Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng
4.1.3. Công tác thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
Theo báo cáo kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Đan Phượng năm 2016 của đội TTXD huyện Đan Phượng, phòng quản lý đô thị và đội thanh tra xây dựng huyện Đan Phượng đã thường xuyên phổ biến, quán triệt và rút kinh nghiệm đến từng cán bộ công chức, Thanh tra viên, lao động hợp đồng trong đội để hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở được Giám đốc Sở phê duyệt tại Quyết định 324/QĐ- SXD ngày 15/01/2014 để trong khi thi hành công vụ nắm vững quy chế thiết lập hồ sơ và xử lý vi phậm được quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007; Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ; Thông tư 02/2014/TT-BXD ngày 12/2/2014 của Bộ xây dựng; Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, Thị trấn, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/02/2014. Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”; Nội quy quy chế của cơ quan.
Đội Thanh tra xây dựng đã tổ chức 2 lần hội nghị với lãnh đạo các xã, thị trấn và các ngành trong việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo Hướng dẫn số 2614/HD-SXD ngày 24/04/2014 của Sở Xây dựng và quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và việc áp dụng hệ thống biểu mẫu trong kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội để rút kinh nghiệm.
Đội thanh tra xây dựng huyện Đan Phượng đã thường xuyên phổ biến, quán triệt, và rút kinh nghiệm đến từng CBCC, Thanh tra viên, LĐHĐ trong Đội hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở được Giám đốc Sở phê duyệt tại Quyết định 324/QĐ-SXD ngày 15/01/2014 để trong khi thi hành công vụ nắm vững quy chế thiết lập hồ sơ và xử lý vi phạm được quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007; Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ; Thông tư 02/2014/TT-BXD ngày 12/2/2014 của Bộ xây dựng; Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, Thị trấn, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/02/2014. Chỉ thị số
01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”, Nội quy quy chế của cơ quan.
Bảng 4.3. Phương thức phổ biến, tuyên truyền về TTXD
STT Phương thức phổ biến ĐVT Số lượng
1 Số hội nghị phổ biến Hội nghị 2
- Số người tham gia Người 35
- Số xã, thị trấn cử đại diện tham dự Xã, thị trấn 16 2 Số xã sử dụng hệ thống loa truyền thanh để phổ
biến
Xã, thị trấn 16
3 Văn bản phổ biến Bản in 70
Nguồn: Đội TTXD huyện Đan Phượng (2016) Đội đã tổ chức hội nghị với lãnh đạo của các xã, thị trấn và các ngành trong việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo Hướng dẫn số 2614/HD-SXD ngày 24/04/2014 của Sở Xây dựng về Quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và việc áp dụng hệ thống biểu mẫu trong kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội để rút kinh nghiệm.
Trong thời gian nói trên, UBND huyện đã chỉ đạo tích cực triển khai thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng, công tác quản lý xây dựng đã có nhiều kết quả, thể hiện trên các mặt: Công tác xây dựng, ban hành, hướng dẫn, truyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); công tác quy hoạch xây dựng đã có bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng; việc cải cách thủ tục hành chính, thủ tục cấp Giấy phép xây dựng giảm bớt phiền hà trong quản lý xây dựng đã được quan tâm.
Để hướng dẫn thực hiện, hàng năm UBND huyện giao cho phòng Quản lý đô thị huyện phối kết hợp với Sở Xây dựng đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn và ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc theo thẩm quyền về công tác lập quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch, công tác cấp giấy phép xây dựng.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Phòng Quản lý đô thị đã chủ động trong việc xây dựng, trình UBND huyện ban hành các quy định cụ thể sát với tình hình tại địa phương; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý nhà nước (QLNN) về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng trên địa bàn.
Kết quả kiểm tra cho thấy, với sự quan tâm, chỉ đạo tập trung, sát sao của các cấp lãnh đạo, công tác quản lý xây dựng đã có những tiến bộ nhất định.
Phòng Quản lý đô thị đã chủ động trong thực hiện các chức năng QLNN;
UBND các xã, thị trấn đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý QHXD, cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng, thể hiện ở các mặt như: Chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt QHXD ngày càng được nâng cao; số lượng giấy phép xây dựng được cấp, số lượng các cuộc kiểm tra trật tự xây dựng có xu hướng tăng dần theo các năm; việc xử lý các vi phạm hành chính về trật tự xây dựng có nhiều chuyển biến; ý thức chấp hành kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng, chỉnh trang đô thị và giữ gìn vệ sinh môi trường từng bước được nâng cao. Nhiều xã, thị trấn đã có những cố gắng nhất định với vai trò là cấp quản lý cơ sở, do đó đã xây dựng và quản lý được nhiều tuyến phố, khu dân cư
"xanh, sạch, đẹp".
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xây dựng nói chung, quản lý xây dựng đô thị nói riêng đã được ban hành đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ công cộng đô thị được nâng lên; từng bước hình thành hệ thống các đô thị theo hướng hiện đại.
Trong tổng số 90 hộ gia đình được điều tra 55 hộ được tiếp cận với công tác thông tin tuyên truyền về quản lý trật tự xây dựng. Có 27 trong tổng số 30 doanh nghiệp, tổ chức được biết đến công tác tuyên truyền này. Như vậy, tỷ lệ nhóm doanh nghiệp, tổ chức được tiếp cận công tác thông tin tuyên truyền cao hơn nhóm các hộ gia đình. Các nội dung tiếp cận công tác thông tin tuyên truyền bao gồm: công tác quy hoạch, thủ tục cấp phép, hình thức vi phạm và xử phạt vi phạm.
Số liệu điều tra cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền về công tác còn nhiều hạn chế. Có 53 trong tổng số 120 chủ đầu tư biết về việc tuyên truyền về quy hoạch. Các chủ đầu tư quan tâm nhiều đến công tác cấp phép nhiều hơn (chiếm 93,90%).
Bảng 4.4. Các nội dung công tác thông tin, tuyên truyền QLTTXD tiếp cận với các chủ đầu tư
Chỉ tiêu
Hộ gia đình Cơ quan, doanh nghiệp Tổng
SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%)
Quy hoạch 30 54,55 23 85,19 53 64,63
Thủ tục cấp phép 50 90,91 27 100,00 77 93,90
Hình thức vi phạm 48 87,27 25 92,59 73 89,02
Xử phạt vi phạm 39 70,91 24 88,89 63 76,83
Tổng 55 100,00 27 100,00 82 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Trong quá trình xây dựng, cán bộ quản lý trật tự xây dựng đã tư vấn, hướng dẫn cho chủ đầu tư lựa chọn những giải pháp thiết kế phù hợp với kiến trúc, cảnh quan tại điểm xây dựng và làm các thủ tục hồ sơ xin giấy phép xây dựng theo quy định.
Trong số 55 hộ dân đã được biết đến QLTTXD, có 49 hộ dân biết đến QLTTXD thông qua loa đài của địa phương (chiếm 89,09%). Có 13 câu trả lời (chiếm 23,64%) được biết về QLTTXD thông qua tài liệu in.
Bảng 4.5. Cách thức tiếp cận thông tin, tuyên truyền về QLTTXD của các hộ dân
Chỉ tiêu
Xã Tân Lập
Xã Tân Hội
Thị trấn
Phùng Tổng
SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC (%) Loa, đài địa phương 15 88,24 16 88,89 18 90,00 49 89,09
Tài liệu in 5 29,41 3 16,67 5 25,00 13 23,64
Tổ chức hội nghị 1 5,88 0 0,00 2 10,00 3 5,45
Tổng 17 100,00 18 100,00 20 100,00 55 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Trong số 27 tổ chức và doanh nghiệp đã được biết đến QLTTXD, có 24 tổ chức và doanh nghiệp biết đến QLTTXD thông qua loa đài của địa phương (chiếm 88,89%). Có 14 câu trả lời (chiếm 23,64%) được biết về QLTTXD thông qua tài liệu in và có 13 câu trả lời biết đến QLTTXD thông qua tham gia vào các hội nghị. Các tổ chức và doanh nghiệp được thông tin qua các buổi hội nghị do xã, thị trấn tổ chức.
