Việc xác định mục tiêu kiểm toán cho quá trình kiểm toán được xem là cơ cở, là điều kiện định hướng trong suốt cuộc kiểm toán. Công ty XNKTSMT kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, vì thế hoạt động tiêu thụ được xem là hết sức quan trọng. Để đảm bảo cho quá trình kiểm tra, kiểm soát thông tin và hiệu quả hoạt động tiêu thụ, kiểm toán hoạt động tiêu thụ được thực hiện bởi những mục tiêu sau:
• Đảm bảo các thủ tục kiểm soát được quy định cho hoạt động tiêu thụ là phù hợp, được duy trì có hiệu quả và được tuân thủ đúng.
• Đảm bảo hoạt động tiêu thụ đang được tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực.
• Đảm bảo các chính sách tiêu thụ là hợp lý, hiệu quả, có tác dụng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
• Hàng hoá được chuyển cho khách và các khoản phải thu được định giá chính xác. 3.1.2 Phạm vi kiểm toán hoạt động tiêu thụ
Mục tiêu kiểm toán là cơ sở định hướng cho việc lập kế hoạch kiểm toán, còn việc xác định phạm vi chỉ rõ giới hạn và hướng cụ thể cho cuộc kiểm toán được tiến hành. Cụ thể phạm vi kiểm toán hoạt động tiêu thụ tại Công ty Seaprodex DaNang gồm những vấn đề sau:
• Kiểm toán tiêu thụ đối với hoạt động xuất khẩu và cả hoạt động tiêu thụ nội địa
• Thực hiện kiểm toán ở quy mô toàn Công ty
• Kiểm toán từ khâu tìm kiếm thị trường đến khi nhận tiền thanh toán của khách hàng 3.1.3 Phương pháp kiểm toán sử dụng
Trên cơ sở mục tiêu và phạm vi kiểm toán nêu trên, để thu thập thông tin một cách chính xác, phuc vụ cho mục tiêu kiểm toán hoạt động tiêu thụ tại Công ty, phương pháp kiểm toán được sử dụng gồm:
• Phương pháp điều tra
• Phương pháp phỏng vấn
• Phương pháp phân tích
Như đã trình bày ở phần trước, đặc trưng của kiểm toán hoạt động là không có chuẩn mực chung thống nhất cho tất cả các cuộc kiểm toán. Tuỳ theo mục tiêu đã đề ra mà KTV tự xây dựng chuẩn mực, tiêu chuẩn cho phù hợp để đánh giá hoạt động có hiệu quả, hiệu lực hay không. Căn cứ vào thực trạng cũng như đặc điểm tiêu thụ tại Công ty, có thể thiết lập một số tiêu chuẩn sau:
- Các chỉ tiêu về hoạt động tiêu thụ : doanh thu, chi phí bán hàng... của kỳ trước hay của trung bình ngành.
- Các định mức kỹ thuật hoặc dự đoán được thiết lập qua quá trình phân tích. - Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của từng đơn đặt hàng được so sánh giữa
- Các chính sách, quy định hoạt động tiêu thụ tại Công ty
3.2 THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
Thực hiện kiểm toán là giai đoạn có vị trí hết sức quan trọng quyết định tính hiệu quả mà công tác kiểm toán đem lại. Trên cơ sở mục tiêu và phạm vi kiểm toán đã nêu trên, phần này sẽ tiến hành kiểm toán trong thực tế. Tuy nhiên do hạn chế bản thân trong đơn vị, em xin trình bày ở một số nội dung chính sau:
+ Mô tả và phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tiêu thụ tại Công ty XNKTSMT
+ Đánh giá nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc tìm hiểu, phân tích một số chính sách thủ tục, quy định được đưa ra đối với hoạt động tiêu thụ tại Công ty
+ Tương xứng với các mục tiêu kiểm toán phần này sẽ làm sáng tỏ vấn đề được đưa ra bằng việc ứng dụng các phương pháp kiểm toán cho tất cả các đối tượng liên quan đến vấn đề đó.
