Tình hình phát triển tổ hợp tác trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 54 - 58)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ hiện nay

4.1.1. Tình hình phát triển tổ hợp tác trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong giai đoạn hiện nay

Qua điều tra, thu thập thông tin tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Hiện nay, mô hình tổ hợp tác được chính quyền công nhận trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ chỉ còn tồn tại theo quy mô nhỏ lẻ và tự phát. Tất cả tổ hợp tác hoạt động với mục đích chủ yếu là hỗ trợ nhau về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, phòng chống dịch bệnh, không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Phát triển tự phát, cơ chế quản lý lỏng lẻo, khó khăn về giao dịch kinh tế, vay vốn ngân hàng hoặc đầu tư phát triển kinh tế ở quy mô lớn.

- Nhà nước chưa có chế tài cho việc thành lập các tổ hợp tác. Cơ sở pháp lý chưa có nên ít nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn tài trợ.

- Thành viên các tổ hợp tác chỉ hoạt động theo kinh nghiệm dân gian, hầu hết chưa được học qua các lớp đào tạo về quản lý, hoặc kỹ thuật.

Ngoài các tổ hợp tác đã được chính quyền công nhận, địa phương cũng tồn tại một số tổ hợp tác chỉ dừng lại ở mức độ liên kết với nhau trong một số khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng không chặt chẽ và chỉ được thỏa thuận miệng với nhau trên cơ sở cùng có lợi.

Hiện nay, phần lớn người dân trên địa bàn huyện đã tham gia một hoặc vài tổ chức HTX. Các HTX trên địa bàn huyện tham gia vào các khâu hoạt động trong sản xuất kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp của người dân trên địa bàn huyện.

4.1.1.1. Số lượng tổ hợp tác trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Với tình hình xã hội ngày càng phát triển, việc canh tranh cung ứng giữa các loại hình dịch vụ ngày càng khốc liệt. Các loại hình tổ hợp tác trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ cũng không thoát khỏi xu thế chung của thị trường luôn đào thải những cái cũ với mục tiêu: sản phẩm chất lượng - phục vụ nhanh - giá rẻ.

Bảng 4.1. Số lượng tổ hợp tác trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (2014 – 2016)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (THT)

Cơ cấu (%)

Số lượng (THT)

Cơ cấu (%)

Số lượng (THT)

Cơ cấu (%)

Tổng 10 100,00 8 100,00 8 100,00

Vận tải 6 60,00 4 50,00 4 50,00

Xây dựng 4 40,00 4 50,00 4 50,00

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác NN&PTNT, phương hướng và nghiệm vụ (2016)

Theo điều tra tại thực địa (Bảng 4.1) cũng như các báo cáo có liên qua, tình hình phát triển kinh tế tập thế theo hình thức tổ hợp tác trên địa bàn huyện đang có chuyền hướng suy giảm không còn phát triển mạnh như trước. Hoạt động của các THT theo tính chất cầm chừng không có sự phát triển về quy mô và hoạt động chủ yếu ở đây là hai loại hình THT vận tải và xây dựng. Cụ thể như sau:

+ Năm 2014: toàn huyện có tổng số 10 THT còn tồn tại, trong đó THT vận tải có 6 THT chiểm 60% tổng số THT; 40% còn là là THT xây dựng.

+ Sang năm 2015 và năm 2016: Số lượng THT của huyện có chiều hướng giảm (2 THT vận tải đóng cửa), nguyên nhân chủ yếu ở đây do sự cạnh tranh của các công ty vận tải lớn từ bên ngoài đầu tư vào địa phương với giá thành dịch vụ rẻ và chất lượng tốt hơn so với giá của THT đưa ra.

Từ đó, ta có thể thấy được muốn tồn tại trong môi trường dịch vụ cạnh tranh hiện nay đòi hỏi phải có sự nhạy bén trong kinh doanh, sử dụng vốn hợp lý và phải có đủ số lượng vốn tốt để có thể bám trụ với dịch vụ

4.1.1.2. Số lượng thành viên tham gia tổ hợp tác.

Do tình hình thị trường thay đổi lên số lượng thành viên tham gia THT cũng thay đổi theo qua các năm

Bảng 4.2. Số lượng thành viên tham gia THT giai đoạn (2014 – 2016)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

Số lượng (THT)

Cơ cấu (%)

Số lượng (THT)

Cơ cấu (%)

