Quản lý công tác giám sát, kiểm tra tiến độ công việc và phát hiện rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 87)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện Yên Khánh

4.1.5 Quản lý công tác giám sát, kiểm tra tiến độ công việc và phát hiện rủi ro

Một dự án đầu tư có phương án thiết kế tốt nhưng trong quá trình thi công, chủ đầu tư không có năng lực, không có tinh thần trách nhiệm thì sản phẩm của quá trình đầu tư sẽ không đảo bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, không đáp ứng được mục tiêu đề ra và không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư.

Chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào các đối tượng như chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát.

Giám sát chất lượng thi công của chủ đầu tư hoặc ủy nhiệm cho đơn vị giám sát là việc kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt cho công trình do nhà thầu thi công công trình cùng cấp theo yêu cầu của thiết kế. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, là việc xem xét đơn vị thi công có thực thi đúng ý đồ tác giả không, khi phát hiện thi công sai với thiết kế. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công chỉ được tiến hành khi dự án đầu tư xây dựng có sự điều chỉnh hoặc phát hiện những yếu tố bất hợp lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên thực tế việc quản lý chất lượng không đúng với thực tế, ba đối tác

(chủ đầu tư, cơ quan giám sát, đơn vị thi công) thường thống nhất với nhau về các tiêu chuẩn của vật liệu, thiết bị như trong thiết kế yêu cầu nhưng thực chất không đảm bảo, có những công trình chủ đầu tư còn bỏ qua một số khâu kiểm định vật liệu, kiểm tra xuất xứ của vật liệu, thiết bị gây ra chất lượng công trình xây dựng không đạt yêu cầu như thiết kế ban đầu.

Thực trạng về công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng của huyện những năm qua còn không ít những bất cập dẫn đến chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật. Nhiều công trình chưa được đảm bảo, nguyên nhân do chủ đầu tư không có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư xây dựng, ban quản lý dự án kiêm nhiệm nhiều; các ban quản lý dự án thành lập không tuân thủ theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Về công tác thanh tra, kiểm tra: Hiện nay để kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chúng ta có nhiều cơ quan như: Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, giám sát về đầu tư nằm ở cơ quan Kế hoạch và đầu tư, Thanh tra ngành tài chính, thanh tra chuyên ngành, hệ thống giám sát của các công ty tư vấn, giám sát của ngành công an, giám sát cộng đồng, tuy đã làm được nhiều việc nhưng vẫn còn những bất cập lớn trong lĩnh vực này do những nguyên nhân sau:

+ Các ngành kiểm tra giám sát chưa có kế hoạch tổng thể trong việc kiểm tra, mạnh ngành nào thì ngành đó thực hiện, chủ đầu tư phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra, trong một thời điểm gây khó khăn cho hoạt động xây dựng của chủ đầu tư, nhưng hiệu quả giám sát kiểm tra lại thấp. Ngược lại nhiều dự án không có đơn vị thanh tra, kiểm tra đến kiểm tra.

+ Trong quá trình giám sát đầu tư chưa nghiêm túc thực thi công vụ, việc giám sát đầu tư chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội, mà việc đánh giá hiệu quả chỉ dựa vào hiệu quả trong dự án đầu tư đã đưa ra, chính vì điều này mà các dự án không được uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là ngành kế hoạch đầu tư chưa có quy trình chi tiết về giám sát đầu tư, chưa có đủ đội ngũ cán bộ tinh thông trong việc giám sát chính vì thế mới phải mời liên ngành tham gia giám sát, hiệu quả không cao.

+ Trong kiểm tra, thanh tra cán bộ thực thi còn thái độ cố gắng tìm ra những vấn đề sai của đơn vị thi công và chủ đầu tư để thỏa thuận những lợi ích

kinh tế cho mình, nếu thỏa thuận được thì những việc khuất tất được bỏ qua, chính vì vậy mới có hiện tượng đoàn kiểm tra sau khi phát hiện những vấn đề lớn tồn tại mà đoàn kiểm tra trước không phát hiện được, nguyên nhân chính là cán bộ thực thi lợi dụng vị trí công tác để đặc quyền, đặc lợi, cố tình làm sai chế độ.

a. Quản lý điều kiện khởi công

Công tác kiểm tra thực tế các dự án XDCB trên địa bàn huyện Yên Khánh được thực hiện như sau:

+ Kiểm tra căn cứ hồ sơ thiết kế của các công trình.

