Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 90 - 93)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của vcb chi nhánh Chương Dương

4.2.1. Yếu tố khách quan

* Môi trường quốc tế

Nền tảng công nghệ thông tin thế giới phát triển một cách chóng mặt. Và một trong các ứng dụng được phát triển nhiều nhất trên nền tảng công nghệ phải kể đến giao dịch trực tuyến và ứng dụng Mobile banking. Theo một cuộc khảo sát, trên thực tế việc sử dụng internet, mobile được phát triển một cách sâu, rộng, bao gồm mọi lứa tuổi, thu nhập và giới tính.

Sự gia tăng về măt số lượng: Internet hiện nay có trong 95 triệu hộ gia đình. Trong số đó, số lượng các hộ gia đình sử dụng ngân hàng trực tuyến là khoảng 72.500.000 và các hộ gia đình này cực kì trung thành với ngân hàng mà họ đã lựa chọn. Khoảng một nửa số hộ gia đình này cũng sử dụng dịch vụ thanh toán hóa đơn thay vì trực tiếp đến các đại lý để thanh toán hoặc thanh toán qua các trang web trung gian. Có thể nói, việc sử dụng hoạt động thanh toán không cần chứng từ đã trở nên phổ biến nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu.

Những xu hướng này mới trở nên ngày càng rõ ràng hơn trong 10 năm qua.

Phân khúc thị trường: Việc am hiểu về máy tính và công nghệ của người trẻ, đặc biệt là nhóm người sinh từ năm 1970 đến năm 1990 là những người có xu hướng nắm bắt công nghệ nhanh, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Do đó, các sản phẩm ngân hàng điện tử luôn có xu hướng trước tiên để phục vụ nhóm người trẻ tuổi này.

Dự báo: Ngân hàng trực tuyến được dự báo sẽ được nhóm người trẻ tuổi đưa lên phát triển một cách mạnh mẽ. Nhóm trẻ này sẽ chiếm tỷ lệ khoảng 40%

trong các hộ gia đình vào năm 2016. Từ năm 2009 đến 2016, trung bình mỗi năm tốc độ tăng trưởng của ngân hàng trực tuyến tăng khoảng 4%, tương đương với 66 triệu hộ gia đình. Họ sẽ không những dần quen thuộc với các dịch vụ ngân hàng điện tử và còn truyền thói quen này tới các nhóm người khác.

* Môi trường trong nước

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng phát triển chung của các ngân hàng: Dịch vụ ngân hàng điện tử đã trở thành xu hướng tất yếu của không chỉ các ngân hàng nước ngoài mà còn là xu hướng của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam.

Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng điện tử có động lực lớn để phát triển ngày một lớn mạnh:

Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngày càng trở nên khốc liệt tại Việt Nam Ngày càng có nhiều tổ chức phi tài chính tham gia vào lĩnh vực này.

Đây là một thị phần mới, có rất nhiều tiềm năng phát triển ở một nước đông dân và đang là nước có dân số trẻ.

Sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Thứ hai, về nhận thức. hiện nay, ban lãnh đạo của đại đa số các NHTMCP Việt Nam đều xác định mục tiêu hoạt động tới năm 2016 là trở thành ngân hàng

bán lẻ, hướng tới khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế các ngân hàng đều xác định chiến lược thực hiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ của mình dựa vào:

Sự phát triển mạng lưới của mình, phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng cập nhật công nghệ mới.

Phát triển các nhánh dịch vụ, đặc biệt là các kênh phân phối.

Tạo sự khác biệt: Các ngân hàng TMCP có chiến lược khá rõ ràng, tập trung phát triển tại các đô thị lớn trên nền tảng công nghệ cao, cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

Thứ ba, nhu cầu của xã hội về dịch vụ và các tiện ích của nó ngày càng gia tăng và đổi mới.

