Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.4. Nội dung quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
a. Quản lý công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo Luật Đầu tư công số 49/2014/QH11 ngày 18/6/2014; Luật Xây dựng số 50/2014/QH11 ngày 18/6/2014, dự án đầu tư xây dựng công trình được lập căn cứ vào các cơ sở sau:
- Quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng;
- Kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
- Nội dung dự án đầu tư xây dựng: Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm hai phần: Phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở:
Nội dung phần thuyết minh của dự án:
- Xác định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác;
- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất;
- Các giải pháp thực hiện bao gồm:
+ Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
+ Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
+ Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
+ Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các vấn đề liên quan tới an ninh, quốc phòng.
- Tổng mức đầu tư của dự án; nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ;
phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.
Nội dung thiết kế cơ sở của dự án:
- Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, có thể làm căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.
- Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:
+ Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt quan hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
+ Giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng
+ Thuyết minh xây dựng:
Khái quát về tổng mặt bằng: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác.
Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình, cao độ và toạ độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật chính trên tuyến; hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công trình nếu có;
Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: Giới thiệu tóm tắt quan hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởng của
phương án thiết kế kiến trúc; màu sắc công trình; các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực xây dựng;
Phần kỹ thuật: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền, đào đắp đất; danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế;
Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
Dự tính khối lượng các công tác xây lắp, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.
+ Các bản vẽ thiết kế cơ sở:
Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu;
Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng;
Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.
+ Số lượng thuyết minh và các bản vẽ của thiết kế cơ sở của dự án.
b. Quản lý công tác thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH11 ngày 18/6/2014; Luật Xây dựng số 50/2014/QH11 ngày 18/6/2014, công tác thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần tập trung những nội dung sau:
- Thẩm định dự án nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án: thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý thực hiện dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế… với các thông tin về bối cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này;
Đồng thời đánh giá để xác định xem dự án có giúp quốc gia đạt được các mục tiêu xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào, và liệu dự án có đạt hiệu quả kinh tế hay không khi đạt các mục tiêu này.
- Giai đoạn thẩm định dự án bao hàm một loạt khâu thẩm định và quyết định, đưa tới kết quả là chấp thuận hay bác bỏ dự án. Như vậy, về mặt chuyên môn yêu cầu chung của công tác thẩm định dự án là đảm bảo tránh thực hiện đầu tư các dự án không có hiệu quả, mặt khác cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tư có lợi.
- Mặt khác, thẩm định dự án còn là công việc được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư, vì vậy cần được tiến hành theo các yêu cầu về quản lý. Về mặt này, công tác thẩm định dự án phải được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và đảm bảo thời hạn quy định.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy;
các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đó được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
+ Xem xét sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
+ Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
+ Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;
+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
+ Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân.
2.1.4.2. Quản lý lập kế hoạch thực hiện dự án
- Việc lập kế hoạch thực hiện dự án là việc thiết lập một trình tự công việc tiến hành lúc lập dự án đến khi đưa dự án vào sử dụng
- Lập kế hoạch là một quá trình và là bước đầu tiên khi xây dựng lịch trình thực hiện dự án. Khi điều kiện thực hiện dự án thay đổi, cần có những điều chỉnh kế hoạch việc lập kế hoạch tốt và liên tục cập nhật sẽ giúp chỉ ra các thay đổi và điều chỉnh thực hiện dự án một cách hiệu quả nhất.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết, quá trình phát triện một kế hoạch hành động thống nhất.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án bao gồm nội dung:
Xác định các nhiệm vụ/công việc cần thiết để đạt được mục tiêu
Trình tự và thời gian hoàn thành tất cả các nhiệm vụ/ công việc. Một số vấn đề cần giải quyết:
+ Phân tích nhiệm vụ chính, phụ.
+ Xác định thời gian hợp lý để thực hiện từng công việc.
+ Khoảng thời gian chung để thực hiện dự án.
+ Phân tích mức độ chất tải của các bộ phận thực hiện các công việc để điều chỉnh cho thích hợp với yêu cầu thực tế.
2.1.4.3. Quản lý công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu
Quản lý đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được những yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Quản lý đấu thầu được quy định theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 như sau:
- Công tác đấu thầu là việc lựa chọn nhà thầu theo những tiêu thức nhất định. Tuỳ theo quy mô, tính chất, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng dự án để quy định các cách tổ chức đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế…); quy định
thang điểm chấm thầu… nhằm mục đích giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
- Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế mới người ta có thể áp dụng một trong ba phương thức chủ yếu là: Tự làm, Chỉ định thầu và Đấu thầu. Trong đó, phương thức đấu thầu đang được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu đứng ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản:
+ Đứng trên góc độ chủ đầu tư: đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu đáp ứng được yêu cầu kinh tế kĩ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình.
+ Đứng trên góc độ của nhà thầu: đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình
+ Đứng trên góc độ quản lý nhà nước: đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Từ những góc độ trên có thể thấy thực chất của đấu thầu thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên hai phương diện:
- Cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) và nhà thầu (các đơn vị xây lắp).
- Cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán (cung - cầu) bởi vì đấu thầu thực chất là một hoạt động mua bán và ở đây người mua là chủ đầu tư và người bán là các nhà thầu.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán này khác với hoạt đông mua bán thông thường ở chỗ tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo dự toán (chứ không phải giá thực tế). Theo lí thuyết hành vi thì trong một vụ mua bán bao giờ người mua cũng cố gắng để mua được hàng hoá với mức giá thấp nhất ở chất lượng nhất định, còn người bán lại cố gắng bán được mặt hàng đó ở mức giá cao nhất
có thể. Do đó, nảy sinh sự cạnh tranh giữa người mua (chủ đầu tư) và người bán (các nhà thầu). Mặt khác, do hoạt động mua bán này lại diễn ra chỉ với một người mua và nhiều người bán nên giữa những người bán (các nhà thầu) phải cạnh tranh với nhau để bán được những sản phẩm của mình. Kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dự toán công trình.
Thứ hai, đấu thầu còn là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chon đơn vị thi công xây dựng (các nhà thầu). Phương pháp này đòi hỏi việc so sánh, đánh giá giữa các nhà thầu phải diễn ra theo một quy trình và căn cứ vào một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một nhà thầu đáp ứng tốt các yêu cầu về công trình của chủ đầu tư.
Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng mang bản chất của một chuỗi các hoạt động nhằm lựa chọn ra một đơn vị làm ra sản phẩm xây dựng đáp ứng được nhu cầu của cộng động xã hội. Do vậy, nhà thầu là chủ thể trọng tâm của hoạt động đấu thầu, xét thầu và chấm thầu xây dựng, do đó công tác đấu thầu, xét thầu và chấm thầu đã được chủ đầu tư xem xét kỹ lưỡng trên tất cả các phương diện của từng nhà thầu tham gia dự thầu. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu tuân theo trình tự các bước:
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm: Lập hồ sơ mời thầu; Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu được phát hành theo thời gian quy định trong thông báo mời thầu không ngắn hơn 3 ngày làm việc.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: Mời thầu; Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
Mở thầu. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày.
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm: Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu; Xếp hạng nhà thầu. Trường hợp cần sửa đổi HSMT, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu 3 ngày làm việc.
4. Thương thảo hợp đồng. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 25 ngày.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thương thảo hợp đồng. Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa 10 ngày.
6. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa 5 ngày.
2.1.4.4. Quản lý giải ngân, thanh toán, quyết toán
- Việc giải ngân vốn đầu tư XDCB phải trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự dự án đầu tư và xây dựng, nguyên tắc này đảm bảo tính kế hoạch và hiệu quả của vốn đầu tư XDCB.
- Phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch. Tức là chỉ được cấp vốn cho việc thực hiện đầu tư XDCB các dự án và việc giải ngân đó phải đảm bảo đúng kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
- Vốn đầu tư XDCB phải được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch trong phạm vi giá trị dự toán được duyệt. Điều này nhằm đảm bảo việc giải ngân đúng mục đích, đúng giá trị của công trình.
- Việc giải ngân vốn đầu tư XDCB phải thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát bằng đồng tiền đối với các hoạt động sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
Kiểm tra bằng đồng tiền bao trùm toàn bộ chu kỳ đầu tư bắt đầu từ giai đoạn kế hoạch hóa đầu tư và kết thúc bằng việc sử dụng Tài sản cố định đã được tạo ra và được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc giải ngân vốn đầu tư XDCB. Thực hiện nguyên tắc này nhằm thúc đẩy việc sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, hoàn thành kế hoạch và đưa công trình vào sử dụng.
2.1.4.5. Quản lý công tác giám sát, kiểm tra tiến độ công việc và phát hiện rủi ro
a. Giám sát, kiểm tra tiến độ công việc
- Giám sát là hoạt động giúp xác định dự án có đang được thực hiện theo đúng kế hoạch hay không, và sẽ báo cáo bất cứ sai lệch phát sinh để từ đó dề xuất hành động điều chỉnh trước khi quá muộn.
- Sau khi thu thập xong dữ liệu, cần đưa ra những báo cáo về tiến triển của dự án gồm các loại báo cáo về tình hình thực hiện dự án, báo cáo thời gian/ chi phí, báo cáo về các sai lệch. Báo cáo cần xác định rõ nguyên nhân, tác động và lưu ý đến các xu hướng. Nếu có thể được, nên thực hiện các so sánh với phân phối thống kế của các dữ liệu trước đó. Điều này sẽ giúp người quản lý dự án và những người khác diễn giải dữ liệu cần giám sát.
- Hệ thống giám sát cần phải được xây dựng để hướng đến mỗi cấp quản lý, song mức độ chi tiết của các báo cáo đối với từng cấp có thể khác nhau. Nói chung, cấu trúc của hệ thống báo cáo nên phản ánh được cấu trúc phân chia công