Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 57 - 61)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Đời sống dân cư đã và đang phát triển nhu cầu xây dựng ngày càng tăng.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn đã hoàn thành xong chương trình xây dựng nông thôn mới. Hệ thống Quản lý trật tự xây dựng đã được quan tâm tạo mọi điều kiện để hoạt động có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều sai phạm tại địa phương. Chính vì vậy tôi chọn 2 xã là Tân Lập, Tân Hội và thị trấn Phùng làm điểm nghiên cứu với tốc độ xây dựng đô thị hóa tại các xã và thị trấn này đang tăng cao dần với các năm gần đây.

3.2.2 . Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu

về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các đồng nghiệp. Sử dụng những số liệu được thu thập bằng cách trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu chúng tôi lựa chọn các đối tượng điều tra là các hộ gia đình, các cơ quan, doanh nghiệp (gọi chung là các chủ đầu tư) khởi công xây dựng các công trình trong năm 2015, trong đó chỉ tập trung chủ yếu vào công trình xây mới, còn các công trình được điều chỉnh, cải tạo, sửa chữa, gia hạn cấp phép xây dựng thì không điều tra vì các công trình này hầu hết là xây dựng đúng. Từ đó rà soát, phân loại các đối tượng điều tra theo các mức độ vi phạm khác nhau về không phép, có phép, sai phép, trái phép... Ngoài ra chúng tôi còn điều tra các nhà quản lý, các cán bộ phụ trách xây dựng, lãnh đạo UBND các xã phụ trách về trật tự xây dựng, lãnh đạo các phòng Quản lý đô thị, Đội Thanh tra xây dựng, phòng Kinh tế, Trưởng Ban quản lý cụm Công nghiệp, khu đô thị;

Trung tâm phát triển cụm công nghiệp của huyện, qua đó thấy rõ được những khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng.

Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra TT Đối tượng điều tra Tổng số

mẫu

Địa điểm nghiên cứu Xã

Tân Lập

Xã Tân Hội

Thị trấn Phùng

1 Hộ gia đình 90 30 30 30

2 Doanh nghiệp, tổ chức 30 10 10 10

3 Cán bộ chuyên môn xã 9 3 3 3

4 Phòng QLĐT huyện 11

5 Đội TTXD huyện 12

Tổng cộng 152 43 43 43

Đối tượng điều tra bao gồm các chủ đầu tư, cán bộ chuyên môn huyện, cán bộ chuyên môn xã, thị trấn. Trong đó, chủ đầu tư xây dựng được điều tra bao gồm 90 hộ dân và 30 doanh nghiệp và tổ chức. Các địa điểm được lựa chọn để

điều tra trên địa bàn thị trấn Đan Phượng là xã Tân Lập, xã Tân Hội và thị trấn Phùng. Các chủ đầu tư được chọn theo phương thức ngẫu nhiên từ danh sách các chủ đầu tư được cấp bởi ban quản lý trật tự xây dựng cấp xã.

Nội dung phiếu điều tra gồm thông tin chung về chủ đầu tư như trình độ học vấn, nhận thức về các quy định về cấp phép xây dựng, quy hoạch, mức độ vi phạm, các hình thức xử phạt hành chính, thủ tục hành chính về cấp phép, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền. Việc thu thập những thông tin số liệu này được thực hiện bằng phương phỏng vấn trực tiếp các chủ đầu tư, nhà quản lý, lãnh đạo, cán bộ quản lý tại xã, thị trấn chọn điểm điều tra.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 3.2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Số liệu sau khi điều tra được tổng hợp và xử lý bằng công cụ Excel trong bộ công cụ Microsoft office.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để mô tả thực trạng tình hình tuân thủ pháp luật của các hộ gia đình, tổ chức theo quy định về cấp giấy phép xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn thị huyện Đan Phượng.

b. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ giữa các đối tượng được điều tra. Thông qua đó thấy được các lỗi vi phạm chủ yếu, nguyên nhân chính gây ra để đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.4.1. Quy hoạch xây dựng

- Tỷ lệ chủ đầu tư biết về quy hoạch xây dựng.

3.2.4.2. Hệ thống tổ chức quản lý công tác trật tự xây dựng - Quy chế, quy định trong công tác quản lý trật tự xây dựng.

- Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng.

- Chức năng, nhiệm vụ của người quản lý trật tự xây dựng.

- Hệ thống tổ chức về công tác quản lý trật tự xây dựng.

3.2.4.3. Công tác tuyên truyền quản lý trật tự xây dựng - Tỷ lệ chủ đầu tư biết đến quản lý trật tự xây dựng.

- Kênh thông tin chủ đầu tư biết đến quản lý trật tự xây dựng.

3.2.4.4. Hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng

- Số lượt người được hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng.

3.2.4.5. Cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng

- Số giấy được cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng.

- Thẩm quyền phê duyệt cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng.

3.2.4.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm

- Thanh tra, kiểm tra trong quản lý trật tự xây dựng . - Xử lý sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng .

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)