Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 3.2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Toàn huyện Yên Khánh có 18 xã và 1 thị trấn, các xã hiện nay đều có hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt.
Dựa vào bảng 3.5 ta thấy trong năm 2015 có 3 xã có quy mô đàn lợn nhiều nhất là Thị trấn Yên Ninh, Khánh Hòa, Khánh Nhạc. Vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tiến hành chọn 3 xã trên để tiến hành nghiên cứu.
3.2.1.2. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp
Được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu. Nguồn số liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau như: UBND huyện Yên Khánh, Chi cục Thống kê huyện, thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam và một số tài liệu về chuỗi cung ứng của nước ngoài, một số sách, báo, tạp chí, internet...
3.2.1.3. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện cho các hộ chăn nuôi, thương lái, cơ sở giết mổ và người bán lẻ tại chợ. Nguồn số liệu được điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa vào những bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước, bằng phương pháp điều tra thống kê ngẫu nhiên từ các tác nhân.
Để nghiên cứu các tác nhân chăn nuôi lợn thịt, chúng tôi điều tra chọn mẫu 60 hộ chăn nuôi theo tiêu chí quy mô chăn nuôi để phân loại các hộ. Cụ thể, hộ chăn nuôi theo quy mô lớn nuôi bình quân từ 50 con/lứa trở lên, hộ chăn nuôi theo quy mô vừa nuôi bình quân từ 30-50 con/lứa, cuối cùng là hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ nuôi dưới 30 con/lứa.
Bảng 3.5. Số lượng các tác nhân điều tra
ĐVT: Hộ Diễn giải Thị trấn Yên Ninh Khánh Hòa Khánh Nhạc 1. Hộ chăn nuôi
Quy mô lớn 4 3 3
Quy mô vừa 7 7 6
Quy mô nhỏ 10 10 10
2. Thương lái
Thương lái lớn 2 0 0
Thương lái nhỏ 0 0 2
3. Người giết mổ
Cơ sở giết mổ 2 1 0
Hộ giết mổ nhỏ lẻ 0 0 3
4. Người bán lẻ 4 3 3
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016) Đối với tác nhân thương lái, chúng tôi điều tra chọn mẫu 4 hộ theo tiêu chí quy mô để phân loại các hộ, cụ thể thương lái lớn chuyên thu mua của các hộ chăn nuôi theo QMV và QML để xuất đi Hà Nội hoặc Trung Quốc, thương lái nhỏ chỉ thu mua lợn thịt từ các hộ chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ để tiêu thụ trong huyện. Hiện nay trên địa bàn 3 xã được chọn làm điểm nghiên cứu thì có 4 hộ làm nghề này, trong đó có 2 hộ là thương lái lớn đều ở địa bàn Thị trấn Yên Ninh, còn 2 hộ thương lái nhỏ ở xã Khánh Nhạc, còn xã Khánh Hòa không có thương lái nào.
Đối với tác nhân giết mổ, chúng tôi điều tra chọn mẫu 6 hộ theo tiêu chí quy mô để phân loại. Cụ thể cơ sở giết mổ chuyên thu mua lợn của các hộ chăn nuôi hoặc thương lái về giết mổ sau đó bán lại lợn móc hàm cho các hộ bán lẻ, hộ giết mổ nhỏ lẻ chuyên thu mua lợn của các hộ chăn nuôi về giết mổ rồi trực tiếp bán lẻ tại chợ.
Người bán lẻ là một tác nhân hoạt động linh hoạt nhất khi tham gia chuỗi cung ứng lợn thịt, tác nhân này bán sản phẩm dưới các hình thức là người bán lẻ tại chợ, nhà riêng. Số lượng người bán lẻ phân bố rải rác tại các xã nghiên cứu nên tác giả lựa chọn mẫu 10 người bán lẻ tại ba xã đã chọn.
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin 3.2.2.1. Phương pháp xử lý
Đối với tài liệu thứ cấp: Trên cơ sở tài liệu thu thập được tiến hành hoàn thiện sắp xếp lại, phân loại, chọn lọc và tổng hợp sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.
Đối với tài liệu sơ cấp: Sau khi thu thập sẽ sử dụng phần mềm Excel để tính toán và tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
3.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu về số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân để tính toán, mô tả thực trạng chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ lợn thịt, phương pháp mô tả còn thể hiện qua việc chỉ ra các thuận lợi, khó khăn trong chuỗi cung ứng lợn thịt.
3.2.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu về giá cả, lợi ích và chi phí giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng để xác định tác nhân nào hoạt động có hiệu quả hơn; tác nhân nào hoạt động kém hiệu quả. Không so sánh qua các năm.
3.2.2.4. Phương pháp xác định liên kết
Sử dụng phương pháp này để xác định xem hình thức và các phương thức liên kết giữa các tác nhân với nhau. Liên kết xét ở hai khía cạnh là liên kết dọc và liên kết ngang.
Xác định liên kết dọc để xem các tác nhân trong mỗi kênh từ người sản xuất kinh doanh đến người giết mổ, bán buôn có sự liên kết như thế nào với nhau;
dòng sản phẩm, thông tin, giá trị chảy qua các tác nhân như thế nào.
Xác định liên kết ngang để xem các tác nhân cùng có một vai trò như nhau có sự liên kết với nhau để tạo nên lợi thế kinh tế quy mô.
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sản xuất – tiêu thụ lợn thịt của các tác nhân:
- Diện tích đất nuôi lợn thịt (m2) - Vốn đầu tư nuôi lợn thịt
- Số lứa nuôi của các hộ chăn nuôi.
- Số lượng và khối lượng cung ứng của từng tác nhân - Phương tiện vận chuyển của các tác nhân
- Thời gian sản phẩm dừng lại từng tác nhân - Số lượng lao động sử dụng
- Giá bán bình quân: Nghìn đồng/100 kg lợn hơi - Thu nhập của từng tác nhân.
b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tác nhân - Tuổi, trình độ chủ hộ, cơ sở sản xuất - Trình độ văn hóa
- Lao động, số khẩu
- Quy mô diện tích, vốn sản xuất, tài sản - Đặc điểm của từng tác nhân.
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động của chuỗi cung ứng
- Hoạt động của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng: Khối lượng mua vào, tiêu thụ bán ra bao nhiêu; thời gian như thế nào; Số con nuôi/lứa, số lứa/năm, số đàn nuôi/lứa.
- Ảnh hưởng của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng
- Mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi: thông qua hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng, tự do. Trao đổi thông tin và ký kết hợp đồng thường xuyên hay không, chặt chẽ hay không.
- Nguồn thông tin và cách thức trao đổi thông tin của các tác nhân trong chuỗi - Phương thức thanh toán: Số tiền đặt trước, ứng trước, trả sau, trả ngay khi mua
- Giá bán, giá mua và chênh lệnh giá bán và giá mua
- Phân chia lợi ích giữa các tác nhân trong toàn chuỗi cung ứng.
- Các kênh tiêu thụ chính của chuỗi cung ứng
- Tiêu chí lựa chọn bạn hàng: Chọn những tác nhân có đủ điều kiện để đáp ứng được sự chắc chắn về số lượng cũng như chất lượng, đảm bảo về sự liện kết chặt chẽ.