Kết quả sản xuất – kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 65 - 81)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ hiện nay

4.1.7. Kết quả sản xuất – kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

4.1.7.1. Tình hình sản xuất của các hợp tác xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

 Trồng trọt a. Năm 2014

Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 32.370,5 ha tăng 371 ha so với năm 2013 (do tăng diện tích cây màu ở vụ hè);

Trong đó:

- Diện tích lúa cả năm đạt 23.631 ha, giảm 44 ha so với năm 2013.

Năng suất lúa cả năm ước đạt 131,52 tạ/ha. Sản lượng thóc cả năm ước đạt 155.397 tấn.

+ Diện tích lúa xuân 11.815 ha tăng 13 ha so với năm 2013; trong đó giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn đạt 11.535 ha, chiếm 97,63%. Năng suất lúa vụ xuân đạt 72,52 tạ/ha. Diện tích lúa gieo vãi, gieo sạ hàng đạt 3.184 ha (tăng 184 ha).

+ Diện tích lúa mùa 11.816 ha giảm 57 ha so với năm 2013. Cơ cấu giống lúa có nhiều tiến bộ giống lúa BC15 được nông dân đưa vào gieo cấy 5.834 ha chiếm 49,3 % diện tích, lúa chất lượng chiếm 23 % diện tích. Năng suất lúa mùa ước đạt 59 tạ/ha. Diện tích gieo vãi, gieo sạ hàng đạt 2.274 ha.

+ Diện tích cây màu xuân đạt 1.117 ha; trong đó: Ngô 320 ha, Đậu tương 79 ha, lạc 127 ha, ớt 121 ha và các loại cây trồng khác 470 ha.

+ Diện tích cây trồng vụ hè đạt 747,8 ha, trong đó: Ngô 87,7 ha; đậu tương 106,3 ha; dưa các loại 216,1 ha; bí đỏ 122,9 ha và các loại cây trồng khác 214,8 ha.

+ Diện tích cây màu hè thu: 997.8 ha tăng 36 ha so với năm 2013; trong đó:

ngô 241,2 ha, dưa các loại 65 ha, ớt 64.3 ha, đậu tương 171.3 ha, các loại cây khác 456 ha.

+ Diện tích cây màu vụ đông 2013-2014 đạt 6.301 tăng 60,5 ha so với năm 2012-2013, diện tích cây trồng vụ đông cho thu hoạch là 5.877 ha, trong đó: diện tích gieo trồng ngô đạt 1.532 ha, khoai tây 383 ha, khoai lang 242 ha, ớt 904 ha, đậu tương 292 ha, dưa các loại 165 ha, bí xanh 534 ha, rau màu các loại 1.825 ha.

b. Năm 2015

Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 32.858,2 ha tăng 487,7 ha so với năm 2014 (do tăng diện tích cây màu vụ hè, hè thu và cây vụ đông); Trong đó:

- Diện tích lúa cả năm đạt 23.586 ha, giảm 45 ha so năm 2014. Năng suất lúa cả năm ước đạt 132,55 tạ/ha. Sản lượng thóc cả năm ước đạt 156.320 tấn.

+ Diện tích lúa xuân 11.796 ha (giảm 19 ha so năm 2014); trong đó: giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn đạt 11.636 ha chiếm 98,65%. Năng suất lúa vụ xuân đạt 72,55 tạ/ha. Diện tích lúa gieo vãi, gieo sạ hàng đạt 4.800 ha (tăng 1616 ha so với vụ xuân năm 2014).

+ Diện tích lúa mùa 11.790 ha, giảm 26 ha so năm 2014; trong đó: diện tích gieo cấy giống lúa BC15 là 6.300,5 ha (chiếm 53,44 % diện tích), lúa chất lượng cao chiếm 24,5 % diện tích. Năng suất lúa mùa ước đạt 60 tạ/ha.

+ Diện tích cây màu xuân đạt 1.057 ha, giảm 60 ha so năm 2014; trong đó:

Ngô 200 ha, Đậu tương 46 ha, lạc 171 ha, ớt 141 ha, khoai tây 19 ha và cỏc loại của trồng khỏc 480 ha.

