Nội dung nghiên cứu chuỗi cung ứng lợn thịt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 33)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng

2.1.3. Nội dung nghiên cứu chuỗi cung ứng lợn thịt

Lập sơ đồ chuỗi cung ứng lợn thịt có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát trực tiếp về hệ thống kênh phân phối lợn thịt. Sơ đồ này có nhiệm vụ xác định chức năng và các hoạt động kinh doanh của mỗi tác nhân, dòng chảy và những mối liên kết của họ với nhau trong chuỗi cung ứng lợn thịt (Phạm Thị Tân và Phạm Văn Hùng, 2013).

Thứ hai: Mô tả chức năng và các hoạt động kinh doanh của mỗi tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt

(1) Các tác nhân và chức năng của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng Theo Nguyễn Hà Trinh (2016), các thành viên chính tham gia chuỗi cung ứng lợn thịt gồm:

- Trại giống: Nhập giống, lai tạo giống.

- Nông hộ: Mua giống, chăn nuôi lợn.

- Trang trại tập trung: Nhập khẩu giống trực tiếp; Ký hợp đồng đầu ra/ đầu vào với công ty.

- Lò mổ nhỏ lẻ: Mua heo sống và bán buôn thịt xẻ; Cung cấp dịch vụ giết mổ.

- Lò mổ công nghiệp: Cung cấp dịch vụ giết mổ.

- Thương lái: Mua bán heo sống.

- Nhà bán buôn: Mua thịt từ trại/lò mổ đã ký hợp đồng.

- Nhà bán lẻ: Bán thịt cho người tiêu dùng.

Sơ đồ 2.6. Chuỗi cung ứng lợn thịt

Nguồn: Nguyễn Hà Trinh (2016)

Đầu vào Chăn nuôi Giết mổ Phân phối Tiêu thụ

Lợn nái Lợn con cai sữa Thức ăn chăn nuôi

Vắc xin

Lợn cân hơi Lợn cân xẻ

Sản phẩm phụ

Thịt cắt khúc Sản phẩm phụ Nhà SX nội địa

Nhà nhập khẩu

Hộ gia đình Trang trại tập

trung

Thương lái Lò mổ Bán buôn Bán lẻ

18

- Nhà phân phối lớn (siêu thị): Mua thịt từ nhà bán buôn/lò mổ công nghiệp đã ký hợp đồng, bán cho người tiêu dùng.

- Nhà nhập khẩu: có chức năng nhập khẩu thịt.

- Nhà xuất khẩu: có chức năng xuất khẩu thịt.

- Người tiêu dùng: Mua thịt từ cơ sở bán lẻ/ siêu thị.

(2) Hoạt động kinh doanh của các thành viên trong chuỗi

Theo Nguyễn Hà Trinh (2016) hoạt động của các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt như sau:

- Trại giống: Lựa chọn giống để nhập khẩu, lai tạo giống.

- Nông hộ: Khi thực hiện quá trình chăn nuôi thì nông hộ sẽ phải chịu chi phí môi trường; Hộ có hai lựa chọn là: kinh doanh độc lập (tự do lựa chọn nhà cung cấp giống, thức ăn; đầu ra không ổn định), hoặc ký hợp đồng với các công ty/nhà đầu tư lớn (CP, Japfa, Emivest) (phụ thuộc công ty về giống, thức ăn, thuốc, đầu ra giá thấp hơn nhưng ổn định hơn kinh doanh độc lập).

- Trang trại tập trung: Lựa chọn giữa kinh doanh độc lập và ký hợp đồng với công ty/nhà đầu tư lớn. Trang trại sẽ bán lợn với mức giá cạnh tranh so với nông hộ do lợi thế về quy mô sản xuất.

- Lò mổ nhỏ lẻ: Thông qua thương lái để mua lợn thịt và cung cấp dịch vụ giết mổ có hợp đồng ngắn hạn, giá cả tự do.

