Nội dung nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 25 - 37)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Mặc dù công tác quản lý trật tự xây dựng đã có những tiến bộ nhất định nhưng chúng ta vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: nhìn chung công tác quản lý hoạt động xây dựng của chính quyền địa phương còn yếu kém. Tại nhiều địa phương vẫn chưa chú ý và tập trung nhiều nguồn lực cho công tác quy

hoạch xây dựng; việc công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng phải thỏa thuận quy hoạch cho từng công trình, tưng dự án; các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng còn khó khăn trong thẩm định thiết kế cơ sở và xin cấp giấy phép xây dựng; một số quy định về thu hồi đất, giao đất còn chưa thực sự phù hợp với các loại hình dự án khác nhau ảnh hưởng tới quá trình phát triển đô thị; đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng còn thiếu và hạn chế về trình độ chuyên môn; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm còn chưa kịp thời và triệt để; hiện tượng xây dựng nhà không phép, sai phép còn nhiều ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và gây bức xúc trong dư luận.

2.1.3.1. Quy chế, quy định trong quản lý trật tự xây dựng a. Quy chế phối hợp trong quản lý trật tự xây dựng

Việc phối hợp giữa Sở xây dựng và các đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc tăng cường trách nhiệm của UBND cấp xã, cấp quận, huyện và Sở Xây dựng trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; đảm bảo công tác quản lý về trật tự xây dựng.

Theo quy chế mới được ban hành, các công trình xây dựng trên địa bàn sẽ phải được thường xuyên kiểm tra từ khi khởi công đến khi hoàn thành việc xây dựng; các vi phạm về trật tự xây dựng phải được lập hồ sơ vi phạm và xử lý kịp thời, triệt để, đảm bảo chính xác công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật. Sở Xây dựng chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đôn đốc kiểm tra trật tự xây dựng. UBND quận, huyện chỉ đạo, đôn đốc thanh tra xây dựng hoặc cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng của phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, thực hiện xử lý vi phạm theo quy định. UBND cấp xã chỉ đạo, điều hành tổ công tác của thanh tra xây dựng quận, huyện đặt tại địa bàn; chỉ đạo công an Thị trấn, xã thực hiện cấm vận chuyển vật liệu xây dựng vào công trình vi phạm, yêu cầu cơ quan liên quan ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước. UBND cấp xã là nơi tiếp nhận hồ sơ vi phạm hành chính về trật tự xây dựng do Tổ công tác của Đội thanh tra xây dựng cấp huyện đặt tại địa bàn chuyển đến để ban hành các quyết định xử phạt, quyết định định chỉ thi công, quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện xử lý các hành vi vi phạm hành chính về trật tự xây dựng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật (UBND Thành phố Hà Nội, 2014).

b. Quy định trong quản lý trật tự xây dựng

- Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng; giám sát thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng.

- Quy định các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao), quản lý phát triển nhà và công sở; hình thức và mức xử phạt; thẩm quyền và thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng. Các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng .

- Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật.

- Quy định việc phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về xây dựng và phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương (UBND Thành phố Hà Nội, 2014).

2.1.3.2. Hệ thống tổ chức quản lý công tác trật tự xây dựng a. Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng

- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.

- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014.

- Căn cứ Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014.

- Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012.

- Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết về quy hoạch xây dựng .

- Căn cứ số Nghị định số 180/2010/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

- Căn cứ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

- Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính

- Căn cứ số Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở.

- Căn cứ Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.

- Căn cứ Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng

Căn cứ Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội V/v kiện toàn tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hà Nội

Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về Ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, Thị trấn, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Công tác quản lý trật tự xây dựng không chỉ là trách nhiệm mà còn là yêu cầu đối với các cơ quan có chức năng quản lý xây dựng từ Trung ương đến địa phương. Yêu cầu trước hết đối với các cơ quan như UBND cấp tỉnh (thành phố), Sở xây dựng, UBND cấp huyện (quận) và UBND cấp xã (thị trấn) là phải kiện toàn và tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở tại các xã, Thị trấn, thị trấn; nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thực hiện công tác quy hoạch, cấp phép xây dựng và cán bộ quản lý trật tự xây dựng nhà ở.

UBND cấp huyện (quận) phải chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, lực lượng quản lý trật tự đô thị tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, khắc phục tình trạng xử phạt nhiều lần những vấn đề tồn tại; đồng thời phải xử lý nghiêm và kiên quyết tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với thanh tra Sở xây dựng để kịp thời tổ chức thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các quyết định xử lý hoặc kiến nghị xử lý của Chánh thanh tra Sở xây dựng đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn do

mình quản lý. Sở xây dựng tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi việc chấp hành các thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng, quản lý quy hoạch xây dựng của các địa phương.