+ Diện tích của cây màu hè, thu: 1759,2 ha tăng 13,6 ha so với năm 2014;

trong đó: ngô 371 ha, dưa các loại 153 ha, ớt 64 ha, bí các loại 113 ha, đậu tương 205 ha, rau các loại 700 ha, cây khác 153,2 ha.

+ Diện tích của cây vụ đông 2014-2015 đạt 6456 ha, tăng 155 ha so năm 2013-2014. Trong đó diện tích ngô đạt 1.685 ha, khoai tây 588 ha, khoai lang 300 ha, ớt 1018 ha, đậu tương 259 ha, dưa các loại 63 ha, bí các loại 965 ha, rau màu các loại 1.578 ha.

c. Năm 2016

Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 33.042,5 ha tăng 184,3 ha so với năm 2015 (do tăng diện tích cây màu vụ hè, hè thu và cây vụ đông); Trong đó: Diện tích lúa cả năm đạt 23.480,7 ha, giảm 105,3 ha so năm 2015. Năng suất lúa cả năm đạt 133,25 tạ/ha. Sản lượng thóc cả năm đạt 156.440 tấn.

Diện tích lúa mùa 11.702,7 ha, giảm 87,3 ha so năm 2015; trong đó: diện tích gieo cấy giống lúa BC15 là 6.289 ha (chiếm 60 % diện tích), lúa chất lượng cao chiếm 24,98 % diện tích. Năng suất lúa mùa đạt 61 tạ/ha.

+ Diện tích lúa xuân 11.778 ha (giảm 18 ha so năm 2015); trong đó: giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn đạt 11.636 ha chiếm 99,84%. Năng suất lúa vụ xuân đạt 72,25 tạ/ha. Diện tích lúa gieo vãi, gieo sạ hàng đạt 5.976 ha (tăng 1.176 ha so năm 2015).

+ Diện tích cây màu xuân đạt 1.164,5 ha, tăng 107,5 ha so năm 2015; trong đó: Ngô 250 ha, Đậu tương 47 ha, lạc 174 ha, ớt 113 ha, khoai tây 30 ha và các loại cây trồng khác 550,5 ha.

+ Diện tích cây màu hè, thu: 1.909,3 ha tăng 149,7 ha so với năm 2015;

trong đó: ngô 394 ha, dưa các loại 224 ha, ớt 193 ha, bí các loại 89 ha, đậu tương 207 ha, rau các loại 595,9 ha, cây khác 206,4 ha.

+ Vụ đông: Diện tích vụ đông năm 2015-2016 toàn huyện đạt 6.488 ha, tăng 3 ha so vụ đông năm 2014 - 2015, gồm diện tích ớt là 1088 ha; ngô là 1.720 ha (trong đó diện tích ngô ngọt, ngô nếp là 1.200 ha); Khoai tây là 495,7 ha; bí đỏ, bí xanh là 825 ha, rau quả các loại 2.359,3 ha.

Diện tích các cây trồng có giá trị kinh tế cao tiếp tục được duy trì và mở rộng mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân như: cây gia vị, cây khoai tây, ngô nếp, ngô ngọt, dưa bao tử, bí đỏ,… tập trung ở các xã Quỳnh Minh, Quỳnh Hải, Quỳnh Hội, Quỳnh Thọ, An Ấp, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Nguyên, An Đồng, An Khê,…

Bảng 4.8. Diện tích gieo trồng trên địa bàn các hợp tác xã quản lý tại huyện Quỳnh Phụ trong 3 năm (2014 – 2016)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

ĐVT (ha)

Tỷ lệ (%)

ĐVT (ha)

Tỷ lệ (%)

ĐVT (ha)

Tỷ lệ (%)