+ Kết thúc công việc kiểm toán đồng thời tổng hợp và báo cáo kết quả công việc kiểm toán đã thực hiện ở trên, qua đó đưa ra ý kiến nhận xét và đề xuất biệp pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tiêu thụ tại Công ty
3.2.1 Mô tả và phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tiêu thụ tiêu thụ
3.2.1.1 Đánh giá về mặt hàng xuất khẩu của Công ty
Sản phẩm xuất khẩu tại Công ty gồm các mặt hàng: tôm đông, mực đông, cá đông và hàng khô. Mặt hàng chủ lực là tôm, cá. Tình hình mặt hàng xuất khẩu qua 03 năm thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: CƠ CẤU MẶT HAÌNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNGTY Mặt hàng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Giá trị (USD) tt (%) Giá trị (USD) tt (%) Giá trị (USD) tt(%) 1. Tôm đông 15,872,013.09 57.16% 19,379,627.82 70.62% 14,370,469.84 54.35% 2. Mực đông 2,030,174.04 7.31% 1,151,833.96 4.20% 3,096,511.19 11.71% 3. Cá đông 6,733,327.16 24.25% 5,813,342.30 21.18% 7,444,836.70 28.16% 4. Sản phẩm khác 1,906,023.84 6.86% 1,040,559.16 3.79% 1,424,189.14 5.39% 5. Hàng khô 1,228,206.80 4.42% 56,400.00 0.21% 103,698.50 0.39% Tổng cộng 27,769,744.93 100%27,441,763.24 100%26,439,705.37 100%
Qua bảng phân tích trên ta thấy trong 3 năm liên tiếp tôm đông là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số mặt hàng xuất hơn 50%, cao nhất là năm 2002 với tỷ trọng 70,62 % tương ứng giá trị xuất khẩu là 19,379,627.82 USD, nhưng bước sang năm 2003 thì con số này đã tụt xuống còn 54,35% ứng với giá trị xuất khẩu là 14,370,469.84USD. việc sụt giảm này là các những nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Sức tiêu thụ tôm sú luộc còn đuôi (CPTO) các khách hàng của Công ty bị giảm nhiều, cả 3 đơn vị chế biến của Công ty năm 2003 sản xuất tôm luộc rất ít thậm chí không sản xuất như Thọ Quang, Cam Ranh. Điều này là do ở trong nước bệnh dịch tôm sú xảy ra ở nhiều nơi, đơn vị không có nguyên vật liệu để chế biến
+ Khách hàng Mỹ có nhu cầu tiêu thụ tôm sú cỡ lớn (8/12 đến 26/30), các cỡ này ở khu vực Miền Trung chiếm tỷ lệ thấp, giá lại cao nên khách hàng mua hàng tập
trung ở Miền nam. Năm 2003 sức mua của một số khách hàng bị giảm sút mạnh như: Yellin, , thậm chí không ký được hợp đồng nào như TaiFoong, Statlefish, song chúng ta vẫn chưa tìm được khách hàng mới để thay thế.
+ Công ty Triệu Nguyễn_ một khách hàng lớn trước đây của Công ty nay đã tự xuất làm giảm doanh số XK của khoảng 5 triệu USD.
Ngược chiều hướng biến động của tôm là mực đông và cá đông. Trong năm 2002 mực đông chỉ chiếm tỷ trọng 4.2% nhưng bước sang năm 2003 con số này đã vượt lên 11.7%. nói về mặt hàng cá đông thì mặc dù tăng lên cả về tỷ trọng lẫn giá trị XK trong năm 2003 nhưng như thế cũng chưa đạt được kế hoạch đề ra bởi vì trong năm 2003 có nhiều biến động về thị trường làm cho kim ngạch XK mặt hàng này gặp nhiều khó khăn mà rõ nét nhất là vụ Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá basa, cá tra làm giảm đáng kể lượng hàng XK của Công ty. Bên cạnh các mặt hàng tôm, cá, mực thì các sản phẩm như hàng khô và sản phẩm khác lại giảm sút liên tục , đó là do sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ngoài những sản phẩm trên thì các sản phẩm như cua, ghẹ, yến sào, rong câu, nghêu, sò huyết... cũng tăng lên vào năm 2002 nhưng đã tụt xuống vào năm 2003. Các sản phẩm này cũng không kém phần quan trọng trong cơ cấu sản phẩm XK, nó góp phần làm cho cơ cấu sản phẩm thêm đa dạng và phong phú.
Nhìn chung, mặc dù qua 3 năm tỷ trọng XK của các mặt hàng biến động lên xuống không cùng chiều nhưng cơ cấu mặt hàng tiêu thụ đang dần dần đi vào cơ cấu mục tiêu của đơn vị. Cụ thể trong bảng Báo Cáo Tổng Kết Hoạt động 20 năm của Công tẵNKTSMT đã nêu ra định hướng cơ cấu mặt hàng XK như sau: tôm đông chiếm tỷ trọng 55%, mực đông 20%, cá đông 15%, các sản phẩm khác 10%. Trong đó dự kiến tỷ lệ các sản phẩm chế biến XK là: dạng thuỷ sản chế biến cao cấp chiếm 65%, dạng sản phẩm tươi sống và đóng hộp chiếm 10%, dạng đông lạnh truyền thống 20%, dạng sản phẩm khô 5%. Riêng đối với thị trường trong nước thì phải từng bước nâng dần tỷ trọng hàng qua chế biến tịnh lên 50%.
3.2.1.2 Đánh giá về thị trường xuất khẩu của Công Ty Xuất Nhập KhẩuThuỷ Sản Miền Trung. Thuỷ Sản Miền Trung.