Về sản phẩm: Sự phổ biến của Internet và điện thoại di động trong những năm gần đây mở ra một thị trường tiềm năng cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam và Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC, tính đến cuối tháng 9 năm 2012, có hơn 31 triệu người sử dụng Internet (tăng 3,2% so với cùng thời điểm năm 2011), số thuê bao Internet băng rộng cả nước ước tính đạt 4,4 triệu thuê bao (tăng 13,9%

so với cùng thời điểm năm 2011), và số thuê bao di động đạt 120,9 triệu thuê bao (tăng 5,2% so với cùng thời điểm năm 2011). Như vậy, với dân số khoảng 88 triệu dân hiện nay, ở Việt Nam trung bình cứ khoảng 4 người có 1 người sử dụng Internet và trung bình mỗi người sử dụng khoảng 2 thuê bao điện thoại di động.

Đây là một tiềm năng lớn cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán đã giảm dần qua các năm (từ 31,6% năm 1991 xuống còn 11,8% vào tháng 9/2012). Đây là một tiền đề quan trọng cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử tại Việt Nam.

Việc ngày càng nhiều người có thói quen giảm dần việc dùng tiền mặt, một trong những lý do quan trọng nhất đó chính là tác động của dịch vụ truyền thống. Số lượng ngân hàng triển khai Internet Banking ngày càng nhiều.

Các sản phẩm của ngân hàng điện tử ngày càng trở nên phổ biến và rộng rãi: Nếu như năm 2004 mới chỉ có 3 ngân hàng triển khai dịch vụ Internet Banking thì tới năm 2008, con số này đã tăng lên là 25, chủ yếu cung cấp thông tin, thanh toán hóa đơn định kỳ, chuyển tiền trong hệ thống, trong đó có 5 ngân

hàng là: Đông Á, Kỹ thương, Á châu, Citibank Việt Nam, Indovina là chuyển khoản ra ngoài hệ thống trong tổng số 11 ngân hàng có chức năng chuyển khoản trực tuyến. Có 3 ngân hàng là Đông Á, Kỹ thương và Á châu thực hiện đầy đủ cả 3 nội dung của Internet Banking là cung cấp thông tin, giao tiếp và giao dịch.

Riêng ngân hàng TMCP Á châu còn triển khai dịch vụ này, dịch vụ Home Banking, Mobile Banking, Phone Banking tới tất cả các khách hàng cá nhân có tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Ngoài việc sử dụng các dịch vụ, khách hàng còn nhận được nhiều ưu đãi về phí dịch vụ.

Các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính sẽ được triển khai ngày càng nhiều, ví dụ Bancasurance (liên kết ngân hàng – bảo hiểm), đem lại một khoản thu khá lớn cho ngân hàng , phát triển khách hàng, tạo ra tiện ích đa dạng hơn. Các sản phẩm này được nhiều ngân hàng ứng dụng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương… Năm 2009, dịch vụ này được các ngân hàng và công ty bảo hiểm quan tâm nhiều để gia tăng tiện ích và tăng nguồn thu dịch vụ, mở rộng thị phần. Điều này không những có lợi cho khách hàng trong sử dụng các dịch vụ tài chính (tiết kiệm thời gian thanh toán phí bảo hiểm, được tư vấn bảo hiểm, thanh toán…) mà còn là mong muốn của các NHTM và công ty bảo hiểm nhằm thu hút tiền gửi, thu phí bảo hiểm và chi trả qua thẻ ATM. Việc hợp tác giữa Sacombank và PVN trong cho vay tiêu dùng và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, NH ABBank và Prudential Việt Nam (PVN) mở các điểm giao dịch ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, HDBank và ACE Life, Standard Chartered Bank - SCB và PVN… đã cho thấy triển vọng của dịch vụ bán chéo sản phẩm tài chính ở Việt Nam. Riêng Prudential đã thành công với mô hình này với hơn 70 quan hệ hợp tác ở 12 quốc gia châu Á.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)