2015/

2014

2016/

2015

Trung bình Tổng diện tích 32.370,5 100,0 32.858,2 100,0 33.042,5 100 101,5 100,6 101,0 Lúa 23.631,0 73,0 23.586,0 71,8 23.480,7 71,1 99,8 99,6 99,7 Lúa xuân 11.815,0 36,5 11.796,0 35,9 11.778,0 35,6 99,8 99,7 99,8 Lúa mùa 11.816,0 36,5 11.790,0 35,9 11.702,7 35,5 99,8 99,3 99,5 Cây màu xuân 1.117,0 3,4 1.057,0 3,2 1.164,5 3,5 94,6 110,2 102,4 Cây màu hè 747,8 2,3 764,7 2,3 800,4 2,4 102,3 104,7 103,5 Cây màu thu 997,8 3,1 994,5 3,0 1108,9 3,5 99,7 111,5 105,6 Cây màu đông 6.301,0 18,2 6.456 19,6 6.488,0 19,7 102,5 100,5 101,5

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác NN&PTNT, phương hướng và nghiệm vụ (2016) Toàn bộ diện tích cây trồng xuất khẩu: ngô ngọt, bí đỏ,… Phòng Nông nghiệp & PTNT đã mời Công ty Chế biến Nông sản Hải Dương về ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các HTX DV Nông nghiệp nên nông dân yên tâm đầu tư sản xuất mở rộng diện tích cây vụ đông. Hiệu quả sản xuất vụ đông bình quân đạt trên 103 triệu đồng/ha. Tổng giá trị sản xuất vụ đông 2015 – 2016 ước đạt trên 670 tỷ đồng (theo giá thực tế).

Qua bảng 4.9 ta nhận thấy tổng diện tích gieo trồng của các HTX trên địa địa bàn huyện Quỳnh Phụ tăng lên trung bình hàng năm là 1%. Trong đó diện tích lùa xuân và lúa màu có sự chuyển dịch không đãng kể qua các năm. Về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang trồng cây màu: Xã Quỳnh Sơn (17 ha) sản xuất ngô giống, Quỳnh Thọ (35 ha) sản xuất ngô ngọt, ngô giống và dưa chuột bao tử, Quỳnh Hoàng (30 ha) sản xuất ngô ngọt và mướp đắng, Quỳnh Minh (17 ha) sản xuất dưa chuột xuất khẩu, An Hiệp (39 ha) sản xuất ngô giống.

Với tình hình như hiện nay, việc phát triển diện tích đất trồng mầu là giải pháp hoàn toàn có lợi đối với các HTX trồng trọt. Vì thời gian gieo trồng cây lúa lâu cộng với việc thời tiết ngày càng nóng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao. Hiện nay giá lúa của Việt Nam đang có chiều hướng giảm. Còn với trồng mầu thì thời gian thu hoạch và chi phí sản xuất tương đương trồng lúa nhưng mất ít công chăm sóc hơn và giá thành bán ra cao.

Từ những ý do đó, các HTX trên địa bàn huyện đang chuyển dịch cơ cấu đất trồng lúa sang trồng mầu để đem lại lợi nhuận cao hơn cho xã viên.

 Chăn nuôi a. Năm 2014

Tổng đàn trâu bò ước đạt 7880 con, sản lượng thịt trâu bò xuất chuồng ước đạt 580 tấn, tăng 128 tấn so năm 2013.

Tổng đàn lợn ước đạt 158.000 con tăng 4.300 con so với năm 2013, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 27.600 tấn, tăng 1.385 tấn so cùng kỳ năm 2013.

Tổng đàn gia cầm ước đạt 1.650.000 con tăng 10.000 con so năm 2013;

Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng ước đạt 4.754 tấn tăng 228 tấn so năm 2013.

Tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện theo Thông tư 27/2011/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp &

PTNT. Năm 2014 toàn huyện có 177 trang trại được cấp Giấy chứng nhận kinh tế Trang trại, trong đó 29 trang trại chăn nuôi Quy mô lớn

b. Năm 2015

Tổng đàn trâu bò ước đạt 7.230 con, sản lượng thịt trâu bò xuất chuồng ước đạt 507 tấn, tăng 3,68 % so với năm 2014.