+ Kiểm tra căn cứ quy trình vi phạm hiện trường.

+ Kiểm tra nhật ký, các công trình xây dựng phải có nhật ký ghi chép theo dõi hàng ngày.

+ Kiểm tra thực tế: Kiểm tra các biên bản nghiệm thu, kiểm tra vật liệu, vật tư, thiết bị máy móc, các chứng chỉ thí nghiệm vật liệu tại hiện trường.

- Tổ chức nghiệm thu các giai đoạn của công trình theo quy định, tập hợp và kiểm tra các tài liệu phục vụ nghiệm thu.

Công tác nghiệm thu các giai đoạn đã được chủ thầu nghiệm thu theo quy định ghi rõ trong biên bản hợp đồng hai bên.

- Đề nghị các nhà thầu điều chỉnh những bất hợp lý trong biện pháp thi công, điều chỉ, bổ sung thiết kế thi công cho phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng và trình thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định.

Các dự án xây dựng muốn đảm bảo chất lượng thì công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị đưa vào xây dựng phải được chú trọng hàng đầu. Chủ thầu đã tiến hành kiểm tra vật tư, vật liệu và thiết bị về các nội dựng chính như: Nguồn gốc xuất xứ của chúng, chứng chỉ chất lượng, các thí nghiệm vật liệu…Đã phát hiện ra một số chủ thầu vi phạm, đây là bước khá nhạy cảm một số nhà thầu đã gian lận nhằm trục lợi làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Qua kiểm tra, kiểm soát vật tư, vật liệu và thiết bị của nhà thầu từ năm 2013-2015 đã phát hiện ra 5 vụ vi phạm với nhiều hình thức khác nhau, trong đó tập trung ở năm 2013 là 2 vụ, 204 là 2 vụ và 205 là 1 vụ (Bảng 4.13).

Bảng 4.13. Phát hiện vi phạm sau kiểm tra, kiểm soát vật tư, vật liệu và thiết bị của nhà thầu đưa vào thi công XDCT từ năm 2013 – 2015

STT Tên nhà thầu Năm Hình thức vi phạm

1 Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Thành

Phương 2013 Sử dụng máy móc đã hết

thời hạn

2 Doanh nghiệp tư nhân Đại Thắng 2014

Sử dụng bê tông và xi măng không có chứng chỉ chất lượng

3 Doanh nghiệp tư nhân Tín Nghĩa 2014

Sử dụng máy xúc và máy đầm nền không đúng quy định

4 Công ty TNHH XD&TM Thành Trung 2013 Sử dụng thiết bị không đảm bảo an toàn lao động

5 Công ty TNHH Hoa Ban 2015 Sử dụng thép không có

chứng chỉ chất lượng

Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Khánh, (2013-2015) b. Quản lý tiến độ thi công công trình

Để dự án triển khai thực hiện theo đúng tiến độ được duyệt, theo đúng hợp đồng xây dựng đã ký kết, Các Phòng, ban, các chủ đầu tư dự án đã chỉ đạo Ban quản lý dự án các công trình lập tiến độ chi tiết cho từng giai đoạn, từng tháng, quý trên cơ sở phù hợp với tiến độ cảu cả dự án đã được phê duyệt.

Tổ chức theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không làm ảnh hưởng chung đến tiến độ của cả dự án. Tiến trình kiểm tra thực tế ở một số dự án trên địa bàn huyện Yên Khánh được cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.14. Nguyên nhân chậm tiến độ của một số dự án đã thực hiện tại huyện

Tên Công trình Quyết định

Thời gian thi công (năm)

Nguyên Nhân Kế

hoạch

Thực hiện

Chậm tiến

độ Nạo vét sông Ngòi

Ngang từ xóm 1 xã Khánh Thành đến trạm bơm xã Khánh Công kết hợp nâng cấp đường cứu hộ trọng điểm huyện Yên Khánh

Số: 885/QĐ-

UBND ngày

28/9/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình

2010 2013 2

Giải phóng MB chậm, phải điều chỉnh lại thiết kế bổ sung dự toán

Trung tâm dạy nghề huyện Yên Khánh GĐ II

Số: 633/QĐ-

UBND huyện ngày 27/9/201

2012 2013 1

Giải phóng mặt bằng chậm Nạo vét, tu bổ khẩn cấp

hệ thống kênh trục huyện Yên Khánh

Số: 701/QĐ- UBND ngày 17/8/2011của UBND tỉnh Ninh Bình

2011 2014 1

Giải ngân chậm, thiếu vốn đầu tư

Xây dựng đường giao thông liên xã từ ngã ba Khánh Cường đến xã Khánh Trung

Sô:342/QĐ-UBND ngày 25/9/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình

2013 2015 1

Giải phóng MB chậm.

