Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.3. Định hường và giải pháp đổi mới hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trong tương lai
4.3.1. Định hướng đổi mới hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
4.3.1.1 . Phát triển mô hình KTTT kiểu mới phải dựa trên nền tảng kinh tế hộ nông dân; phát huy vai trò tự chủ, tiềm năng to lớn, vị trí quan trọng, lâu dài của kinh tế hộ nông dân
Ở Quỳnh Phụ hiện nay, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, mang nặng tính tự cấp tự túc, lao động trong nông nghiệp, nông thôn dư thừa và thời gian nông nhàn nhiều, sản xuất hàng hóa kém phát triển; do vậy, nhu cầu về hợp
tác kinh tế của các hộ nông dân còn thấp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình KTTT kiểu mới tiếp tục ra đời và phát triển, cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, coi đó như là một trọng tâm cần tập trung để tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới như tinh thần của nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đề ra:
+ Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quy vùng sản xuất lúa chất lượng cao để có sản lượng tập trung phục vụ xuất khẩu. Nghiên cứu chọn lọc, tiếp thu bộ giống cây, giống con có năng suất, chất lượng đưa vào sản xuất, tạo ra giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích…
+ Các mô hình KTTT được thành lập với mục đích trước hết là hỗ trợ kinh tế hộ xã viên phát triển, chúng chỉ có thể tồn tại và được nông dân ủng hộ khi nó thực sự đem lại lợi ích cho họ. Do vậy, sự hình thành và định hướng hoạt động của các mô hình KTTT phải dựa trên sự tôn trọng tính tự chủ, phát huy hơn nữa vai trò to lớn của kinh tế hộ xã viên. Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật, tức là phải bảo toàn được vốn và có lãi, để trên cơ sở đó hỗ trợ cho kinh tế hộ xã viên phát triển vì các mục tiêu xã hội, cộng đồng khác. Có như vậy sự hỗ trợ của các mô hình KTTT đối với kinh tế hộ mới thực sự hiệu quả và bền vững.
4.3.1.2 . Phát triển mô hình KTTT kiểu mới phải gắn chặt với mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và CNH, HĐH của tỉnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Quỳnh Phụ là một tỉnh nông nghiệp lạc hậu với hơn 90% dân số sống dựa vào nông nghiệp, nông thôn, nhiệm vụ CNH, HĐH trước hết được quy về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cả nước, căn cứ vào tình hình thực tế của huyện. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Quỳnh Phụ trong những năm tới có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
+ Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quy vùng sản xuất lúa chất lượng cao để có sản lượng tập trung phục vụ xuất khẩu. Nghiên cứu chọn lọc, tiếp thu bộ giống cây, giống con
có năng suất, chất lượng đưa vào sản xuất, tạo ra giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
+ Ưu tiên phát triển mạnh mẽ và toàn diện kinh tế biển, bao gồm: nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến, dịch vụ, du lịch và vận tải. Trong những năm tới cần tập trung cao cho nuôi trồng hải sản. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mô hình thâm canh. Khai thác hết diện tích đầm, bãi bồi; chuyển một phần đất nhiễm mặn, đất làm muối hiệu quả thấp sang làm đầm nuôi tôm sú, tôm xảo, cua, ngao và các loại hải sản khác có giá trị kinh tế cao.
+ Phát triển mạnh mẽ nghề và làng nghề chú trọng đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Duy trì phát triển các nghề mới để thu hút ngày càng nhiều lao động vào các làng nghề, tạo điều kiện phân bố lại lao động trong nông nghiệp nông thôn giảm số hộ thuần nông.
+ Triền khai xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.
Lựa chọn các ngành, các sản phẩm có thế mạnh để phát triển sản xuất. Đầu tư xây dựng cơ sở cấp đông ở các huyện, thành phố, phục vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, phát triển thêm một số cơ sản xuất công nghiệp thu hút nhiều lao động.
+ Mở mang các dịch vụ kinh tế và kỹ thuật như tưới tiêu, chế biến, vật tư, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ KHCN…
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn như điện, đường, trường, trạm, công trình phục vụ sản xuất chế biến, lưu thông sản phẩm, công trình văn hóa, tiến tới đô thị hóa nông thôn… CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vừa là điều kiện hình thành, phát triển các mô hình KTTT. Do vậy, phát triển các mô hình KTTT phải hướng vào thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ mà CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đặt ra, đồng thời phải căn cứ vào mức độ thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đó trên thực tế ở từng địa bàn cụ thể để xây dựng các mô hình mô hình KTTT phù hợp.
Mặt khác, trong thời gian tới, nước ta chủ động mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tình hình đó đặt nền kinh tế đất nước, trong đó có các mô hình KTTT trước những thời cơ và thách thức mới. Để đứng vững và phát triển trong bối cảnh đó, các mô hình KTTT phải được chuẩn bị về nhiều mặt, từ lựa chọn lĩnh vực hoạt động, mô hình tổ chức, đội ngũ cán bộ, khả năng về tài chính đến các mối liên kết kinh tế…
4.3.1.3 . Từng bước củng cố, phát triển và nhân rộng mô hình mô hình KTTT kiểu mới theo Luật HTX (năm 2012) theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, tuân thủ các nguyên tắc HTX, đạt hiệu quả thiết thực
Để thực hiện mục tiêu của huyện Quỳnh Phụ từ nay đến năm 2020 đưa các mô hình KTTT thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của tỉnh cần phải củng cố các mô hình KTTT hiện có cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, giải quyết triệt để tình trạng chuyển đổi hình, giải thể những mô hình KTTT hoạt động quá yếu kém nhằm tạo điều kiện hình thành các mô hình KTTT kiểu mới trên cơ sở nhu cầu thực tế của kinh tế hộ nông dân; đồng thời tiếp tục phát triển rộng rãi các mô hình KTTT kiểu mới với nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từng địa bàn cụ thể.