Tổng đàn lợn ước đạt 144.000 con (trong đó lợn nái ngoại 5.800 con) tăng 2.000 con so với năm 2014, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 28.400 tấn, tăng 1.017 tấn so cùng kỳ năm 2014.

Tổng đàn gia cầm ước đạt 1.666.000 con tăng 12.000 con so năm 2014; Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng ước đạt 5.605 tấn tăng 333,8 tấn so với năm 2014.

Đến tháng 10 năm 2015 toàn huyện có 182 Trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế Trang trại theo tiêu chí Thông tư 27.

c. Năm 2016

Theo điều tra 01/10/2016, tổng đàn lợn đạt 144.750 con tăng 3.320 con so với năm 2015. Trong đó đàn lợn nái và đực giống có 28.300 con, đàn lợn thịt 112.550 con.

Bảng 4.10. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn các hợp tác xã quản lý tại huyện Quỳnh Phụ giai đoạn (2014 – 2016)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (con)

Sản lượng (tấn)

Số lượng (con)

Sản lượng (tấn)

Số lượng (con)

Sản lượng (tấn)

Trâu bò 7880 580 7.230 507 7.970 608

Lợn 158.000 27.600 144.000 28.400 144.750 29.547

Gia cầm 1.650.000 4.754 1.666.000 5.605 1.664.000 5.597 Nguồn: Báo cáo kết quả công tác NN&PTNT, phương hướng và nghiệm vụ (2016)

- Đàn gia cầm: tổng đàn có 1.664.000 con, tăng 12.000 con so với năm 2015. Trong đó: đàn gà: 1.260.000 con; đàn vịt, ngan, ngỗng có 384.000 con, gia cầm khác 20.000 con.

Bảng 4.11. Tăng trưởng chăn nuôi trên địa bàn các HTX của huyện Quỳnh Phụ quản lý giai đoạn (2014 – 2016)

(Đơn vị tính: %) Danh mục 2015/2014 2016/2015 Trung bình

Trâu bò Số lượng 92 110 101

Sản lượng 87 120 104

Lợn Số lượng 91 101 96

Sản lượng 103 104 103

Gia cầm Số lượng 101 100 100

Sản lượng 118 100 109

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác NN&PTNT, phương hướng và nghiệm vụ (2016) Theo số liệu thống kê đến tháng 12 năm 2016 toàn huyện có 212 trang trại đủ điều kiện đạt kinh tế trang trại theo tiêu chí Thông tư 27, trong đó có 191 hộ đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế Trang trại.

Qua bảng 4.12 ta nhận thấy được tình hình phát triển đàn gia súc và gia trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ có nhiều chuyển biến qua 3 năm nghiên cứu (2014- 2016) như sau:

+ Số lượng và sản lượng trâu bò của các HTX trên địa bàn huyện năm 2015 giảm lần lượt là 8% và 13% so với năm 2014. Sang đến năm 2016 số lượng và sản lượng trâu bò tăng trở lại và đạt nhiều kết quả nhất định: số con tăng 740 con

so với năm 2015 và sản lương tăng 101 tấn. Tương đương với tăng 10% và 20%

so với năm 2015.

+ Số lượng lợn của các HTX trên địa bàn huyện năm 2015 giảm lần lượt là 9% tuy nhiên, sản lượng tăng 3% so với năm 2014. Sang đến năm 2016 số lượng và sản lượng lợn tăng nhẹ với số con tăng 750 con so với năm 2015 và sản lương tăng 1.147 tấn. Tương đương với tăng 1% và 4% so với năm 2015.

+ Số lượng và sản lượng gia cầm của các HTX trên địa bàn huyện năm 2015 tăng với 16.000 con và 851 tấn, tương đương với 1% và 18% so với năm 2014. Do dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại vì vậy, năm 2016 người dân hạn chế mở rộng chăn nuôi nên số lượng và sản lượng gia cầm giảm nhẹ với số con giảm 2.000 con và sản lượng cũng đi xuống giảm 8 tấn so với năm 2015.

