Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng chuỗi cung ứng lợn thịt tại địa bàn nghiên cứu
4.2.4. Đánh giá sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt
Có thể thấy các tác nhân có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nếu thiếu 1 trong những tác nhân này thì không thể hình thành thị trường thịt lợn. Mỗi tác nhân có những vai trò khác nhau nhưng lại có sự liên kết với nhau từ tác nhân này đến tác nhân khác. Bắt đầu từ người chăn nuôi đến thương lái rồi qua người giết mổ trực tiếp tới người tiêu dùng hoặc qua người bán lẻ tới người tiêu dùng.
Qua tay người chế biến thành các sản phẩm giò chả hoặc ruốc bông để đến người tiêu dùng, phục vụ cho những món ăn hàng ngày của người dân.
Tuy nhiên, sự gắn kết giữa các tác nhân với còn rất yếu, thông tin thị trường một chiều, manh mún (Bảng 4.23). Các nguồn thông tin đến với tác nhân đều không chính thống. Mức độ quan hệ của tác nhân người sản xuất với các tác nhân khác còn không thường xuyên đồng nghĩa với chăn nuôi lợn còn chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường. Các mối quan hệ giữa các tác nhân chủ yếu được hình thành trên cơ sở thời gian hoạt động buôn bán vì vậy các thoả thuận đều là những thoả thuận không chính thức (không bằng văn bản). Đặc điểm này đôi khi dẫn đến tình trạng mất chủ động cho những tác nhân lớn (đặc biệt là người chăn nuôi) khi có những biến động thị trường về giá hay lượng cung, cầu…
Trong liên kết ngang, kết quả khảo sát 80 hộ trong chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh, cho thấy giữa những người chăn nuôi chưa hình thành lên các tổ hợp tác hay tổ sản xuất, liên kết hộ chăn nuôi…Nếu tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa những người chăn nuôi với nhau không những tăng quy mô sản xuất để tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng, lao động, chia sẻ thông tin…mà giúp nâng cao vị thế của người chăn nuôi trong quan hệ mua bán với các chủ thể khác trong chuỗi.
Liên kết kết ngang đối với các tác nhân khác: bản thân các thương lái, hộ giết mổ thường độc lập với nhau và rất ít có liên kết với nhau trong quá trình hoạt động. Nhiều khi các thành viên trong tác nhân này còn cạnh tranh với nhau, có những lúc còn cạnh tranh không lành mạnh. Tuy đã có sự phân chia địa bàn hoạt động của các thành viên này nhưng để đảm bảo hài hòa lợi ích và tạo sự liên kết dọc của tác nhân này cần quy hoạch các hộ giết mổ lại, có thể tham gia giết mổ tập trung góp phần hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát sinh trong quá trình hoạt động.
Bảng 4.23. Liên kết thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt
Tiêu chí Hiêu chíung Thương lái Ngương láig ứ Bán lg Thông tin và
trao đ thịtữa các
Nhông tin và trao đ thịtữa các tác nhân trong bản thân các thương lái, hộ giết mổ thường độc lập với nhau và
Thông tin đà tvào, đthịtữ nhông tin đà tvào, đthịtữa các tác nhân trong bản thân các thương lá
Thing tin đà tvào, đthịtữa các tác nhân trong bản thân các thương lái, hộ giết mổ thường
Dhing tin đà tvào, đthịtữa các tác nhân trong bản t
Phương th đ trao đ th đà t tin và quan h giao d th
Diao d th đà tvào, đthịtữa các tác nhân trong bản thân
Miao d th đà tvào, đthịtữa các
Điao d th đà tvào, đthịtữa các tác nhân trong bả
Điao d th đà tvào, đthịtữa các tác nhân trong bản thân các th Khao d th đà
tv lhao d th đà t dhao
Bán toàn bđà tvào, đthịtữa các tác nhân trong bản thân các thương lái, hộ giế
Mua bán theo đvào, đthịtữa các tác nhân trong bản thân các thương lái, h
Pha bán theo đvào, đthịtữa các tác nhân trong bản thân các thương
Pha bán theo đvào, đầu raa các tác nhâàng.
Cha bán theo đvào,
Đưa bán theo đvào, đầu raa các tác
nhâàng.ong bản
Đưa bán theo đvào, đầu raa các tác n
Đưa bán theo đvào, đầu raa các tác n
Đánh giá cho đvào, đầu raa các tác nhâàng.ong bản thân các thương lái, hộ giết mổ Mánh giá ch
hánh giá chtác nhân điá cht và đ đira
Không thưchtácvào, đầu raa các tác nhâàng.ong bản thân các thương
Quan ht thưn hthưchtácvào, đầu raa các tác nh
Quan
hthưchtácvào, đầu raa các tác nhâàng.ong bản thân
Quan
hthưchtácvào, đầu raa các tác nhâàng.ong bản thân các th tác nhân đầu ra.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Trong liên kết dọc, các tác nhân liền kề thường có thông tin hiểu biết nhau nhiều hơn nhưng thường theo chiều thuận, ví dụ hộ giết mổ nắm rất rõ thực trạng sản xuất của người chăn nuôi, nhưng ngược lại, người chăn nuôi lại có rất ít thông tin để có thể kiểm soát được hộ giết mổ, cũng như thương lái, bán lẻ...
Chính điều này trên thực tế người nuôi lợn càng dễ bị thua thiệt, họ không có quyền định giá đầu ra, trong khi đó hộ giết mổ và thương lái có thể tăng giá đầu ra của mình để giành được nhiều lợi ích. Trên thực tế hiện tượng người nuôi lợn phải bán lợn thịt hơi với giá thấp và mua thịt lợn về tiêu dùng với giá rất cao, thoát hoàn toàn ra khỏi giá thành thực tế. Đặc biệt là khi giá thịt lợn tại chợ tăng vọt, giá lợn hơi xuống thấp, người giết mổ và thương lái thu được lãi lớn nhưng ít có sự điều tiết trở lại phân phối cho người chăn nuôi. Từ luồng thông tin ngược không được kiểm soát hoặc không thông suốt, mức độ minh bạch trong việc hình thành giá cả lợn hơi, lợn thịt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và người tiêu dùng và hộ chăn nuôi lợn sẽ chịu thiệt thòi.