Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm cơ bản của ngân hàng tmcp ngoại thương vn
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của Chi nhánh bao gồm: Ban giám đốc, 07 phòng chức năng, 01 tổ nghiệp vụ và 06 phòng giao dịch trực thuộc với tông số cán bộ nhân viên tại Chi nhánh đến 31/12/2016 là 153 cán bộ. Tổ chức VCB chi nhánh Chương Dương được thể hiện qua sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức VCB chi nhánh Chương Dương
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương (2016) GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC ( gồm 2 phó giám đốc )
KHỐI TRỰC TIẾP
KINH DOANH KHỐI HỖ TRỢ
KINH DOANH KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ
Phòng khách
hàng (Bán buôn, Bán lẻ)
Phòng đầu mối và các
PGD
6 phòng)
Phòng Ngân
quỹ
Tổ quản lý
nợ
Phòng Hành chính –
Nhân sự
Phòng Kiểm tra nội
bộ Tổ Tin
học
Phòng kế toán
36
* Giám đốc chi nhánh
Hoạch định chiến lược phát triển của Chi nhánh
Xây dựng và quản lý kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.
Phối hợp với các phòng ban và bộ phận chức năng thực hiện phát triển mạng lưới của Chi nhánh.
Quản lý, đôn đốc, giám sát hoạt động các phòng ban và nhân viên dưới quyền.
* Phó giám đốc chi nhánh
Là người trợ giúp cho giám đốc,được giám đốc chi nhánh uỷ quyền chỉ đạo điều hành một số các công tác, ký thay giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.
* Phòng ngân quỹ
Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của Ngân hàng nhà nước và của Ngân hàng Vietcombank.
Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng, biểu phí dịch vụ; các dịch vụ phi tín dụng liên quan đến hoạt động thanh toán và ngân quỹ.
Nghiên cứu, soạn thảo và triển khai thực hiện các quy chế, quy định, quy trình và các hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thu chi tiền và ngân quỹ của toàn hệ thống Ngân hàng.
Kết hợp với các Phòng, Ban tại Hội sở chính để thực hiện tốt nghiệp vụ &
dịch vụ Ngân hàng liên quan.
* Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng.
Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng.
* Tổ tin học
Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin.
Phụ trách hệ thống tin học trong toàn hệ thống.
Tư vấn cho Giám đốc và triển khai việc sử dụng các hệ thống phần mềm mới.
* Phòng Hành chính - Nhân sự
Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống.
Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.
* Phòng Kế toán
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng:
Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng, quý, năm).
Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính.
Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho Giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính.
Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.
Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
* Phòng tín dụng
Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng:
- Cho vay ngắn hạn;
- Cho vay trung, dài hạn;
- Các nghiệp vụ bảo lãnh;
- Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá (khi có qui định của Tổng Giám đốc Vietcombank).
Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống.
Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Giám đốc.
Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng.
Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các chủ đầu tư dự án) để có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện .