Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Tốc độ tăng dân số bình quân của huyện tương đối thấp, giai đoạn 2012 – 2014 bình quân dân số huyện chỉ tăng 100,45%. Sự chênh lệnh giới tính giữa nam và nữ trên địa bàn huyện là không đáng kể (cơ cấu dân số năm 2014: nam 49,58%, nữ 50,42%).
Bảng 3.1. Tình hình dân số, lao động của huyện Yên Khánh (2012 – 2014) ĐVT: Người Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%)
2013/2012 2014/2013 BQ Tổng dân số 133.508 133.828 134.710 100,24 100,66 100,45
- Nam 66.119 66.352 66.793 100,35 100,66 100,51
- Nữ 67.389 67.476 67.917 100,13 100,65 100,39
Tổng lao động 85.307 82.570 86.076 96,79 104,25 100,45 - Nông nghiệp 52.958 45.340 44.260 85,62 97,61 91,42 - Phi nông nghiệp 32.349 37.230 41.816 115,09 112,32 113,69 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh (2016) b. Lao động
Lao động là yếu tố rất cần thiết của bất kỳ quá trình sản xuất nào, đặc biệt là trong khu vực nông thôn. Quy mô, cơ cấu góp phần quyết định đến sự thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế ở nông thôn. Chính vì vậy, để xem xét tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương chúng ta phải xem xét tình hình lao
động ở nơi đó. Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy lao động trong nông nghiệp có xu thế giảm đi sau mỗi năm, còn nhóm lao động phi nông nghiệp đều tăng lên, điều đó cho ta thấy cơ cấu kinh tế đang chuyển biến đúng hướng một cách tích cực, cần phát huy.
3.1.2.2. Giao thông và cơ sở hạ tầng a. Giao thông
Huyện có hệ thống giao thông khá thuận lợi do có quốc lộ 10 (có chiều dài qua huyện 14km, rộng nền Bn =12m, rộng mặt đường Bm =11m, chất lượng tốt) chạy qua. Các tuyến đường nội tỉnh 480B, 480C, tuyến đường Thanh niên, tuyến Cầu đầm – Khánh Thành đều có chất lượng tốt, tuy chỉ có tuyến 481B đoạn từ ngã 3 Thông đến trạm bơm Cổ Quàng có chiều dài 20km đã bị xuống cấp nghiêm trọng do các xe vận tải lớn thường xuyên đi qua (Uỷ ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
Các tuyến đường xã, liên xã có tổng chiều dài 390km, chiều rộng nền trung bình là 5m, chiều rộng mặt đường 3,5m có chất lượng trung bình. Các tuyến đường thôn xóm có tổng chiều dài 260km chiều rộng mặt đường trung bình 2- 3m, chất lượng 80% tốt, 10% trung bình, 10% xấu (Uỷ ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
Ngoài tuyến đường bộ trên địa bàn huyện còn có hệ thống đường sông rất thuận lợi do có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Bao gồm các sông do Trung ương và tỉnh quản lý là sông Đáy, sông Vạc, sông Mới có tổng chiều dài 63,5km. Sông do huyện quản lý là sông Tiên Hoàng có tổng chiều dài trên địa bàn huyện là 9km. Trên các sông chính hiện có 8 bến bãi, gồm: bến Cầu Tràng - Khánh Cư, bến Cầu Rào, bến cầu Khương Thượng - Thị trấn Yên Ninh rất thuận tiện cho việc xếp dỡ vận chuyển hàng hóa (Uỷ ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
b. Cơ sở hạ tầng
Yên Khánh là huyện có nền kinh tế ổn định và đang trên đà phát triển. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng bổ sung và hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Theo Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh, đến năm 2015 đường ô tô đến trung tâm xã của 19 xã đã rải đường nhựa. Trên toàn huyện không còn xã nào thiếu điện, đài phát thanh cũng đã được lắp đặt đầy đủ. Về số công trình thủy lợi, trên toàn huyện có 64 cống, 54 trạm bơm điện cố định, 41 máy bơm vô ống, bơm
tràn. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là để đáp ứng tốt những yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp thì điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế (mức đầu tư còn thấp, chưa quan tâm đến việc nâng cấp các công trình thuỷ lợi để nâng cao tỷ lệ tưới tiêu cho cây trồng, chưa đẩy mạnh, tăng cường đầu tư cho hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn).
3.1.2.3. Kết quả phát triển các ngành kinh tế
Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, huyện Yên Khánh đã có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.
Cùng với xu hướng chung của cả nước, huyện cũng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ.