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường 481B (đoạn từ cầu Đầm đi Khánh Nhạc - Đức Hậu - trạm bơm Cổ Quàng), huyện Yên Khánh

Số: 363/QĐ-UB ngày 16/4/2010 UBND tỉnh Ninh

Bình 2011 2013 2

Không bố trí được vốn

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Khánh, (2016)

Bảng 4.14 cho thấy có 5 dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN bị chậm tiến độ. Nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ là do giải ngân chậm và giải phóng mặt bằng chậm. Đây cũng là tình tình trạng chung của các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Yên Khánh cũng như các dự án khác trong huyện và các huyện lân cận.

c. Quản lý khối lượng thi công công trình

Bảng 4.15. Nghiệm thu một số dự án tại huyện Yên Khánh trong giai đoạn 2013 - 2015

ĐVT: Triệu đồng

Stt Tên công trình

Giá trị dự toán được

duyệt

Giá trị các gói thầu

Giá trị nghiệm thu

GTNT/DTĐD (%)

1 Xây dựng tuyến đường

Cầu Kênh 7.233 7.150 6.729 93,03

2 Đường ô tô đến trung

tâm các xã 9.232 8.132 5.600 60,66

3

Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao xã Khánh Trung, Khánh Cường huyện Yên Khánh(Gói số 3)

36.560 35.002 13.645 37,32

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch hyện UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp, các chủ đầu tư dự án quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình phải tuân thủ.

+ Việc thi công phải thực hiện theo đúng khối lượng của thiết kế, dự toán được duyệt.

+ Khối lượng thi công xây dựng công trình phải được tính toán chi tiết có xác nhận của ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế đối chiếu với thiết kế dự toán được duyệt làm cơ sở để tổ chức nghiệm thu thanh toán theo hợp đồng. Đối với khối lượng do phát sinh, điều

chỉnh bổ sung phải được lập dự toán chi tiết trình thẩm định phê duyệt mới được thanh toán.

Qua bảng 4.15 cho thấy, kết quả nghiệm thu một số dự án tại huyện Yên Khánh trong giai đoạn 2013 – 2015 là trung bình. Tỷ lệ % giá trị nghiệm thu trên dự toán là trung bình. Điều đó cho thấy công tác lập và phê duyệt dự án của chủ đầu tư là tương đối chính xác, nhà thầu đã thi công theo đúng hồ sơ thiết kế dự toán được phê duyệt.

4.1.6. Kết quả thực hiện quản lý dự án đầu tư XDCB

Nhìn vào bảng 4.16 có tổng 31 công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong năm 2013 số lượng công trình là 8 trong đó sự nghiệp giao thông cao nhất là 4 công trình đạt 50% số lượng công trình hoàn thành, sự nghiệp Y tế - Giáo dục chỉ 1 công trình chỉ chiếm 12,50%. Đến năm 2014 và 2015 số lượng công trình hoàn thành đưa vào sử dụng có chiều hướng tăng do công tác quản lý được nâng cao tiến độ công trình cũng được thực hiện đúng theo thời gian hợp đồng, về cơ cấu thì sự nghiệp giao thông và sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi vẫn chiếm phần lớn số lượng dự án trong huyện, đối với sự nghiệp Y tế - Giáo dục vẫn chiếm tỷ lệ chưa cao.

Bảng 4.16. Các dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng

Dự án theo lĩnh vực

2013 2014 2015

SL (Dự án)

Cơ cấu (%)

SL (Dự án)

Cơ cấu (%)

SL (Dự án)

Cơ cấu (%)

Sự nghiệp nông

nghiệp - thủy lợi 3 37,50 4 40,00 8 61,54

Sự nghiệp giao thông 4 50,00 5 50,00 3 23,08

Sự nghiệp y tế- Giáo

dục và đào tạo 1 12,50

1 10,00 2 15,38

Tổng 8 100 10 100 13 100

Nguồn: Ban quản lý dự án CTXD huyện, (2013-2015)

Cụ thể đi vào từng linh vực và từng ngành như sau, đối với sự nghiệp Nông nghiệp – Thủy lợi trong 3 năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 64,3 km trong đó năm 2013 hoan thành 15,3 km, đến năm 2014, 2015 lần lượt là 21,5 km và 27,5 km. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 34,21% trong 3 năm.