Do tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, giá cả thị trường ngày càng xuống thấp lên việc đánh giá đúng tiềm năng và định hướng phát triển cho những năm tới là điều vô cùng quan trọng mà người quản lý HTX cần phải làm được. Cùng với đó phải bồ dưỡng xã viên áp dụng tốt khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để giảm thiểu chi phí đầu vào nhưng vẫn tăng được sản lượng sản xuất là điều vô cùng quan trọng giúp HTX có thể cạnh tranh được với các đối thủ bên ngoài.

 Nuôi trồng thủy sản a. Năm 2014

Công tác nuôi trồng thuỷ sản đã thực hiện tốt lịch thời vụ, tăng cường công tác thú y thuỷ sản, quản lý ao nuôi, kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ nên các đối tượng nuôi thuỷ sản phát triển ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao đặc biệt các khu chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản tập trung An Ninh, An Thanh, An Mỹ. Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2013 ước đạt 103,4 tỷ đồng, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.045 ha.

b. Năm 2015

Công tác nuôi trồng thuỷ sản đã thực hiện tốt lịch thời vụ thả giống, quản lý môi trường ao nuôi, kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ nên các đối tượng nuôi thuỷ sản phát triển ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao đặc biệt các khu chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản tập trung An Ninh, An Thanh, An Mỹ. Sản lượng thủy sản năm 2015 ước đạt 4.280 tấn. Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2015 (theo giá so sánh năm

2010) ước đạt 108,2 tỷ đồng tăng 4,4% so với năm 2014, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 1.050 ha.

c. Năm 2016

- Công tác nuôi trồng thuỷ sản đã thực hiện tốt lịch thời vụ thả giống, quản lý môi trường ao nuôi, kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ nên các đối tượng nuôi thuỷ sản phát triển ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2016 (theo giá cố định năm 2010) đạt 113,2 tỷ đồng, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 4.830 tấn tăng 4,7% so với năm 2015. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản vẫn duy trì 1.050 ha.

- Toàn huyện có 217 lồng bè nuôi cá trên sông trong đó có 17 lồng ở xã Quỳnh Hoàng và 200 lồng ở xã Quỳnh Ngọc

Bảng 4.13. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các hợp tác xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ quản lý (2014 – 2016)

Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Trung bình

Diện tích (ha) 1.045 1.050 1.050 100 100 100

Sản lượng (tấn) 3.120 4.280 4.830 137 113 125

Giá trị (tỷ đồng) 103,4 108,2 113,2 105 105 105

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác NN&PTNT, phương hướng và nghiệm vụ (2016) Từ nguồn số liệu điều tra nghiên cứu tại thực địa và thu thập số liệu qua các năm 2014-2016 trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ ta nhận thấy diện tích nuôi trồng thủy sản của các HTX không có nhiều thay đổi. diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2015 tăng 5ha so với năm 2014 và được giữ nguyên trong năm 2016.

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản mà sản lượng và giá trị sau khi thu hoạch tăng lên qua 3 năm trung bình là: sản lượng tăng 25% và giá trị xuất khẩu tăng 5%. Qua bảng 4.7 ta sẽ thu được những kết quả sau.

+ Năm 2015 sản lượng thu hoạch tăng 1.160 tấn so với năm 2014 tương đương với 37%. Cùng với đó giá tri sản xuất tăng 4,8 tỷ đồng tương đương với 5%.

+ Sang năm 2016 cũng là một năm thắng lợi đối với nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Sản lượng sau khi thu hoạch tăng 550 tấn tương đương với 13% so

với năm 2015 trên cùng một diện tích sản xuất. Kéo theo đó giá trị sản xuất vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng ổn định 5% so với năm 2015 tăng 5 tỷ đồng.