Bảng 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế qua 3 năm (2012-2014)
Nhóm ngành
2012 2013 2014
BQ GTSX (%)
(tSX%)gàn CC (%)
GTSX (tSX%)gàn
CC (%)
GTSX (tSX%)gàn
CC (%)
NN - TS 1.462,23 33,33 1.516,23 31,61 1.570,23 30,16 103,63 CN - XD 1.921,10 43,80 2.153,10 44,89 2.385,10 45,81 111,42 TM - DV 1.003,20 22,87 1.127,19 23,50 1.251,19 24,03 111,68 T11, 4.386,53 100,00 4.796,52 100,00 5.206,52 100,00 108,95 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh (2016) Dựa vào bảng 3.2 ta thấy bình quân giá trị sản xuất ở cả ba lĩnh vực NN – TS, CN – XD, TM – DV đều tăng, nhưng tốc độ tăng của ngành CN – XD và TM – DV nhanh hơn so với NN – TS. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai
đoạn 2012-2014 đạt 108,95%. Trong đó: tăng nhanh nhất là TM – DV đạt 111,68% còn NN – TS chỉ tăng bình quân 103,63%.
a. Nông nghiệp - thuỷ sản
* Về lĩnh vực trồng trọt
Là huyện nằm ở vùng đồng bằng nên hướng đi của huyện là phát triển các mô hình trang trại toàn diện, như trang trại tổng hợp. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh thì tới đầu năm 2015, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt từ 21.000 – 22.000 ha, trong đó, diện tích cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo với diện tích gieo trồng lớn nhất 15.730 ha, năng suất bình quân đạt 125tạ/ha. Cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện có diện tích khoảng 5.100ha, tăng gấp đôi so với năm 2005. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được quan tâm chỉ đạo. Số vụ trong năm tăng. Đất ruộng 1 vụ giảm. Trên địa bàn huyện, đã xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Về lĩnh vực chăn nuôi
Ngành chăn nuôi có nhịp độ tăng trưởng khá và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh, bình quân giai đoạn 2013 - 2015, đàn lợn tăng 102,43%, đàn trâu tăng 100,04%, đàn bò tăng 104,68% , đàn gia cầm tăng 103,95%.
Bảng 3.3. Số lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2013-2015
ĐVT: Con
STT Các chỉ tiêu 2013 2014 2015 BQ (%)
1 Đàn trâu 1.389 1.388 1.390 100,04
2 Đàn bò 3.799 4.156 4.163 104,68
3 Đàn lợn 70.686 70.340 74.158 102,43
4 Đàn gia cầm 811.000 851.700 876.320 103,95
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh (2016) Ngoài ra, các vật nuôi khác trên địa bàn huyện còn có dê, hươu, ong, bồ câu, đà điểu. Hiện nay, tập quán chăn nuôi trên địa bàn huyện dần thay đổi sang hình thức chăn nuôi bán công nghiệp hoặc công nghiệp. Số hộ chăn nuôi với số lượng lớn ngày càng nhiều. Số trang trại trong những năm gần đây trên địa bàn huyện tăng nhanh. Việc phòng chống và khắc phục các dịch bệnh gia súc, gia cầm luôn được huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo.
Bảng 3.4. Đàn lợn toàn huyện chia theo xã, thị trấn từ 2013 – 2015 (Không tính doanh nghiệp tư nhân)
ĐVT: Con
STT Xã 2013 2014 2015
1 Thị trấn Yên Ninh 5.130 5.145 5.993
2 Xã Khánh Hòa 4.708 4.725 5.011
3 Xã Khánh Phú 1.905 1.984 2.004
4 Xã Khánh An 3.301 3.313 3.415
5 Xã Khánh Cư 3.120 2.978 3.024
6 Xã Khánh Vân 4.050 4.093 4.183
7 Xã Khánh Hải 4.504 4.601 4.799
8 Xã Khánh Lợi 4.214 4.275 4.386
9 Xã Khánh Thiện 1.654 1.684 1.791
10 Xã Khánh Tiên 1.794 1.816 1.926
11 Xã Khánh Hồng 3.438 3.208 3.412
12 Xã Khánh Nhạc 5.471 5.501 5.896
13 Xã Khánh Hội 2.734 2.730 2.856
14 Xã Khánh Mậu 3.844 3.546 3.755
15 Xã Khánh Thủy 3.501 3.364 3.678
16 Xã Khánh Cường 4.108 4.016 4.134
17 Xã Khánh Trung 4.305 4.312 4.059
18 Xã Khánh Công 3.846 3.894 4.075
19 Xã Khánh Thành 4.012 4.089 4.245
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh (2016) Dựa vào bảng 3.4 ta thấy, tất cả các xã trên địa bàn huyện Yên Khánh đều có hộ nuôi lợn, tuy nhiên quy mô đàn lợn giữa các xã có sự chênh lệch. Trong đó, Thị trấn Yên Ninh, Khánh Hòa và Khánh Nhạc nuôi nhiều nhất có quy mô đàn lợn năm 2015 trên 5000 con, 2 xã nuôi ít nhất là Khánh Tiên và Khánh Thiện với quy mô đàn dưới 2000 con.