Các chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát,… chỉ được khởi công xây dựng công trình khi có đủ các điều kiện theo quy định; có biện pháp an toàn đối với công trình và các công trình lân cận; có trách nhiệm bảo đảm trật tự xây dựng theo quy định của Chính phủ.

Cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhà ở phải tuân thủ việc cấp giấy phép xây dựng đúng quy định của pháp luật; không sách nhiễu gây khó khăn cho chủ đầu tư xây dựng công trình khi đến xin giấy phép xây dựng; không áp dụng hình thức phạt tiền cho tồn tại bộ phận công trình, công trình vi phạm; không dung túng bao che, phải xử lý kịp thời các công trình vi phạm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; không nhận tiền, hiện vật hoặc đi ăn, uống và các hoạt động khác theo lời mời của chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu trong thi công xây dựng công trình khi đã có đủ các hồ sơ, thủ tục, giấy phép xây dựng và các tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

b. Chức năng, nhiệm vụ của người quản lý trật tự xây dựng - Thanh tra viên, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã, thị trấn.

Lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình vi phạm. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn.

Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý; quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công trình theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

Xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng nhà ở đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.

Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị vượt thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; xử lý cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (UBND Thành phố Hà Nội, 2014).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng mà công trình xây dựng đó đã bị Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng.

Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cưỡng chế phà dỡ những công trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và những cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng nhà ở đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng bao che cho hành vi vi phạm (UBND Thành phố Hà Nội, 2014).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ban hành những quy định, quyết định nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. Ban hành quyết định xử lý đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và những cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng nhà ở đô thị để xảy ra vi phạm, không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.

- Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Trưởng phòng chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý xây dựng đô thị hoặc Chánh thanh tra xây dựng cấp huyện (nếu có). Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm thuộc thẩm quyền trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không ban hành kịp thời; đồng thời, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hình thức xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định xử lý đối với những vi phạm vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm theo thẩm quyền.

Ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị mà Ủy ban nhân dân cấp xã không kịp thời xử lý (UBND Thành phố Hà Nội, 2014).

- Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đối với những công trình do Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện buông lỏng quản lý, không ban hành quyết định kịp thời.

Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý trật tự xây dựng nhà ở đô thị để xảy ra vi phạm (UBND Thành phố Hà Nội, 2014).

2.1.3.3. Công tác tuyên truyền quản lý trật tự xây dựng

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, huyện, thành phố; UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm và nhận thức của các tầng lớp nhân dân đối với việc ủng hộ, tham gia công tác đảm bảo trật tự xây dựng trên địa bàn.

Quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Chỉ đạo phòng quản lý đô thị tổ chức quán triệt, tập huấn, hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật về xây dựng cho cán bộ, công chức xã, thị trấn.

Thực hiện tốt Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về Ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, Thị trấn, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Thông báo công khai các tổ chức, cá nhân có hành vi cố tình vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị xử lý và đình chỉ hoạt động xây dựng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm theo Quy định của Pháp luật về xây dựng.

2.1.3.4. Quản lý trật tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian gồm:

- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội.

Mục đích của quy hoạch là tạo lập môi trường sống tốt cho người dân tại các vùng, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

- Vị trí của quy hoạch xây dựng trong hoạt động xây dựng:

Quy hoạch xây dựng có vị trí đầu tiên trong dây truyền hoạt động xây dựng, là cơ sở cho bước tiếp theo lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng.

- Quy hoạch xây dựng vùng: Quy hoạch xây dựng (gồm quy hoạch vùng chung, quy hoạch chi tiết 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/500).

- Quy hoạch chung xây dựng: là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển của xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm an ninh quốc phòng cho từng vùng và của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.

Theo Nghị định 08/2005/NĐ-CP nội dung của đồ án quy hoạch chung xây dựng gồm:

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng; cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường.

- Xác định tiềm năng, động lực hình thành và phát triển; tính chất, quy mô dân số, lao động và quy mô đất đai xây dựng; các chỉ tiêu kinh tế.

2.1.3.5. Cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng a. Cấp phép xây dựng

* Các công trình được miễn cấp phép xây dựng:

- Công trình được bí mật nhà nước, công trình xây theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của chính phủ được miễn giấy phép xây dựng.

- Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua khu vực nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)