Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về hình thức tổ chức kinh tế tập thể
2.2.2. Kinh nghiệm phát triền kinh tế tập thể ở trong nước
Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2015): trong 6 tháng đầu năm 2015, khu vực kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái đã tập trung đổi mới phương thức quản lý, tiết kiệm triệt để chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường công tác thị trường, tìm kiếm đối tác, tạo việc làm và thu nhập cho thành viên, người lao động. Hoạt động của khối Kinh tế tập thể đạt được kết quả tích cực, toàn tỉnh thành lập mới được 4 HTX nâng tổng số HTX lên 320 HTX với 38.589 thành viên, tổng vốn Điều lệ hơn 265,7 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho
trên 7.200 lao động với thu nhập bình quân 2,2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng, doanh thu bình quân ước đạt 1,2 tỷ đồng/HTX, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm trên 12,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời gian qua, kinh tế tập thể của tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế, đó là: Quy mô hoạt động của các HTX còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng của các loại hình chưa đồng đều, chưa tạo được liên kết bền vững; Chất lượng hoạt động của nhiều HTX đã được nâng lên, song chưa vững chắc, tỷ lệ HTX khá giỏi chưa nhiều, vốn tự có thấp, chưa có nhiều HTX xây dựng được thương hiệu sản phẩm; Trình độ đội ngũ cán bộ HTX tuy được nâng lên, song chưa đáp ứng yêu cầu; Hiệu quả sản xuất của HTX còn thấp nên việc giải quyết chế độ cho người lao động chưa được đảm bảo; Kết quả triển khai tổ chức lại HTX chưa đáp ứng được mong muốn do hệ thống văn bản không kịp thời; việc chậm tổ chức lại không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, do đó các HTX không tích cực trong việc tổ chức lại.
Đối với việc thực hiện Luật HTX năm 2012 tại tỉnh Yên Bái. Ngay sau khi được Quốc hội thông qua Luật, Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể tỉnh đã chỉ đạo triển khai học tập, quán triệt. Đồng thời, Ban Chỉ đạo đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố phối hợp tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cho nhân dân, các HTX trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng quy định Luật HTX năm 2012. Trong 02 năm qua, Liên minh HTX (HTX) tỉnh đã tổ chức hơn 20 khóa tập huấn, hướng dẫn thực hiện Luật cho trên 1.000 lượt người là cán bộ quản lý HTX, cán bộ Liên minh HTX tại các huyện, thị, thành phố. Sau 2 năm thực hiện Luật HTX năm 2012 đã có 34 HTX được thành lập mới trong đó 15 HTX nông nghiệp, 10 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 6 HTX thương mại dịch vụ và 3 HTX xây dựng; đã có 163 HTX đã tiến hành đại hội sửa đổi điều lệ, bổ sung phương án kinh doanh, xác định cơ cấu vốn góp, mô hình hoạt động, kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo. Trong đó, có 128 HTX đã thực hiện xong việc tổ chức lại và hoạt động đúng quy định của Luật HTX năm 2012, chiếm 40% tổng số HTX, 35 HTX đã nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký HTX; Số HTX chưa triển khai là 157 HTX; có 15 HTX chuyển hình thức sở hữu sang Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân.
Đến nay chất lượng của các HTX đã tổ chức lại từng bước được nâng lên, cán bộ thành viên đã nhận thức được nhu cầu và mục đích tham gia HTX; tính dân chủ trong HTX ngày càng thể hiện rõ nét, hội đồng quản trị đã xây dựng quy chế hoạt động và sử dụng vốn. Nhiều HTX đã chủ động liên doanh liên kết với
các HTX và doanh nghiệp khác để gia tăng dịch vụ của HTX, tăng doanh thu.
Năm 2014, doanh thu của các HTX đạt trên 1.000 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2013, nộp ngân sách tăng 43%.
