Phần 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lí luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử
a. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của bất cứ một ngành nghề nào. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, yếu tố này lại càng đóng vai trò quyết định vì tài chính ngân hàng luôn được coi là "huyết mạch của nền kinh tế" và để "huyết mạch" hoạt động thông suốt thì môi trường pháp lý phải hoàn thiện và ổn định. Đặc biệt, môi trường pháp lý ổn định và minh bạch sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ ngân hàng điện tử vì nó đảm bảo cho loại hình dịch vụ này được bảo vệ, khuyến khích phát triển và cạnh tranh công bằng với các loại dịch vụ ngân hàng khác. Mặt khác, một hệ thống pháp lý đầy đủ và chặt chẽ cũng giúp giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng cũng như tăng độ an toàn tiền gửi của khách hàng (Đỗ Văn Hữu, 2005).
b. Môi trường công nghệ
Công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì vấn đề bảo mật càng trở nên cấp thiết bấy nhiêu. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử đồng nghĩa với việc quản trị rủi ro trở thành một thách thức với các ngân hàng.
Phần mềm lõi Core Banking được coi là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đại với khả năng quản lý rủi ro ở tầm vĩ mô, kiểm soát an toàn, xử lý giao dịch tự động nhanh chóng. Phần mềm lõi hiện đại
này sẽ giúp các ngân hàng cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh thông qua nhiều kênh phân phối (mạng ATM, ngân hàng điện thoại, ngân hàng Internet…), mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng và xử lý khối lượng công việc hoặc giao dịch lớn nhưng không làm tăng chi phí tài nguyên và cơ sở hạ tầng tương ứng. Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học của quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro,… trong hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, một core banking hiện đại phải đáp ứng việc quản lý chặt chẽ, đầy đủ, vận hành nhanh và đáp ứng tính “mở” khi ngân hàng muốn triển khai thêm một số dịch vụ khác nữa (Mobile Banking, Internet Banking, ATM…) chính vì vậy ngoài việc đòi hỏi một lượng vốn lớn để đầu tư triển khai core banking thì còn nhiều nhân tố khác trong việc triển khai hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Core banking đòi hỏi đồng bộ cả về mạng, bảo mật và các ứng dụng khác, nhưng hiện nay mới chỉ đồng bộ từng phần, mà chưa đáp ứng nhu cầu quản trị tập trung. Tuy rằng các kiến trúc, mạng lưới chi nhánh, mạng lưới cung cấp dịch vụ, hệ thống mạng diện rộng, mạng cục bộ, core banking, bảo mật nhưng thiếu một thiết kế tổng thể. Do đó, trong quá trình hội nhập, các ngân hàng giờ đây cần phải chỉnh lại các quy trình nghiệp vụ và dịch vụ cung cấp cho các khách hàng theo quy chuẩn quốc tế, để từ đó triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin (Đỗ Văn Hữu, 2005).
c. Môi trường kinh tế - xã hội
Các yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thay đổi cơ cấu kinh tế, thu nhập của dân cư, các chính sách và chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc gia,...sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội, là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (Đỗ Văn Hữu, 2005).
d. Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng
Một trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử là đó là nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng. Hiện nay, do sự phát triển của kinh tế xã hội, thu nhập và đời sống của người dân đã có sự cải thiện rõ rệt dẫn đến sự hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng được nâng cao, đồng nghĩa với việc họ sẽ có điều kiện và nhiều nhu cầu sử dụng các dịch vụ này hơn, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tiện ích (Đỗ Văn Hữu, 2005).
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một bộ phận khách hàng có thói quen và sự yêu thích thanh toán tiền mặt, cũng như không quan tâm nhiều đến các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đây là trở ngại lớn cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Khi cung cấp các dịch vụ này, phía ngân hàng luôn mong muốn sẽ nhanh chóng thu hút
nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ nên sự hiểu biết cũng như chấp nhận sử dụng dịch vụ của khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển dịch vụ. Mặc dù các dịch vụ ngân hàng điện tử là các dịch vụ hiện đại và rất tiện ích nhưng nếu không có sự chấp nhận của khách hàng thì sẽ không thể phát triển và gây hậu quả cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử cần phải làm cho khách hàng biết rằng có những dịch vụ như vậy và hướng dẫn họ sử dụng các dịch vụ đó; đồng thời ngân hàng không thể thỏa mãn với những dịch vụ mà mình đang cung cấp, mà phải không ngừng mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của mình nhằm theo kịp và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng (Đỗ Văn Hữu, 2005).
e. Các đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh cho khách hàng
Các siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua sắm, khách sạn, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, xe... Chưa có sự quan tâm với việc chấp nhận thanh toán qua thẻ, đều không ưa chuộng POS cho dù các ngân hàng lắp đặt miễn phí thiết bị này. Điểm mấu chốt ở đây là vấn đề không muốn công khai doanh thu để giảm bớt thuế thu nhập và không muốn mất phí cho ngân hàng (Đỗ Văn Hữu, 2005).
g. Môi trường cạnh tranh
Các ngân hàng luôn chịu cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước cũng như nước ngoài. Do vậy, để thu hút được khách hàng và chiếm lĩnh được thị phần về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng phải chú trọng đến khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ khách hàng và đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, mức phí phù hợp. Từ dó dẫn tới các ngân hàng phải áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm dịch vụ tiện ích thoả mãn ngày càng tốt hơn những mong muốn, những kỳ vọng của khách hàng. Qua đó, các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng được mở rộng và hoàn thiện hơn (Đỗ Văn Hữu, 2005).
2.1.7.2. Các yếu tố chủ quan a. Yếu tố hạ tầng kỹ thuật
Ở Việt Nam hiện nay mạng lưới ATM và sự kết nối thanh toán thẻ qua POS của hệ thống ngân hàng chưa hoàn chỉnh và thống nhất.
Để xây dựng một hệ thống ngân hàng điện tử đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, chi phí bảo mật thông tin và đổi mới công nghệ sau này. Để có thể kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải
quản lý tập trung cơ sở dữ liệu với hệ thống máy tính và phần mềm tương thích, một lượng chi phí không hề nhỏ. Ngoài ra để hỗ trợ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng phải đầu tư khá lớn vào các loại máy móc như ATM, máy POS, hệ thống core banking bởi nếu hệ thống máy móc thiết bị có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống, ảnh hưởng lớn đến hệ thống thanh toán điện tử. Do vậy một ngân hàng có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đạt tiêu chuẩn mới có thể xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử và phát triển nó nhằm đáp ứng mọi yêu cầu giao dịch điện tử của khách hàng (Đặng Mạnh Phổ, 2007).
b. Nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực
Bên cạnh những yêu cầu về công nghệ cao cũng đòi hỏi những yêu cầu về nguồn nhân lực của ngân hàng. Hệ thống thanh toán điện tử cần phải có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống… một lượng chi phí mà không phải NHTM nào cũng săn sàng bỏ ra đầu tư. Nếu không được đào tạo các kỹ năng để làm việc trên Internet và làm việc với các phương tiện hiện đại khác, các kỹ năng để hỗ trợ phục vụ khách hàng và hạn chế về trình độ ngoại ngữ thì sẽ là trở ngại lớn cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử (Đặng Mạnh Phổ, 2007).
Số lượng dịch vụ ngân hàng vô cùng đa dạng và liên tục gia tăng tính mới mẻ nên đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng cần thiết trong công việc cũng như phải tìm hiểu để có hiểu biết sâu rộng về sản phẩm dịch vụ và về các ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong ngân hàng (Đặng Mạnh Phổ, 2007).
Để đáp ứng tốt các yêu cầu về nguồn nhân lực thì các ngân hàng thương mại phải đảm bảo có nguồn tài chính ổn định. Với năng lực tài chính đủ mạnh, các ngân hàng thương mại mới có thể đầu tư cho dịch vụ ngân hàng điện tử về mọi mặt, như vậy thì mới đạt được mục tiêu phát triển được dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngoài ra, hệ thống công nghệ của ngân hàng cũng phải thường xuyên được nâng cấp, phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ. Bởi nếu công nghệ lạc hậu sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường; nhân viên ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong quá trình vận hành, tác nghiệp; khách hàng không được thỏa mãn đầy đủ nhu cầu. Do đó, muốn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thì các ngân hàng thương mại phải có nguồn tài chính ổn định, cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp và hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại (Đặng Mạnh Phổ, 2007).
Vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh toán là những hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn mà hiệu
quả đầu tư lại thấp.
c. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ
Ngân hàng điện tử Việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện điện tử phải đi đôi với việc phòng ngừa rủi ro.