- Lò mổ công nghiệp: Hợp đồng dài hạn với trang trại hoặc có thể thông qua thương lái, khi thực hiện hợp đồng thì giá mua ít điều chỉnh.

- Thương lái: hoạt động như nhà bán buôn, họ ưu tiên mua giá thấp từ trang trại và bán giá cao cho lò mổ. Các thương lái thường ưa thích nông hộ hơn vì có thể thỏa thuận giá, đầu ra ít đảm bảo hạn chế hàng tồn.

- Nhà bán buôn: Hợp đồng ngắn hạn với lò mổ nhỏ lẻ hoặc hợp đồng dài hạn với lò mổ công nghiệp.

- Nhà bán lẻ: Mua thịt từ nhà bán buôn hoặc từ lò mổ. Sản phẩm thịt lợn bán ra sẽ chịu sự cạnh tranh từ thịt nhập khẩu.

- Nhà phân phối lớn (siêu thị): Đưa ra mức giá bán lẻ hợp lý, tuy nhiên mức giá này hầu như cao hơn so với người bán nhỏ lẻ vì chi phí bảo quản, vệ sinh và

hệ thống phân phối. Các nhà phân phối này sẽ cân đối mặt hàng thịt tươi sống và đông lạnh bằng việc ký hợp đồng dài hạn với lò mổ lớn và với nhà nhập khẩu.

- Nhà nhập khẩu: Nhập thịt làm mát/đông lạnh cạnh tranh với thịt tươi nội địa. Các nhà nhập khẩu này chủ yếu hợp đồng với các siêu thị và các nhà bán lẻ có hệ thống giữ lạnh.

- Nhà xuất khẩu: Xuất khẩu lợn thịt qua Thái Lan, Trung Quốc…

- Người tiêu dùng: sẽ lựa chọn giữa thịt rẻ, tiện lợi như ở quầy/chợ xép và thịt được bảo quản, đáng tin cậy như ở siêu thị; thịt nóng và thịt làm mát, cấp đông; thịt sản xuất trong nước và thịt nhập khẩu.

(3) Các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng lợn thịt

Theo trích dẫn của Huỳnh Thị Thu Sương (2012) thì về cơ bản chuỗi cung ứng có 3 kiểu liên kết: liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang và liên kết đa chiều. Vậy nên chuỗi cung ứng lợn thịt cũng tồn tại 3 kiểu liên kết: (1) Mối liên kết ngang là sự liên kết giữa các đối tượng trong cùng chức năng như mối liên kết giữa những tác nhân nuôi lợn thịt, mối liên kết giữa các tác nhân thu mua… (2) Mối liên kết dọc là mối liên kết giữa các đối tượng có chức năng khác nhau như mối liên kết giữa tác nhân nuôi lợn thịt và tác nhân thu mua, giữa tác nhân bán buôn và tác nhân bán lẻ,... họ liên kết với nhau nhằm giảm chi phí chuỗi, tạo được sự đồng thuận trong chuỗi, thông tin thị trường được chia sẻ giữa các tác nhân trong chuỗi với mục đích sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường và đặc biệt niềm tin trong chuỗi rất cao. (3) Mối liên kết đa chiều nhằm mục đích có được sự linh hoạt nhiều hơn thông qua việc cạnh tranh và chia sẻ năng lực trong cả đặc trưng của liên kết theo chiều dọc và liên kết theo chiều ngang.

Thứ ba, phân tích kết quả hoạt động trong chuỗi cung ứng lợn thịt

Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng. Như vậy muốn cải thiện chuỗi cung ứng thì phải đồng thời cải thiện từng mắt xích hoặc cải thiện liên kết giữa các mắt xích (Phạm Thị Tân và Phạm Văn Hùng, 2013).

Thứ tư, nâng cấp trong chuỗi cung ứng lợn thịt

Nâng cấp chuỗi cung ứng lợn thịt là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường đồng thời phát triển chuỗi một cách bền vững (Phạm Thị Tân và Phạm Văn Hùng, 2013).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)