để giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
3. Hoạt động luyện tập:
- GV yêu cầu cả lớp trình bày hoàn chỉnh bài Biết ơn Võ Thị Sáu hát một lần. Chia lớp theo tổ lên bảng hát thi đua GV nhận xét và sửa sai, cho điểm khuyến khích.
- GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
4. Hoạt động vận dụng:
- Cả lớp cùng đọc nhạc bài TĐN số 5 Làng tôi lại một lần. Chia lớp thành hai nữa, một nữa hát lời gõ phách, nữa còn lại đọc nhạc và gõ nhịp.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- GV yêu cầu HS về nhà tập hát thuần thục bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu, tập hát có diển cảm, sắc thái. Nêu nội dung bài hát.
- Đọc thuộc giai điệu và lời ca bài tập đọc nhạc số 5, kết hợp vỗ phách và nhịp nhuần nhuyễn. Chép nhạc và lời bài TĐN vào vở.
- Về nhà sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
- Làm bài tập trong sách GK.
- Tìm hiểu trước bài hát Nổi trống lên các bạn ơi.
Ngày 22 tháng 01 năm Đã kiểm tra
Tuần 23
Ngày soạn: 27/1
Tiết 22: Bài 6