Từ khi đi vào hoạt động Công ty chỉ có hai thị trường, với Hồng Kông là thị trường XK chính, đến năm 1997 đã mở rộng ra nhiều thị trường đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ đã trở thành thị trường XK chủ yếu của Công ty. Trong những năm gần đây hàng thuỷ sản của Công ty đã thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ có giá trị cao hơn và mở rộng thêm được nhiều thị trường mới như:Hà Lan, Hy Lạp...Tuy nhiên Mỹ và Nhật vẫn là thị trường lớn nhất, kim ngạch XK tăng lên hơn từ khi hiệp định thương mại Việt _ Mỹ có hiệu lực. Nhật Bản là nơi có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản lớn, mức tiêu thụ thuỷ sản của Nhật Bản vào năm cao nhất là 80 kg/ người. Mặc dù là thị trường lớn nhưng hiện nay Mỹ yêu cầu về chất lượng đa dạng hơn,muốn thâm nhập thị trường này đòi hỏi Công ty phải có sự am hiểu khá lớn về nhu cầu tiêu dùng và khả năng phân phối tại đây.
Bảng 2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY THỊ
TRƯỜNG Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Giá trị
(USD) tt(tt)% Giá trị(USD) tt(tt)% Giá trị(USD) tt(tt)% Nhật Bản 7,811,807.97 33.54% 9,693,568.00 31.64% 6,922,504.08 30.65% Hồng Kông 681,357.44 2.93% 1,564,658.63 5.11% 2,996,749.66 13.27% Singapore 130,214.80 0.56% 257,967.20 0.84% 213,263.70 0.94% Đài Loan 187,547.60 0.81% 7,593.60 0.02% 392,617.65 1.74% Hàn Quốc 404,360.80 1.74% 426,583.92 1.39% 127,165.50 0.56% Hà Lan 95,162.40 0.41% 12,420.00 0.04% 559,621.50 2.48% Tây ban Nha _ _ 27,346.20 0.09% 92,988.70 0.41% Australia 2,600.00 0.01% 90,843.00 0.30% 795,685.66 3.52% Hoa Kỳ 13,362,633.35 57.37% 18,358,292.78 59.93% 10,157,897.18 44.97% Italia 617,548.25 2.65% 193,555.29 0.63% 329,066.95 1.46% ... ... ... ... ... ... ... Tổng 23,293,232. 61 100% 30,632,828.62 100% 22,587,560.58 100% Qua bảng phân tích trên ta thấy thị trường chủ yếu của Công ty Seaprodex Da Nang là Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên hai thị trường này có xu hướng giảm vào năm 2003. Cụ thể như sau:
Mỹ là thị trường nhập khẩu chủ yếu về tôm, mực và cá, năm 2001 chiếm tỷ trọng 57.37% trong tổng thị trường của Công ty , do có những nổ lực cố gắng nên năm 2002 con số đó tăng lên 59.93%. Thế nhưng bước sang năm 2003 thì thị trường này bị tụt giảm nghiêm trọng, tỷ trọng chỉ còn 44.97%. Nguyên nhân là do điều kiện trong nước và những quy định nghiêm ngặt của thị trường Mỹ
Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường đứng thứ hai của đơn vị, tiêu thụ chủ yếu là mặt hàng tôm và mực. Thị trường này liên tục sụt giảm , năm sau thấp hơn năm trước, trong khi đó Nhật Bản là thị trường truyền thống lâu năm của Công ty. Năm 2001 tỷ trọng của thị trường này là 33.54%, nhưng qua năm 2002 thì sụt giảm còn 31.64%, dù có những cố gắng nhưng trong năm 2003 thị trường này vẫn chưa khắc phục được mà đã tụt tỷ trọng xuống còn 30.65%. sự sụt giảm đó một phần do những nguyên nhân sau:
+ Ban xuất chưa có bạn hàng đường dà, tiêu thụ ổn định với các mặt hàng có giá trị giá tăng, còn lúng túng trong việc định hướng khách hàng tiêu thụ .
+ Một số đơn vị như F.16, F.11 cổ phần hoá, lãnh đạo thay đổi, do đó quan hệ cũng ít gắn bó hơn trước, làm cho mua bán cũng hạn chế hơn. Bên cạnh đó, các Công ty của Nhật có văn phòng đại diện tại Việt nam thường mua thẳng hàng hoá từ những đơn vị chế biến, ít qua các đơn vị thương mại nên Ban Xuất gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ.
+ Khách hàng Nhật năm nay tiêu thụ chủ yếu là tôm sú cỡ nhỏ (41/50 đến 91/120) nên giá trị thấp, mực ống fillet năm nay tiêu thụ ít.
