Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, trang web... có liên quan đến tình hình đổi mới hình thức tổ chức kinh tế tập thể.
Các báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX qua các năm (2014 – 2016) trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
3.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Để có thể đánh giá thực trạng hình thức điều kiện kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, đề tài tiến hành lập phiếu điều tra thu thập ý kiến của:
+ Cán bộ quản lý (Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính…) trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ;
+ Ban Quản lý của các HTX thuộc địa bàn huyện Quỳnh Phụ;
+ Người dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (những người tham gia và không tham gia vào mô hình kinh tế tập thể).
Cụ thể như sau:
Bảng 3.5. Đối tượng và số lượng mẫu được điều tra
Đối tượng điều tra Nội dung điều tra
Số mẫu điều tra (phiếu)
Cơ cấu (%)
Cán bộ huyện, xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (Bí thư; Chủ tịch , phó chủ tịch huyện; Các trường phòng, phó trưởng phòng: Nông nghiệp; Tài chính; Kinh tế - Hạ tầng; Kế toán)
Chủ trương của nhà nước và địa phương đối với kinh tế tập thể;
mức độ ảnh hưởng của kinh tế tập thể với kinh tế xã hội tại địa phương; tình hình quản lý kinh tế tập thể
20 16,7
Ban Quản lý mô hình kinh tế tập thể (Chủ tịch HĐQT; Giám đốc; Phó Giám đốc, Trưởng ban Kiểm soát, Kế toán…)
Tình hình sản xuất kinh doanh;
chính sách; định hướng phát triển của mô hình kinh tế tập thể trong tương lai;
30 25
Người dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (những người trực tiếp tham gia HTX và không tham gia HTX)
Tác động của mô hình kinh tế tập
thể đối với người dân 70 58,3
Tổng số 120 100
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (năm 2016) 3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý, tính toán và tiến hành so sánh, từ đó đưa ra, làm rõ các vấn đề trong thực trạng của địa phương. Các số liệu trong báo cáo được xử lý với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm vi tính, Excel,
* Phương pháp thống kê kinh tế: được sử dụng chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh để thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác. Cụ thể là thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển…để từ đó đưa ra những kết luận và giải pháp có căn cứ khoa học..
+ Sử dụng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số, tổng hợp tính toán số liệu trên cơ sở tài liệu điều tra.
+ Chỉ ra mức độ, nguyên nhân biến động của hiện tượng, phân tích mức độ ảnh hưởng của các tác nhân đến hợp tác xã nông thôn; ảnh hưởng của các giải pháp cải thiện hợp tác xã lên chất lượng hợp tác xã nông thôn...
* Phương pháp phân tích so sánh: sử dụng cách thức so sánh: trước và sau khi thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa huyện. Đối chiếu, so sánh mục tiêu của chủ trương, chính sách các giải pháp cải thiện hợp tác xãnông thôn của Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp với kết quả thực hiện.
* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin rộng rãi từ các chuyên gia qua các hội nghị, hội thảo, điều tra, phỏng vấn trực tiếp người có kinh nghiệm trong lĩnh vực của đề tài nghiên cứu trong việc xác định những khó khăn, vướng mắc, xây dựng phương hướng và giải pháp quản lý môi trường nông thôn mới.
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Về kinh tế: Nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của các HTXNN năm 2004- 2006, bao gồm các chỉ tiêu: vốn, doanh thu, lợi nhuận, nợ…
- Về tổ chức quản lý: Bao gồm tổ chức bộ máy hoạt động, trình độ chuyên môn, năng lực của Ban quản trị HTXNN…Quy mô và các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh mà các HTXNN đang thực hiện.
- Các chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể:
+ Diện tích đất đai bình quân/1HTX + Số lao động bình quân/1 HTX
+ Giá trị tài sản, máy mọc, thiết bị/ 1 HTX
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ chủ chốt của 1 HTX + Mức vốn góp bình quân của 1 HTX
+ Giá trị sản xuất kinh doanh thu được/1 HTX + Mức lãi bình quân/1 HTX
+ Kết quả hoạt động của HTX
+ Lương của thành viên Ban Quản trị HTX.