Đối với sự nghiệp Giao thông đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 54,6 km trên toàn huyện, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm là 27,84%. Sự nghiệp Y tế - Giáo dục ngày càng được trú trọng hơn số lượng phòng bệnh và phòng học ngày càng được tăng cao, trong 3 năm tổng số 99 phòng được xây mới và đưa vào sử dụng.

Bảng 4.17. Số liệu các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2013 - 2015

Dự án theo lĩnh vực

Đơn

vị 2013 2014 2015

Tốc độ tăng trưởng (%)

14/13 15/14 BQ Sự nghiệp nông nghiệp –

Thủy lợi

Km 15,3 21,5 27,5 40,52 27,90 34,21

Sự nghiệp giao thông Km 14,7 16,3 23,6 10,88 44,79 27,84 Sự nghiệp y tế - giáo dục

và đào tạo

Phòng

22 22 55 0 150,00 75,00

Nguồn: Ban quản lý dự án các CTXD huyện, (2013-2015) Trong hơn 3 năm, thực trạng xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên Khánh đã đưa lại nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên các điểm sau đây:

- Tạo thêm việc làm, tăng tổng cầu về về nguyên vật liệu, kích thích các ngành sản xuất, phân phối vật liệu xây dựng cơ bản phát triển, các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

Với tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước gần 5 ngàn tỷ đồng đầu tư vào xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2013-2015, đã tạo thêm hàng ngàn việc làm cho lực lượng lao động chuyên nghiệp xây dựng và huy động thêm lực lượng lao động không chuyên nghiệp từ các vùng nông thôn, tạo thêm thu nhập và nâng cao mức sống cho họ.

Đồng thời cầu về các loại vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, gạch các loại, cát sỏi, gỗ, vật liệu điện, sành sứ, v.v… gia tăng. Nhu cầu tăng đến lượt nó tác đông lên cung từ khâu sản xuất đến hệ thống phân phối, lưu thông cũng tăng

theo. Các hoạt động dịch vụ vận chuyển, xúc ủi, đào đắp cũng có thêm nhiều việc làm, do đó kích thích các doanh nghiệp loại hình dịch vụ này phát triển.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.

Nhờ triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách trung ương theo chương trình mục tiêu, một số công trình lớn của Trung ương trên địa bàn được xây dựng và đưa vào hoạt động như đường Bái Đính - Kim Sơn, … qua địa bàn huyện Yên Khánh. Các công trình đó đã thực sự phát huy hiệu quả, tạo điều kiện giao thông vận tải thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa, hành khách.

- Các CSHT thiết yếu được cải thiện và nâng cấp thay đổi diện mạo vật chất, tạo tiềm lực về lực lượng sản xuất và điều kiện hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa xã hội.

Sau 3 năm huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ bản diện mạo của huyện Yên Khánh nhìn bức tranh tổng thể về CSHT, đặc biệt là hệ thống giao thông, vận chuyển, hệ thống đê kè phân lũ, phòng chống lũ, kênh mương tưới tiêu thủy lợi, cơ sở vật chất các tuyến du lịch, hệ thống y tế, hệ thống các trường phổ thông trung học...có nhiều đổi mới, nâng cấp khá toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và dịch vụ xã hội ngày càng cao của huyện nhà.

- Tác động đến phát triển kinh tế xã hội.

Vốn đầu tư làm cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản giảm nhanh, trong khi du lịch – dịch vụ gia tăng, công nghiệp phát triển khá.

Trong thời kỳ 2013 - 2015, kết quả của các hoạt động đầu tư đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện nền kinh tế trên địa bàn huyện. Các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đang đi vào khai thác, sử dụng, trong đó có nhiều công trình lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của địa phương: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phát triển các khu công nghiệp; cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn, các công trình giao thông, thuỷ lợi phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Cùng với việc đầu tư hoàn thành các dự án khác đã làm tăng thêm một số năng lực sản xuất mới trên nhiều lĩnh vực đã tác động tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)