Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hình 3.1. Bản đồ địa chính huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Nguồn: UBND huyện Đan Phượng (2015) Đan Phượng là một huyện đồng bằng nằm ở về phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp huyện Mê Linh (ranh giới tự nhiên là bãi, sông Hồng);
Phía Nam giáp huyện Hoài Đức;
Phía Đông giáp huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là bãi, sông Hồng) và huyện Từ Liêm;
Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ.
3.1.1.2. Diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đan Phượng là 7.735,48 ha. Huyện Đan Phượng nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; địa hình nghiêng dần từ tây Bắc xuống đông Nam, được phân làm 4 tiểu vùng tự nhiên là tiểu vùng ven Đáy, tiểu vùng Bãi ven sông Hồng, tiểu vùng Tiên Tân và tiểu vùng Đan Hoài.
- Tiểu vùng ven Đáy gồm 6 xã: Thọ An, Trung Châu, Phương Đình, Đồng Tháp, Đan Phượng, Song Phượng. Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thường gây úng, hạn cục bộ.
- Tiểu vùng ven sông Hồng gồm có 7 xã: Thọ An, Trung Châu, Thọ Xuân, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung. Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Hồng nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thường gây, hạn, úng cục bộ.
- Tiểu vùng Tiên Tân gồm có 5 xã: Thọ Xuân, Phương Đình, Thị trấn, Đan Phượng, Thượng Mỗ Là vùng đất phù sa cổ, mầu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng.
- Tiểu vùng Đan Hoài gồm xã: Tân Lập, Tân Hội, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung là vùng đồng có địa hình tương đối bằng phẳng, vùng trũng xen lẫn vùng cao.
Với đặc điểm địa hình này cho phép Đan Phượng có thể xây dựng một nền kinh tế tổng hợp với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và phát triển các làng nghề, khu đô thị tại vùng đồng trong tương lai.
Do thuận lợi về vị trí địa lý và địa hình tương đối bằng phẳng, có đường giao thông thuận lợi nên Đan Phượng là huyện chịu tác động khá mạnh của quá trình đô thị hóa và xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề. Những năm gần đây, đã có một số dự án xây dựng khu đô thị mới, các cụm công nghiệp được triển khai xây dựng trên địa bàn Đan Phượng như khu đô thị Tân Tây Đô, cụm công nghiệp Thị Trấn Phùng (35,8 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Đan Phượng (22,2 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề Sông Cùng xã Đồng Tháp (6,3 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Tân Hội (4,72 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Liên hà (9,6 ha). Hiện đang xây dựng cụm (điểm) công nghiệp làng nghề Hồ Điền xã Liên Trung, diện tích 3,3 ha và mở rộng cụm (điểm) làng nghề xã Liên Hà (UBND huyện Đan Phượng năm 2015).
3.1.1.3. Khí hậu-Thuỷ văn a. Khí hậu
Huyện Đan Phượng mang các đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô lạnh (đầu mùa đông hanh khô, cuối mùa đông ẩm ướt). Nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng trên 230C, mùa đông từ 15-160C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Đan Phượng khá lớn với biên độ giao động từ 12-130C. Mùa nóng từ tháng 5-9 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 300C, cao nhất lên tới trên 370C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3-4 tháng (12-2 hoặc 3) tháng lạnh nhất (tháng 12,1) nhiệt độ xuống thấp <180C, thấp nhất là 50C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đan Phượng thời tiết có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt.
Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83- 85%, tháng ẩm nhất là tháng 3, 4 với độ ẩm lên tới 98%.
b. Thủy văn
Trên địa bàn huyện Đan Phượng có sông Hồng và sông Đáy chảy qua địa phận huyện, có tổng chiều dài khoảng 25 km trong đó sông Hồng dài khoảng 15 km, sông Đáy dài khoảng 10km. Vào mùa mưa, với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Hồng tại vùng Đan Phượng một phần đất bãi sông Hồng bị ngập (UBND huyện Đan Phượng 2015).
3.1.1.3. Tài nguyên a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đan Phượng hiện nay là 7.735,48 ha, với địa hình đồng bằng. Là địa phương nằm trong vùng châu thổ sông Hồng nên chất đất chủ yếu là đất phù sa cổ; phù sa được bồi đắp hàng năm (vùng bãi non sông Hồng), đất có độ phì khá cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Trong số 7.735,48 ha đất, diện tích đất nông nghiệp có 3.539,85 ha; chiếm 45,76% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.329,67 ha; chiếm 43,04% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng còn 865,96 ha chiếm (11,2%) chủ yếu là đất bãi cát sông Hồng.