* Về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
Tính đến cuối năm 2015, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 589 ha. Năm 2015, sản lượng thủy sản đạt 3.154,5 tấn, tăng 250 tấn so với năm 2013 (Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh, 2016). Trong nuôi trồng thủy sản đã áp dụng công
nghệ mới, đưa giống cá lai, tôm càng xanh phát triển trang trại lúa - cá, trang trại VAC có hiệu quả.
b. Công nghiệp - xây dựng
Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá. Năm 2015, trên địa bàn huyện có 15 cơ sở công nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, chế biến bảo quản thực phẩm, chế biến gỗ, nội thất, khai thác vật liệu xây dựng (Số liệu Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh, 2016). Là huyện thuần nông nên các nghề truyền thống như: dệt chiếu, thêu ren, đan, sản xuất gạch đất nung, chế biến bún, bánh, được người dân duy trì ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, thu hút đông đảo lao động làm nghề, điển hình là làng nghề đan cói xuất khẩu ở thôn Bình Hòa (xã Khánh Hồng), nghề se cói ở xóm 10 (xã Khánh Nhạc), xóm 8 (Khánh Mậu), chế biến lương thực thực phẩm ở xã Khánh Ninh và mây, tre đan ở xã Khánh Vân (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
c. Thương mại - dịch vụ
Những năm gần đây, việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại, dịch vụ. Địa bàn huyện xuất hiện nhiều thành phần kinh doanh, chủng loại hàng hóa đa dạng, thị trường sôi động, hình thành hệ thống mạng lưới, kênh lưu thông phân phối hàng hóa theo cơ chế thị trường. Các chợ đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng nhưng chủ yếu phục vụ buôn bán nhỏ lẻ và trao đổi hàng hóa nông sản, chưa đáp ứng được phát triển thương mại, dịch vụ trong thời kỳ đổi mới. Các khu thương mại trung tâm, khu giao dịch mua bán hàng hóa lớn của huyện chưa phát triển, các siêu thị tổng hợp và chuyên doanh chưa có nên việc phát triển kinh tế - xã hội và thương mại còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống cửa hàng bán lẻ, đại lý chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn các xã. Dịch vụ của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp… phát triển mạnh và nhanh hơn giai đoạn trước, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.2.4. Văn hóa
Theo Phòng Văn hóa Thông tin huyện Yên Khánh, trên địa bàn huyện có 166 di tích các loại gồm: đình, đền, chùa, nhà thờ phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân trong huyện. Số đình, chùa, miếu được công nhận là di tích lịch sử là 43. Về di tích lịch sử, Yên Khánh là quê hương của trạng bồng Vũ Duy Thanh, là nơi gắn bó với sự nghiệp của Triệu Việt Vương với nhiều đền thờ, Yên Khánh có chùa Dầu nổi tiếng thời Trần với câu chuyện công chúa Huyền Trân. Yên Khánh có chùa Thiên Đô hay chùa Yên Vệ gắn với lễ hội làng Yên Vệ nổi tiếng rất được lưu truyền (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.2.5. Giáo dục
Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có tiến bộ. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã toàn diện hơn. Theo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Khánh thì hiện nay, huyện có 20 trường mầm non với 165 phòng học và 172 lớp học; 22 trường tiểu học với 330 phòng học và 324 lớp học; 20 trường trung học cơ sở với 216 phòng học và 213 lớp học; 4 trường trung học phổ thông với 98 phòng học và 104 lớp học. 100% các trường đều thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của Bộ quy định. Đến nay, tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia là: mầm non đạt 50%, tiểu học đạt chuẩn mức II là 36,3%, trung học cơ sở đạt 55%. Toàn huyện cũng thực hiện tốt phong trào xã hội hóa giáo dục. Nhìn chung, phong trào dạy và học của Yên Khánh hoạt động tốt và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian tới, huyện cần nâng cấp, mở mới một số trường học, tăng cường các thiết bị dạy và học hiện đại để chất lượng giáo dục đạt cao hơn nữa (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.2.6. Môi trường
UBND huyện thường xuyên chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa... môi trường của huyện trong những năm gần đây ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các hoạt động này. Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khoẻ cho người dân, trong thời gian tới cần triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2020, tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra xử lý vi phạm Luật Bảo vệ môi trường tại các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề, giải tỏa các bãi rác trái phép tại các xã, thị trấn. Chú trọng
phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn, xóm và cộng đồng (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).