TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6

Một phần của tài liệu Giáo án âm nhạc 8 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 67 - 70)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hát đóng giai điệu và lời ca bài hát Nổi trống lên các bạn ơi, kết hợp gõ đệm thuần thục hai âm hình tiết tấu .

- Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 6.

2. Kỹ năng: - HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát đối đáp. Tập hát kết hợp gõ đệm âm hình tiết tấu phức tạp của bài hát, bài TĐN.

3. Thái độ: Tập trung, vui tươi.

4. Năng lực học sinh:

- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 5 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc, năng lực sáng tạo âm nhạc.

- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Đàn oóc gan, bảng phụ, máy chiếu. Đàn đọc thuần thục bài TĐN số 6 - Học sinh: SGK ÂN 8, vở ghi, thanh phách.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: thuyết trình, động não, tìm tài liệu, thảo luận nhóm, giáo nhiệm vụ, đặt câu hỏi, giao nhiện vụ, trò chơi, luyện tập thực hành.

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, tia chớp..

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:

- Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới.

- Vào bài: HS hát bài Nổi trống lên các bạn ơi, vừa hát vừa luân chuyển 1 bông hoa (hoặc vật nào đó) cho bạn bên cạnh. Đến tiếng hát cuối cùng trong bài, bông hoa dừng ở vị trí của bạn nào thì bạn đó phải lên hát hoặc nhảy lò cò trong lớp.

- Giúp các em thực hiện thuần thục bài hát Nổi trống lên các bạn ơi và ứng dụng thành thạo nhịp 68 vào bài TĐN. Hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu tiết 23.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1 GV: Giới thiệu bài học

GV: Cho hs khởi động giọng theo đàn, cả

I. Ôn tập bài hát:

Nổi trống lên các bạn ơi

Nhạc và lời Phạm Tuyên

GV: Vũ Thị Hà Năm học 2019-2020

lớp đứng hát kết hợp hình thức hát lĩnh xướng, hát ca nông và vận động theo nhạc.

(2 lần)

GV: gọi 4 em lên bảng hát như trên, ghi điểm miệng

Hoạt động 2

GV: Cho hs nhắc lại 1số kiến thức nhạc lí trong bài TĐN.

GV: Cho HS luyện gam C dur.

GV: Đàn giai điệu học sinh đọc nhẩm theo.

Cả lớp TĐN kết hợp gõ phách.

2 em xung phong đọc bài TĐN đọc tốt GV:

Cho điểm.

ẵ lớp TĐN, nữa cũn lại hỏt lời..

Hoạt động 3

GV: Giới thiệu: Hát bè là một cách hát khó trong nghệ thuật âm nhạc. Hát bè làm cho bài hát khỏe mạnh, dày, đầy đặn, nhiều màu vẻ hơn. Có thể nói: Không thể chỉ có hát và đàn một bè. Thế giới vô vàn âm thanh, sự chọn lọc, kết hợp chuyển tiếp chúng theo những quy luật phù hợp với mĩ cảm của thời đại, làm tăng sức biểu hiện của một tác phẩm âm nhạc.

HS: Đọc phần giới thiệu về hát bè trong SGK/49

Em hiểu thế nào là hát bè? (Hs trả lời).

GV: Tóm lại các ý chính ghi lên bảng, HS:

Ghi vào vở.

Những hình thức biểu diễn nào hay sử dụng hát bè? Cách hát bè nào đơn giản nhất? (HS trả lời GV bổ sung và ghi lên bảng)

GV: Hướng dẫn học sinh hát bè 2 bài hát:

Con chim non và Hành khúc tới trường.

Bài hát nào hát bè ca nông. Bài hát nào hát bè hòa âm? (HS trả lời)

GV: Cho học sinh nghe một số bài hát có sử dụng hình thức hát bè để các em nhận ra đoạn nào hát bè và hát hình thức nào.

Em biết các bài hát nào có sử dụng lối hát bè?

(Hs trả lời)

GV: Giảng mở rộng về tầm quan trọng và thời gian của một bài hát được dựng bè.

HS: Đọc phần bài đọc thêm trang 51.

II. Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 6 Trích bài: Chỉ có một trên đời Nhạc: Trương Quang Lục

Lời: Dựa theo ý thơ Liên Xô

III. Âm nhạc thường thức: Hát bè 1. Khái niệm:

- Là cách hát thể hiện những âm thanh cùng phát ra từ các quãng (hòa âm) hoặc giai điệu khác nhau.

2. Một số kỹ thuật hát bè

 Ca nông (Hát đuổi)

 Hòa âm (2;3;4 bè)

3. Một số hình thức hát bè:

 Song ca

 Tam ca

 Tốp ca

 Đồng ca

 Hợp xướng 3. Ví dụ (nghe):

- Mùa thu ngày khai trường.

- Nổi trống lên các bạn ơi.

- Con chim non.

- Cò lả.

- Trống cơm

- Việt Nam quê hương tôi…

Các bài hát được phối bè cho hợp xướng

SGK

GV: Vũ Thị Hà Năm học 2019-2020

3. Hoạt động luyện tập:

- GV hướng dẫn cả lớp cùng nhau thực hiện lối hát hòa giọng, và hát đuổi.

- HS cùng nhau đọc bài TĐN hai lần. Tập lối hát đối đáp:

+ Học sinh nữ hát câu một và ba.

+ HS nam hát câu hai và bốn.

4. Hoạt động vận dụng:

- GV đàn 1 nét nhạc bất kỳ

- HS xung phong trả lời đó là nét nhạc nào trong bài TĐN số 6, đọc lại nét nhạc đó.

- GV nhận xét và tuyên dương các HS có câu trả lời đóng và nhanh nhất.

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Chép nhạc và lời bài TĐN vào vở. Học thuộc lời ca và giai điệu bài.

- Tìm hiểu trước phần ÂNTT – Hát bè ở tiết sau.

Ngày 05 tháng 02 năm Đã kiểm tra

GV: Vũ Thị Hà Năm học 2019-2020

Tuần 25

Ngày soạn: 11/2 Ngày dạy:

Tiết 24: Bài 6

Một phần của tài liệu Giáo án âm nhạc 8 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w