Về quỹ đất Đan Phượng là huyện có diện tích không lớn do đó việc phát triển Đan Phượng thành một khu đô thị hiện đại trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi phải khai thác sử dụng một cách có hiệu quả.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2015 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)
tihcstích((ah(ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 7735,48 100,00
1 Đất nông nghiệp 3523,00 45,54
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3309,03 42,78
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 2872,79 37,14
1.1.1.1 Đất trồng lúa 1926,87 24,91
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 945,92 12,23
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 436,24 5,64
1.2 Đất lâm nghiệp 0,00 0,00
1.2.1 Đất rừng sản xuất 0,00 0,00
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 207,57 2,68
1.5 Đất nông nghiệp khác 6,40 0,08
2 Đất phi nông nghiệp 3346,98 43,27
2.1 Đất ở 948,11 12,26
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 901,73 11,66
2.1.2 Đất ở tại đô thị 46,38 0,60
2.2 Đất chuyên dùng 1180,28 15,26
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 11,36 0,15
2.2.2 Đất quốc phòng 16,75 0,22
2.2.3 Đất an ninh 0,35 0,00
2.2.4 Đất SX, kinh doanh phi nông nghiệp 279,83 3,62
2.2.5 Đất có mục đích công cộng 871,99 11,27
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,17 0,26
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 60,63 0,78
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1137,36 14,70
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,43 0,01
3 Đất chưa sử dụng 865,50 11,19
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 865,50 11,19
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,00 0,00
Nguồn: UBND huyện Đan Phượng (2015)
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2015
Nguồn: UBND huyện Đan Phượng (2015)
* Khu vực nông thôn gồm 15 xã có tổng diện tích tự nhiên 7.442,18 ha, chiếm 96,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai ở 15 xã nông thôn được phân bổ theo các mục đích sử dụng như sau:
+ Đất nông nghiệp có 3405,52 ha, chiếm 45,76% diện tích tự nhiên khu vực nông thôn. Đất nông nghiệp của huyện được chia làm 4 vùng: Vùng đồng chủ yếu được sử dụng để trồng lúa, cây hàng năm và chăn nuôi. Quá trình đô thị hoá đang được đẩy mạnh ở vùng này, do vậy diện tích đất vùng đồng mấy năm trở lại đây bị chuyển đổi mục đích sử dụng rất nhiều, theo dự tính đến năm 2015 sẽ chỉ còn 3250 ha đất nông nghiệp
. Vùng bãi sông Đáy, vùng bãi sông Hồng quỹ đất này chủ yếu được sử dụng để trồng rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Đất phi nông nghiệp 3170,7 ha, chiếm 42,6% diện tích tự nhiên khu vực nông thôn và chiếm 95,23% diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện. Hiện tại diện tích này đã được sử dụng chủ yếu cho các công trình hạ tầng văn hóa xã hội và công trình phát triển kinh tế.
+ Đất chưa sử dụng có 865,96 ha, chiếm 11,63% diện tích tự nhiên ở khu vực nông thôn và chiếm 100% diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện (UBND huyện Đan Phượng năm 2015).
b. Tài nguyên nước
* Nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Đan Phượng được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, nước của
45,54%
43,27%
11,19%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Thọ An đến Song Phượng. Ngoài ra trên địa bàn huyện Đan Phượng còn có hệ thống ao hồ nằm xen kẽ trong khu dân cư với diện tích khoảng 211,02 ha.
* Nước ngầm: Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước sông Hồng cũng cạn nhiều do đó cũng ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của Đan Phượng.
* Nước mưa: với lượng nước mưa trung bình 1.600-1.800mm trong năm, mặc dù lượng nước bốc hơi hàng năm bằng 65% so với lượng mưa nhưng đây vẫn là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân.
* Tài nguyên khoáng sản
Huyện Đan Phượng khan hiếm tài nguyên khoáng sản. Hiện nay vẫn chưa xác định được có nguồn tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven sông Hồng, sông Đáy, trữ lượng cát ven sông Hồng nhiều và chất lượng cao.