Bảng 4.6. Cách thức tiếp cận thông tin, tuyên truyền về QLTTXD của các tổ chức, DN
Chỉ tiêu
Xã Tân Lập Xã Tân Hội Thị trấn Phùng Tổng SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC (%) Loa, đài địa phương 8 88,89 7 87,50 9 90,00 24 88,89
Tài liệu in 4 44,44 5 62,50 5 50,00 14 51,85
Tổ chức hội nghị 5 55,56 3 37,50 5 50,00 13 48,15
Tổng 9 100,00 8 100,00 10 100,00 27 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Công tác thông tin, tuyên truyền về QLTTXD cũng được các hộ dân và tổ chức đánh giá. Bảng 4.7 thể hiện các tiêu chí đánh giá về công tác thông tin, tuyên truyền của các hộ gia đình bao gồm tiêu chí về sự kịp thời, phù hợp, đầy đủ và dễ dàng.
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của hộ dân về công tác thông tin, tuyên truyền QLTTXD
Chỉ tiêu
Xã Tân Lập Xã Tân Hội Thị trấn Phùng Tổng Số
lượng (người)
CC (%)
Số lượng (người)
CC (%)
Số lượng (người)
CC (%)
Số lượng (người)
CC (%)
Kịp thời 16 94,12 16 88,89 16 80,00 48 87,27
Phù hợp 17 100,00 16 88,89 17 85,00 50 90,91
Đầy đủ 15 88,24 17 94,44 18 90,00 50 90,91
Dễ dàng 14 82,35 15 83,33 16 80,00 45 81,82
Tổng 17 100,00 18 100,00 20 100,00 55 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Có 50 trong tổng số 55 ý kiến (chiếm 90,91%) cho rằng các hình thức thông tin tuyên truyền là phù hợp, các nội dung tuyên truyền cũng đầy đủ thông tin cơ bản để các hộ dân và tổ chức có cái nhìn tổng quan về QLTTXD. Tuy nhiên, với 2 tiêu chí khác là kịp thời và dễ dàng, sự đồng ý lần lượt là 48 và 45 ý kiến (tương ứng 87,27% và 81,82%) . Điều đó cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền về QLTTXD hiệu quả chưa cao.
Trong khi đó thì đối với tổ chức, doanh nghiệp, tỉ lệ các ý kiến cho rằng thông tin từ công tác tuyên truyền là phù hợp và đầy đủ (chiếm 92,59%). Đối với 2 tiêu chí còn lại, tỉ lệ đánh giá cũng khá cao, tiêu chí kịp thời là 85,19% và tiêu
chí dễ dàng là 88,89%. Các tổ chức, doanh nghiệp được các cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng thông tin tuyên truyền qua tổ chức các buổi tập huấn của tỉnh, huyện và họ cho rằng các thông tin về QLTTXD là kịp thời, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của họ.
Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá của tổ chức, doanh nghiệp về công tác thông tin, tuyên truyền QLTTXD
Chỉ tiêu
Xã Tân Lập Xã Tân Hội Thị trấn Phùng Tổng Số
lượng (người)
CC (%)
Số lượng (người)
CC (%)
Số lượng (người)
CC (%)
Số lượng (người)
CC (%)
Kịp thời 8 88,89 7 87,50 8 80,00 23 85,19
Phù hợp 8 88,89 8 100,00 9 90,00 25 92,59
Đầy đủ 8 88,89 8 100,00 9 90,00 25 92,59
Dễ dàng 8 88,89 7 87,50 9 90,00 24 88,89
Tổng 9 100,00 8 100,00 10 100,00 27 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Qua điều tra thông tin tại địa bàn, tất cả các công trình trên địa bàn huyện Đan Phượng từ khi khởi công xây dựng đều được cán bộ chuyên môn địa chính – xây dựng đến trực tiếp địa bản để hướng dẫn việc giao mốc, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. Các cán bộ đã hướng dẫn kiểm tra chất lượng đất nền nơi dự kiến xây dựng nhà ở để có cơ sở thiết kế móng công trình đảm bảo chất lượng, an toàn. Bên cạnh đó, cán bộ cũng hướng dẫn kiển tra hiện trạng các công trình liền kề và các công trình lân cận khi xây dựng nhà ở tại các khu đất ở đô thị, điểm dân cư tập trung và điểm dân cư nông thôn tránh trường hợp khi xây dựng lại xảy ra tranh chấp dẫn đến kiện tụng gây mất đoàn kết và an ninh khu vực. Các nội dung công tác thông tin, tuyên truyền bao gồm quy hoạch, thủ tục cấp phép, hình thức vi phạm và thông tin về xử lý vi phạm.