Để kinh tế tập thể ngày càng phát triển, chú trọng hướng dẫn các HTX tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Đối với các HTX yếu kém không còn khả năng củng cố, nên tiến hành giải thể để thành lập mới các loại hình kinh tế hợp tác đa dạng, phù hợp hơn theo nhu cầu của kinh tế hộ và đặc điểm của từng địa phương; Tham mưu cho tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX theo Quyết định 2261 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 – 2020 và thực hiện các giải pháp mang tính hỗ trợ về kinh tế, để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển; Ngành Thuế cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên các HTX thực hiện việc hạch toán kế toán, chứng từ, hóa đơn đúng quy định.
Đối với Liên minh HTX cần tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn các HTX hoạt động tuân thủ nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo Luật HTX, hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển HTX; phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ HTX, các hoạt động xúc tiến thương mại, liên doanh, liên kết. Đặc biệt, quan tâm công tác liên doanh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ giữa các HTX với nhau và giữa các HTX với doanh nghiệp và các loại hình kinh tế khác để tăng giá trị sản phẩm sản xuất ra, nâng cao giá trị thu nhập cho bà con thành viên và nhân dân. Đối với các huyện, thị, thành phố cần quan tâm nghiên cứu và đề xuất với tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho các HTX.
2.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng mô hình KTTT tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo Hội nghị tổng kết hoạt động Hợp tác xã Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (2015): Tỉnh Thừa Thiên Huế có 159 HTX nông nghiệp, trong đo có 143 HTX chuyển đổi từ HTX cũ khi có Luật HTX năm 1996, sau khi có sự hợp nhất của 2 HTX Thủy Phương 1 và Thủy Phương 2 thành HTX Thủy Phương và có 16 HTX thành lập mới sau khi có Luật HTX 1996. Trong đó huyện Phong Điền có số HTX lớn nhất 42 HTX, tiếp đến là huyện Phú Lộc có 32 HTX, huyện Quảng Điền có 23 HTX, thị xã Hương Trà có 22 HTX, huyện Phú Vang có 17 HTX, thị xã Hương Thủy có 11 HTX, thành phố Huế có 8 HTX, huyện A Lướicó 2 HTX và huyện Nam Đông có 1 HTX.
Quy mô HTX không đồng đều ở các địa phương, huyện Phong Điền phần lớn là HTX cấp thôn, quy mô nột HTX quản lý thấp hầu hết dưới 100 ha, thậm chí nhiều HTX có diện tích lúa dưới 50 ha trong lúc thị xã Hương Thủy hầu hết HTX có quy mô cấp xã.
Năm 2014, tổng doanh thu của các HTX đạt gần 256,5 tỷ đồng (tăng hơn năm 2013 là 2,22 tỷ đồng tương ướng 0,7%). Tổng lãi là 14,3 tỷ đồng tương ướng 11,6%. Bình quân một xã lãi trên 91,6 triệu đồng. Một số địa phương có hiệu quả cao như: thị xã Hương Thủy tổng lãi 3.831.036 ngàn đồng (bình quân 348.276 ngàn đồng/HTX), huyện Phú Vang tổng lãi 3.202.600 ngàn đồng (bình quân 188.388 ngàn đồng/HTX), thành phố Huế lãi bình quân 119.147 ngàn đồng/HTX, huyện Quảng Điền lãi bình quân 65.875 ngàn đồng/HTX ... Nhìn chung các HTX của các đơn vị đã tổ chức được nhiều loại hình dịch vụ và điều hành tốt trong sản xuất kinh doanh nên duy trì kết quả tương đối cao. Đại đa số các HTX này hội tụ đầy đủ các yếu tố như đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, đa dạng loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Năm 2014. Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức 07 lớp tập huấn tuyên truyền hướng dẫn Luật HTX năm 2012 cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX (chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát và kế toán) của các HTX trên địa bàn tỉnh.Đồng thời đã tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền 03 lớp do phòng Kế hoạch và Tài chính, phòng Nông nghiệp và PTNT của cácthị xã, huyện tổ chức. Chi cục PTNT đã chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ các HTX xây dựng điều lệ, xác định lại cổ phần, thành viên tham gia HTX và hướng dẫn Đại hội chuyển đổi hoạt động theo Luật 2012.