Số lượng (THT)

Cơ cấu (%)

2015/

2014

2016/

2015

Tổng 125 100,00 117 100,00 117 100,00 93,60 -

Vận tải 37 29,60 30 25,64 32 27,35 81,08 106,67

Xây dựng 88 70,40 80 74,36 78 72,65 90,90 97,50

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác NN&PTNT, phương hướng và nghiệm vụ (2016)

Từ những nguồn số liệu đã thu thập được (Bảng 4.2) có thể thấy số lượng thành viên tham gia tổ hợp tác đang có xu hướng giảm và có sự chuyện dịch cơ cấu giữa các ngành nghề với nhau. Cụ thể như sau:

+ Năm 2014: toàn huyện có 125 thành viên tham gia ở các THT, trong đó có 27 thành viên tham gia ở 6 THT vận tải chuyến 29,60% tổng số thành viên; có 88 người tham gia các THT xây dựng chiếm 70,40%

+ Năm 2015: số lượng thành viên tham gia THT còn 117 thành viên giảm 6,40% so với năm 2014. Trong đó: thành viên tham gia THT vận tại còn 30 thành viên giảm 18,99% so với năm 2014; thành viên tham gia THT xây dựng giảm 9,10% so với năm 2014 còn 80 thành viên.

+ Năm 2016: tổng số lượng thành viên tham gia THT vẫn được giữ nguyên nhưng có sự chuyển dịch thành viên giữa các loại hình: thành viên THT vận tải có 32 người tăn 6,67% so với năm 2015; thành viên THT xây dựng giảm 2,50%

tương đương với 2 người.

Qua các kết quả nghiên cứu ta có thể đấy được tình hình kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển hay suy giảm của đội ngũ thành viên tham gia THT.

Để THT phát triển ổn định đòi hỏi mọi người tham gia phải nỗ lực hết mình cùng đưa THT vượt khó khăn và phải có những định hướng phát triển trong hiện tại và tương lai vững chắc

4.1.1.3. Lượng vốn của các loại hình tổ hợp tác

Vốn là vấn đề vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là vẫn đề tối quan trọng của mỗi mô hình kinh doanh.

Chính vì vậy, việc đánh giá nguồn vốn để có thể tái cơ cấu kinh doanh là điều cấp bách của mỗi mô hình kinh doanh và THT cũng không là ngoại lệ

Bảng 4.3. Số lượng vốn của các loại hình tổ hợp tác

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số tiền (tr đồng)

Cơ cấu (%)

Số tiền (tr đồng)

Cơ cấu (%)

Số tiền (tr đồng)

Cơ cấu (%)

2015/

2014

2016/

2015 Tổng 28.761,40 100,00 20.149,28 100,00 20.151,72 100,00 70,06 100,01 Vận tải 25.822,92 89,78 17.212,84 85,43 17.212,96 85,42 66,66 100,00 Xây dựng 2.938,48 10,22 2.936,44 14,57 2.938,76 14,58 99,93 100,08

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác NN&PTNT, phương hướng và nghiệm vụ (2016)

Qua kết quả thu thập được (Bảng 4.3) có thể thấy quy mô kinh doanh của các THT đang bị thu hẹp lại đáng kể. Điều này được cụ thể hóa qua các số liệu sau:

+ Năm 2014 tổng số vốn của các THT trên địa bàn huyện là 28.761,40 triệu đồng trong đó: tổng số vốn của THT vận tải là 25.822,92 triệu đồng chiếm 89,78%; tổng số vốn của THT xây dựng là 2.938,48 triệu đồng chiếm 10,22%

tổng số vốn của THT.

+ Năm 2015 và năm 2016 tổng số vốn của các THT có sự thay đổi rõ rệt do có 2 THT vận tải ngừng kinh doanh trong năm 2015 lên tổng số vốn giảm 29,94% so với năm 2014. Trong đó: tổng số vốn của các THT vận tải còn 17.212,84 triệu đồng giảm 33,34% so với năm 2014; tổng số vốn của THT xây dựng vẫn đảm bảo được số vốn kinh doanh qua các năm nghiên cứu do tình hình xây dựng trên địa bàn huyện qua các năm luôn ổn định do ít phải cạnh tranh với những đối thủ bên ngoài.

Từ việc nắm vững được nguồn vốn qua đó có thể cân đối được mức đầu tư, giúp THT có thể đứng vững được trên thị trường biến động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)