Bên cạnh những thị trường ngày càng thu hẹp thì thị trường Hồng Kông, EU có mức tăng trưởng tốt. Trong 3 năm liên tiếp thị trường Hồng Kông tăng liên tục cả về tỷ trọng lẫn giá trị XK. Năm 2001 chiếm tỷ trọng chỉ có 2.93% tương ứng với giá trị XK là 681,357.44USD, bước sang năm 2002 tỷ trọng tăng lên 5.11% tương ứng với giá trị XK là 1,564,658.63USD, đặc biệt năm 2003, con số này nhảy vọt lên 2,996,709.66USD chiếm tỷ trọng 13.27% trong tổng số thị trường XK của Công ty. Ngoài Hồng Kông thì thị trường EU cũng tăng lên đáng kể. Năm 2003 Ban Xuất đã xuất được vào thị trường EU đạt giá trị là 1.39 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 2002, chủ yếu là từ thị trường Hà Lan, Bỉ, sản phẩm chính là mặt hàng cá. Tuy nhiên việc tăng trưởng chính của thị trường này là nhờ việc xuất uỷ thác, việc trực tiếp kinh doanh vẫn còn hạn chế nhất định.
Nhìn chung hiện nay Công ty phải đối mặt với những thách thức về thị trường XK mà cụ thể đó là:
+ Sau vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa, nhiều khả năng Việt Nam sẽ phải đối mặt với vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ, , Công ty sẽ gặp cản ngại lớn đối với hoạt động XKTS của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng.
+Những yêu cầu ngày càng cao và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới đang diễn ra với quy mô ngày lớn đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải đánh giá đúng để đề ra và thực hiện những chiến lược, sách lược phát triển phù hợp. Sự gia tăng sản xuất thuỷ sản ở nhiều quốc gia, các quy định khắt khe của các thị trường nhập khẩu như: Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản... đòi hỏi Công ty phải lựa chọn những bước đi và chiến lược, sách lược đúng đắn, có cách tiếp cận mới trong tổ chức và quản lý.
3.2.1.3 Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ
Hoạt động tiêu thụ trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp có hướng chiến lược phát triển riêng trong từng giai đoạn. Lơiü nhuận là mục tiêu cuối cùng nhưng mục tiêu đó luôn gắn liền với mục tiêu thị phần. Do vậy cần phải xem doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ là hai yếu tố quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ. Tìm hiểu về vấn đề này để các nhà quản trị xem xét các chính sách về sản phẩm, giá cả, cổ đông, phân phối nhằm đưa các quyết định mang tính tác nghiệp và chiến lược, xem xét qúa trình luân chuyển vốn nhanh, hiệu quả. Bảng phân tích hiệu quả hoạt động tiêu thụ qua các năm 2001, 2002, 2003 tại Công ty như sau:
Bảng 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 02/01 03/02
1. Doanh thu thuần 1,211,399,470,600 1,286,980,883,351 1,304,357,453,218 106.24% 101.35% 2. Giá vốn hàng bán 1,174,487,213,650 1,249,538,843,740 1,269,541,571,689 106.39% 101.60% 3. Lợi nhuận gộp 36,912,256,950 37,442,039,611 34,815,881,529 101.44% 92.99% 6. CPBH 9,209,671,900 8,300,966,027 5,515,412,587 90.13% 66.44% 7. CPQLDN 21,628,916,845 25,018,226,586 27,353,105,375 115.67% 109.33% 8. Lợi nhuận từ HĐKD 6,073,668,205 4,122,846,998 1,947,363,567 67.88% 47.23% 9. Vốn lưu động 358,751,308,964 406,669,702,699 425,973,810,915 113.36% 104.75%
10.Tỷ suất LN/DT 0.501% 0.320% 0.149% 11.Hiệu suất sử
dụng VLĐ _ 0.84 0.78
(Đánh giá sau)
3.2.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tiêu thụ tại Công ty XNKTSMT Công ty XNKTSMT
Công ty XNKTSMT được giao nhiêm vụ trực tiếp từ Tổng Công ty Thuỷ Sản Việt Nam về việc thực hiện hoạt động kinh doanh XNK thuỷ sản nên hoạt động tiêu thụ của Công ty mang những đặc thù riêng. Công ty được phân chia cho các phòng ban phối hợp thực hiện nhằm gia tăng hiệu quả của công tác tiêu thụ hàng hoá. Qua tìm hiểu hệ thống KSNB tại Công ty và tiến hành một số phân tích cơ bản, hệ thống KSNB đối với các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá được đánh giá qua bảng phân tích sau:
ĐÁNH GIÁ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KẾT QUẢ
QUAN TRỌNG CÁC RỦI RO CHÍNH ĐÁNH GIÁ
1. Hiện nay Công ty chưa có quy định cụ thể nào đối với hoạt động Marketing được ban hành, đồng thời công tác thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng chưa được thực hiện
Rủi ro có thể xảy ra là: thị