Định hướng và những nhiệm vụ thực hiện trong những năm qua đến đổi mới HTX nông nghiệp:
Đổi mới đơn vị quản lý:
+ Phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, xác định đinh rõ vai trò của các cấp đảng ủy, chính quyền, cán bộ trong phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX theo Kết luận số 56KL/TW ngày 21/02/2012 của Bộ tài chính về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Kết luận số 97KL/TW ngày 15/05/2014 về một số chủ trương, giải pháp về tiếu tục thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ VII khóa X về nông nghiệp – nông dân – nông thôn.
Tổ chức quán triệt Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chươngtrình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020;
+ Tuyên truyền Luật HTX 2012 đến cán bộ, nhân dân, hưỡng dẫn thành lập các hình thức kinh tế hợp tác ở các huyện, xã miền núi chưa có tổ chức kinh tế tập thể. Đồng thời đôn đốc các HTX chưa chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2012 khẩn trương chuyển đổi theo đúng thời gian quy định của Luật
+ Rà soát các HTX tồn tại dưới hình thức để chuyển đổi sang hình thức khác, sáp nhập hoặc giải thể để làm lành mạnh hóa hình thức kinh tế HTX;
+ Rà soát, sắp xếp bộ máy quản lý Nhà nước chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn từ tỉnh đến xã, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoàn thiện kế hoạch đổi mới HTX theo Quyết định 710 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
+ Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, thi hành Luật HTX, các chính sách đối với phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Xây dựng mô hình HTX kiểu mới hoạt động theo Luật HTX 2012 để làm hạt nhân nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh;
+ Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về phát triển HTX nông nghiệp;
+ Tổ chức rà soát đánh giá thực tế hoạt động HTX trên địa bàn toàn tỉnh theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới;
+ Tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ HTX cả lĩnh vực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ. Nhất là cán bộ mới sau khi chuyển đổi, đăng ký lại HTX.
Đối với HTX:
+ Tổ chức xây dựng điều lệ, đăng ký lại HTX, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của HTX theo Luật HTX sửa đổi năm 2012. Trước mặt lên chọn những dịch vụ thiết yếu theo yêu cầu của hội viên, phù hợp với khả năng hoạt động của HTX trên cơ sở bảo đảm hoạt động có hiệu quả;
+ Tường bước mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động, phấn đấu vươn lên làm dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ đầu ra;
+ Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhằm tận dụng lao động tại HTX ngày càng tăng khí cơ giới được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất;
+ Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi;
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, không ngừng tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm;
+ Hạ giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh;
+ Liên kế với các doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tăng thu nhập cho thành viên HTX;
+ Giải quyết vốn cho các HTX hoạt động bằng cách thu vốn góp cổ phần, tích cực thu hồi nợ để bổ sung vốn lưu động, thu đủ vốn góp của xã viên còn thiếu cũng như vốn góp thêm của xã viên nơi có điều kiện theo sự nhất trí của Đại hội thành viên;
+ Thực hiện hạch toán tiền công cho bộ máy quản lý theo Thông tư liên tịch số 74/2008/TTLT/BTC-BNN ngày 14/08/2008 của Liên Bộ tài chính và Nông nghiệp và PTNT. Hạn chế việc thu quỹ theo đầu sào để trả lương cho cán bộ HTX trái với quy định của Luật HTX;
+ Đối với những kế toán chưa qua đào tạo chuyên môn hoặc đã qua đào tạo nhưng không đúng ngành thì cần tham gia các lớp đào tạo dài hạn của huyện, tỉnh tổ chức.