Bảng 4.9. Đánh giá của các hộ dân về sự hướng dẫn của cán bộ về QLTTXD
Chỉ tiêu
Xã Tân Lập Xã Tân Hội Thị trấn Phùng Tổng Số
lượng (người)
CC (%)
Số lượng (người)
CC (%)
Số lượng (người)
CC (%)
Số lượng (người)
CC (%)
Đầy đủ 25 83,33 23 76,67 26 86,67 74 82,22
Nhiệt tình 20 66,67 21 70,00 25 83,33 66 73,33
Chuyên
nghiệp 26 86,67 22 73,33 28 93,33 76 84,44
Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00 90 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 90 hộ dân được đánh giá về sự hướng dẫn của cán bộ về QLTTXD, sự chuyên nghiệp của các cán bộ được đánh giá khá cao (84,44%). Tiêu chí về sự nhiệt tình chiếm 73,33%.
Bảng 4.10. Đánh giá của các cơ quan, đơn vị về sự hướng dẫn của cán bộ về QLTTXD
Chỉ tiêu
Xã Tân Lập Xã Tân Hội Thị trấn Phùng Tổng
SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%)
Đầy đủ 8 80,00 7 70,00 8 80,00 23 76,67
Nhiệt tình 6 60,00 7 70,00 7 70,00 20 66,67
Chuyên nghiệp 6 60,00 6 60,00 5 50,00 17 56,67
Tổng 10 100,00 10 100,00 10 100,00 30 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Kết quả điều tra cho ta thấy các chủ đầu tư xây dựng (bao gồm hộ dân và tổ chức, doanh nghiệp) khi xây dựng công trình đều được cán bộ quản lý chuyên môn cấp xã, huyện đến trực tiếp để hướng dẫn, kiểm tra ranh giới đất cũng như một số việc liên quan đến vấn đề đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng sự hướng dẫn này chưa nhiệt tình và chưa thật sự chuyên nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tình trạng này là do năng lực trình độ của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng chưa cao, chưa được tập huấn và tiếp xúc nhiều với công việc này ngoài ra đa phần cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng đều kiêm nhiệm thêm 1 hoặc 2 công việc khác. Các chủ đầu tư xây dựng cũng được hỏi về cách thức hướng dẫn của các cán bộ. Kết quả điều tra cho thấy
tất cả các cán bộ đã đo bằng thước khi kiểm tra ranh giới đất và tham khảo bản đồ địa chính giải thửa do cơ quan chức năng có thẩm quyền cung cấp.
Bảng 4.11. Ý kiến của hộ dân về mức độ cần thiết của công tác thông tin tuyên truyền
Chỉ tiêu
Xã Tân Lập Xã Tân Hội Thị trấn Phùng Tổng
SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC (%)
Cần thiết 26 86,67 20 66,67 27 90,00 73 81,11
Bình thường 3 10,00 7 23,33 2 6,67 12 13,33
Không cần thiết 1 3,33 3 10,00 1 3,33 5 5,56
Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00 90 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Từ bảng số liệu điều tra ta thấy, người dân nhận biết khá tốt là mức độ cần thiết của công tác thông tin tuyên truyền về trật tự xây dựng. Có đến 73 hộ dân (chiếm 81,11%) cho rằng điều này là cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có 12 hộ (chiếm 13,33%) cho rằng điều này bình thường và có 5 hộ cho rằng điều này là không cần thiết. Họ cho rằng khi nào họ cần xây dựng họ sẽ quan tâm đến các quy định liên quan sau.
Bảng 4.12. Ý kiến của cơ quan, doanh nghiệp về mức độ cần thiết của công tác thông tin tuyên truyền
Chỉ tiêu
Xã Tân Lập Xã Tân Hội Thị trấn Phùng Tổng
SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%)
Cần thiết 8 80,00 7 70,00 9 90,00 24 80,00
Bình thường 2 20,00 3 30,00 1 10,00 6 20,00
Không cần thiết 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
Tổng 10 100,00 10 100,00 10 100,00 30 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Kết quả điều tra cho thấy toàn bộ các cơ quan, doanh nghiệp đều ý thức được mức độ cần thiết công tác thông tin, tuyên truyền về QLTTXD. Trong tổng số 30 chủ đầu tư đưa ra ý kiến, có 24 chủ đầu tư cho rằng điều này là cần thiết (chiếm 80,00%). Có thể nhận thấy rằng nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp về tầm quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền cao hơn của các hộ dân tại khu vực.