Đánh giá về thịtrường xuất khẩu của Công Ty Xuất Nhập

Một phần của tài liệu xây dựng công tác kiểm toán hoạt động tiêu thụ tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản miền trung (Trang 28 - 30)

Thuỷ Sản Miền Trung.

Từ khi đi vào hoạt động Công ty chỉ có hai thị trường, với Hồng Kông là thị trường XK chính, đến năm 1997 đã mở rộng ra nhiều thị trường đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ đã trở thành thị trường XK chủ yếu của Công ty. Trong những năm gần đây hàng thuỷ sản của Công ty đã thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ có giá trị cao hơn và mở rộng thêm được nhiều thị trường mới như:Hà Lan, Hy Lạp...Tuy nhiên Mỹ và Nhật vẫn là thị trường lớn nhất, kim ngạch XK tăng lên hơn từ khi hiệp định thương mại Việt _ Mỹ có hiệu lực. Nhật Bản là nơi có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản lớn, mức tiêu thụ thuỷ sản của Nhật Bản vào năm cao nhất là 80 kg/ người. Mặc dù là thị trường lớn nhưng hiện nay Mỹ yêu cầu về chất lượng đa dạng hơn,muốn thâm nhập thị trường này đòi hỏi Công ty phải có sự am hiểu khá lớn về nhu cầu tiêu dùng và khả năng phân phối tại đây.

Bảng 2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY THỊ

TRƯỜNG Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Giá trị

(USD) tt(tt)% Giá trị(USD) tt(tt)% Giá trị(USD) tt(tt)% Nhật Bản 7,811,807.97 33.54% 9,693,568.00 31.64% 6,922,504.08 30.65% Hồng Kông 681,357.44 2.93% 1,564,658.63 5.11% 2,996,749.66 13.27% Singapore 130,214.80 0.56% 257,967.20 0.84% 213,263.70 0.94% Đài Loan 187,547.60 0.81% 7,593.60 0.02% 392,617.65 1.74% Hàn Quốc 404,360.80 1.74% 426,583.92 1.39% 127,165.50 0.56% Hà Lan 95,162.40 0.41% 12,420.00 0.04% 559,621.50 2.48% Tây ban Nha _ _ 27,346.20 0.09% 92,988.70 0.41% Australia 2,600.00 0.01% 90,843.00 0.30% 795,685.66 3.52% Hoa Kỳ 13,362,633.35 57.37% 18,358,292.78 59.93% 10,157,897.18 44.97% Italia 617,548.25 2.65% 193,555.29 0.63% 329,066.95 1.46% ... ... ... ... ... ... ... Tổng 23,293,232. 61 100% 30,632,828.62 100% 22,587,560.58 100% Qua bảng phân tích trên ta thấy thị trường chủ yếu của Công ty Seaprodex Da Nang là Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên hai thị trường này có xu hướng giảm vào năm 2003. Cụ thể như sau:

Mỹ là thị trường nhập khẩu chủ yếu về tôm, mực và cá, năm 2001 chiếm tỷ trọng 57.37% trong tổng thị trường của Công ty , do có những nổ lực cố gắng nên năm 2002 con số đó tăng lên 59.93%. Thế nhưng bước sang năm 2003 thì thị trường này bị tụt giảm nghiêm trọng, tỷ trọng chỉ còn 44.97%. Nguyên nhân là do điều kiện trong nước và những quy định nghiêm ngặt của thị trường Mỹ

Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường đứng thứ hai của đơn vị, tiêu thụ chủ yếu là mặt hàng tôm và mực. Thị trường này liên tục sụt giảm , năm sau thấp hơn năm trước, trong khi đó Nhật Bản là thị trường truyền thống lâu năm của Công ty. Năm 2001 tỷ trọng của thị trường này là 33.54%, nhưng qua năm 2002 thì sụt giảm còn 31.64%, dù có những cố gắng nhưng trong năm 2003 thị trường này vẫn chưa khắc phục được mà đã tụt tỷ trọng xuống còn 30.65%. sự sụt giảm đó một phần do những nguyên nhân sau:

+ Ban xuất chưa có bạn hàng đường dà, tiêu thụ ổn định với các mặt hàng có giá trị giá tăng, còn lúng túng trong việc định hướng khách hàng tiêu thụ .

+ Một số đơn vị như F.16, F.11 cổ phần hoá, lãnh đạo thay đổi, do đó quan hệ cũng ít gắn bó hơn trước, làm cho mua bán cũng hạn chế hơn. Bên cạnh đó, các Công ty của Nhật có văn phòng đại diện tại Việt nam thường mua thẳng hàng hoá từ những đơn vị chế biến, ít qua các đơn vị thương mại nên Ban Xuất gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ.

+ Khách hàng Nhật năm nay tiêu thụ chủ yếu là tôm sú cỡ nhỏ (41/50 đến 91/120) nên giá trị thấp, mực ống fillet năm nay tiêu thụ ít.

Bên cạnh những thị trường ngày càng thu hẹp thì thị trường Hồng Kông, EU có mức tăng trưởng tốt. Trong 3 năm liên tiếp thị trường Hồng Kông tăng liên tục cả về tỷ trọng lẫn giá trị XK. Năm 2001 chiếm tỷ trọng chỉ có 2.93% tương ứng với giá trị XK là 681,357.44USD, bước sang năm 2002 tỷ trọng tăng lên 5.11% tương ứng với giá trị XK là 1,564,658.63USD, đặc biệt năm 2003, con số này nhảy vọt lên 2,996,709.66USD chiếm tỷ trọng 13.27% trong tổng số thị trường XK của Công ty. Ngoài Hồng Kông thì thị trường EU cũng tăng lên đáng kể. Năm 2003 Ban Xuất đã xuất được vào thị trường EU đạt giá trị là 1.39 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 2002, chủ yếu là từ thị trường Hà Lan, Bỉ, sản phẩm chính là mặt hàng cá. Tuy nhiên việc tăng trưởng chính của thị trường này là nhờ việc xuất uỷ thác, việc trực tiếp kinh doanh vẫn còn hạn chế nhất định.

Nhìn chung hiện nay Công ty phải đối mặt với những thách thức về thị trường XK mà cụ thể đó là:

+ Sau vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa, nhiều khả năng Việt Nam sẽ phải đối mặt với vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ, , Công ty sẽ gặp cản ngại lớn đối với hoạt động XKTS của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng.

+Những yêu cầu ngày càng cao và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới đang diễn ra với quy mô ngày lớn đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải đánh giá đúng để đề ra và thực hiện những chiến lược, sách lược phát triển phù hợp. Sự gia tăng sản xuất thuỷ sản ở nhiều quốc gia, các quy định khắt khe của các thị trường nhập khẩu như: Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản... đòi hỏi Công ty phải lựa chọn những bước đi và chiến lược, sách lược đúng đắn, có cách tiếp cận mới trong tổ chức và quản lý.

Một phần của tài liệu xây dựng công tác kiểm toán hoạt động tiêu thụ tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản miền trung (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w