Việc củng cố, phát triển và nhân rộng mô hình mô hình KTTT kiểu mới theo Luật HTX (năm 2012) phải theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, tuân thủ các nguyên tắc HTX, đạt hiệu quả thiết thực. Phát triển các mô hình KTTT kiểu mới là yêu cầu và xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Trình độ phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở mỗi địa phương là tiền đề và cơ sở để phát triển các mô hình KTTT với các hình thức tương ứng.
Các mô hình KTTT ở Quỳnh Phụ phải được xây dựng trên tinh thần chủ động, thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất, nắm bắt được nhu cầu hợp tác kinh tế của các hộ nông dân, đi từ thấp đến cao, đa dạng về hình thức, nhiều cấp độ:
có hợp tác một khâu, có hợp tác nhiều khâu; có hợp tác vừa góp sức vừa góp vốn, hoặc chỉ góp vốn; có hợp tác sản xuất tập trung, hoặc hợp tác chỉ làm dịch vụ cho sản xuất của xã viên với sự tham gia của cả thể nhân và pháp nhân; có hợp tác trên phạm vi địa bàn hẹp hoặc không giới hạn địa bàn hoạt động; hợp tác với các quy mô to nhỏ khác nhau tùy điều kiện ở từng địa bàn cụ thể và giai đoạn phát triển cụ thể. Mặt khác, việc lựa chọn con đường mô hình KTTT hay loại hình doanh nghiệp khác trong nông nghiệp (chẳng hạn công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…) của hộ nông dân là thuộc về quyền tự quyết của họ.
4.3.1.4 . Kinh tế tập thể phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên môn hóa theo ngành, vùng kết hợp liên kết với các doanh nghiệp đảm bảo đầu ra
Quỳnh Phụ là huyện có hệ thống các mô hình KTTT hình thành sớm, sau
khi thực hiện Chính sách khoán 10 trong nông nghiệp, các mô hình KTTT của huyện đều chuyển sang hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX 2012 đến nay, 99% số mô hình KTTT của huyện đã thực hiện chuyển đổi theo Luật. Với điều kiện nhất định về cơ sở vật chất - kỹ thuật, vốn, quỹ, các mô hình KTTT tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao số lượng và chất lượng các hoạt động dịch vụ nông nghiệp cho hộ nông dân, tổ chức chế biến và tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, nông nghiệp, nông thôn Quỳnh Phụ đang dư thừa một lực lượng lao động khá lớn. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế nhu cầu hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong điều kiện sản xuất còn manh mún, mang tính tự cung tự cấp. Do vậy, để phát triển mạnh được, các mô hình KTTT ở Quỳnh Phụ phải đi vào sản xuất - kinh doanh, dịch vụ tổng hợp, hướng đến phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch…trên địa bàn nông thôn, góp phần thu hút lực lượng lao động dư thừa từ nông nghiệp, nông thôn; làm gia tăng nhu cầu hợp tác trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời Ban quản lý mô hình KTTT phải linh động trong việc liên kết với các doanh nghiệp để tìm đầu ra cho người dân trên địa bàn mình hoạt động
4.3.1.5 . Phát triển mô hình KTTT kiểu mới phải đi đôi với chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xã viên, người lao động của MÔ HÌNH KTTT và nâng cao trình độ dân trí nói chung
Bác Hồ đã từng nói: “Cán bộ là gốc của công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Thực tiễn phát triển mô hình KTTT ở nước ta cũng đã chứng minh điều đó. Các mô hình KTTT hoạt động tốt trước hết là có đội ngũ cán bộ tốt, cả về năng lực và phẩm chất, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt. Họ phải là người có trình độ tổ chức, quản lý; am hiểu về luật pháp, nguyên tắc hoạt động của mô hình KTTT; nắm vững quyền lợi, nghĩa vụ bản thân. Đồng thời, họ phải là người có phẩm chất tốt, không có tư tưởng vụ lợi cá nhân, tham ô, lợi dụng chức vụ, cửa quyền, mất dân chủ; có ý thức cộng đồng, xây dựng tập thể, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, có tâm huyết xây dựng mô hình KTTT lớn mạnh.
Các mô hình KTTT của Quỳnh Phụ phải chăm lo đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật cho xã viên, người lao động và trình độ dân trí. Đặc biệt, là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng như hiện nay. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xã viên và người nông dân dễ dàng nắm bắt được những
yêu cầu của thị trường, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tạo tiền đề phát triển KTTT. Khi có trình độ văn hóa, chuyên môn cao, cả đội ngũ cán bộ và xã viên và người lao động. Cả xã hội sẽ có nhận thức đúng đắn hơn vị trí, vai trò, chức năng của mô hình KTTT, quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với mô hình KTTT … Do vậy, việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xã viên, người lao động của mô hình KTTT và nâng cao trình độ dân trí nói chung có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển KTTT ở nước ta trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.