Qua đó ta thấy được tình hình nuôi trồng thủy sản của các HTX trên địa bàn huyện phát triển tương đối ổn định và sẽ là ngành mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế HTX trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

 Dịch vụ nông nghiệp khác

Khi đời sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu về dịch vụ của người dân trên địa bàn tăng lên cùng với đó là nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Đó là cơ hội để các loại hình kinh doanh mới có được nhiều cơ hội phát triển. HTX dịch vụ nông nghiệp khác là một loại hình HTX còn khá mới mẻ đối với đối với nền kinh tế tập thể. Qua công tác điều tra và thu thập thông tin về HTX dịch vụ nông nghiệp tôi được biết: HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ mới chỉ được hình thành từ năm 2012 chuyên kinh doanh trong lĩnh vực thu mua sản phẩm nông nghiệp, xây dựng kênh mương, làm đất, cầu cống…. Thời gian đầu đã có những kết quả phát triển của HTX tương đối ổn định. Số vốn của HTX trong các năm nghiên cứu luôn đươc tăng lên 7,6%/năm.

Cơ cấu vốn kinh doanh của HTX trong những năm qua được chia thành ba lĩnh vực chính: sửa chữa kênh mương, làm đất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

+ Năm 2014 cơ cấu sử dụng vốn của HTX là: lĩnh vực sửa chữa kênh mương chiếm 31,5% tổng số vốn kinh doanh tương đương với 662.8 triệu đồng;

làm đất chiếm 35,9% tổng số vốn kinh doanh tương đương với 755,3 triệu đồng và số vốn kinh doanh sản phẩm nông nghiệp là 685,9 triệu đồng.

+ Năm 2015: số vốn kinh doanh lĩnh vực sửa chữa kênh mương giảm 10,5% so với năm 2014; vốn sử dụng cho lĩnh vực làm đất tăng 9,3% so với năm 2014 và trong kinh doanh sản phẩm nông nghiệp làm ăn có hiệu quả lên số vôn trong năm 2015 được tăng lên 35,1% so với năm 2014

Bảng 4.14. Tình hình sử dụng vốn của HTX DVNN

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

Số vốn (tr đồng)

Cơ cấu (%)

Số vốn (tr đồng)

Cơ cấu (%)

Số vốn (tr đồng)

Cơ cấu (%)

2015/

2014

2016/

2015

Bình quân Sửa kênh

mương 662,8 31,5 593,5 25,3 555,6 22,8 89,5 93,6 91,55 Làm đất 755,3 35,9 825,8 35,2 809,1 33,2 109,3 98 103,65 Kinh doanh 685,9 32,6 926,7 39,5 1072,3 44 135,1 115,7 125,4

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác NN&PTNT, phương hướng và nghiệm vụ (2016) + Do nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch tăng cao, HTX đang có định hướng chuyển sang kinh doanh chuyên lĩnh vực nông nghiệp như: phân bón, thức ăn chăn nuôi, thu mua sản phẩm nông nghiệp. Năm 2016, HTX giảm bớt số vốn trong các lĩnh vực kinh doanh khác để tăng vốn cho lĩnh vực kinh doánh sản phẩm nông nghiệp: sửa kênh mương giảm 6,4%, làm đất giảm 2% và kinh doánh sản phẩm nông nghiệp tăng 15,7%.

Tình hình kinh tế thị trường cạnh tranh ngành càng khắc nghiệt, HTX muốn có chỗ đướng trên thị trường thì giá cả là yếu tố quan trọng. Chính vì vậy, HTX đang định hướng chuyển dịch cơ cấu sang kinh doanh chuyên dịch vụ sản phẩm nông nghiệp với mức tăng vốn trung bình cho lĩnh vực này là 25,4%/năm trên tổng số vốn đầu tư hàng năm để có thể kinh doanh với giá cạnh tranh và thu hút thêm khách hàng.

4.1.7.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các loại hình HTXNN trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2014-2016

 Đánh giá kết quả sản xuất – kinh doanh của các mô hình HTXNN

Các HTX đã tiến hành kiểm kê tài sản vào cuối năm để có thể đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của năm qua. Từ đó, sẽ đưa ra chiến lượng phát triển cho năm tới. Qua điều tra thực địa và thu thập số liệu của các HTX tại địa phương tôi có bảng số liệu 4.13 có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh chung của các loại hình HTXNN trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 65 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)