Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện Yên Khánh
4.1.4. Quản lý công tác giải ngân thanh toán, quyết toán
Trước ngày Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 05/8/2011 về việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoàn thành cần phải có phiếu giá và hồ sơ thanh toán, qua đó Kho bạc Nhà nước một phần kiểm soát được hồ sơ thanh toán và có quyền từ chối thanh toán đối với hồ sơ lập sai đơn giá vật liệu theo thông báo giá.
Từ khi Thông tư 86/2011/TT-BTC có hiệu lực, việc thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN được thông thoáng hơn. Chủ đầu tư chỉ điền theo mẫu quy định, vốn đầu tư trong kế hoạch được thanh toán dễ dàng.
Bảng 4.8. Kết quả thanh toán vốn XDCB theo ngành, lĩnh vực tính đến hết năm 2015
Lĩnh vực
Tổng giá trị công trình nghiệm thu
quyết toán
Đã thanh toán Còn nợ Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
Tổng vốn đầu tư 441.226,7 347.121,00 78,67 94.105,7 21,33 Sự nghiệp nông
nghiệp, thuỷ lợi 247.512,2 213.108,2 86,1 34.404 13,9
Sự nghiệp Giao thông 172.221,1 124.213,5 72,12 48.007,6 27,88 Sự nghiệp Y tế- Giáo
dục và Đào tạo 12.132,6 7.128,6 58,76 5.004 41,24
Sự nghiệp khác 9.360,8 2.670,7 28,53 6.690,1 71,47
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Khánh (2016) Việc tạm ứng và thanh toán vốn XDCB tuy dễ dàng hơn nhưng vẫn không đồng đều thể hiện qua số liệu Bảng 4.8 tỷ lệ thanh toán cao nhất là đối với lĩnh vực sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi đạt mức thanh toán 86,1%, tỷ lệ còn nợ đọng chiếm 13,9%. Đối với lĩnh vực khác thì tỷ lệ thanh toán chỉ chiếm 28,53% tương đối là thấp. Giá trị khối lượng XDCB hoàn thành chuyển giao sang năm sau thanh toán còn lớn gây khó khăn trong công tác quản lý. Khối lượng đề xuất thanh toán đôi khi không đúng dự toán, nợ đọng vốn đầu tư do thiếu thủ tục đầu tư, nghiệm thu khối lượng hoàn thành chậm.
Việc thanh toán vốn XDCB đúng thời hạn còn phụ thuộc vào nhiều tố cả do CĐT lẫn nhà thầu xây dựng, nhìn vào bảng Bảng 4.9 ta thấy được việc thanh toán vốn XDCB của công trình: Xây dựng đường giao thông liên xã từ ngã ba Khánh Cường đến xã Khánh Trung chậm là do nhà thầu thi công không đúng tiến độ dẫn đến việc nghiệm thu và thanh toán vốn chậm.
Đối với công trình: Đường cứu hộ cứu nạn liên xã kết hợp giao thong vùng cánh đồng mẫu lớn xã Khánh Hội, huyện Yên Khánh đã được thanh toán hết cho đến tháng 12/2015 do nhà thầu thực hiện công trình đúng giai đoạn đã được ký kết và do CĐT bố trí vốn đúng hợp đồng đã được ký kết.
Bảng 4.9. Thanh toán vốn XDCB của 2 công trình giai đoạn 2013-2015
STT Tên công trình Tên nhà thầu
Giai đoạn thực hiện
Thời gian gia hạn
Tổng mức đầu tư (Triệu)
Thanh toán công trình Đã
thanh toán đến
12/2015 (Triệu)
Nợ đọng (Triệu)
1
Xây dựng đường giao thông liên xã từ ngã ba Khánh Cường đến xã Khánh Trung.
Công ty TNHH XD&TM
Thành Trung
2013- 2015
12
tháng 14.532,9 12.603 1.929,9
2
Đường cứu hộ cứu nạn liên xã kết hợp giao thông vùng cánh đồng mẫu lớn xã Khánh Hội, huyện Yên Khánh.
Công ty TNHH Tiến Lực
2013-
2014 0 9.374,3 9.374,3 0
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Khánh, (2013-2015) Cùng với việc tạo hành lang thông thoáng trong việc thanh toán vốn đầu tư XDCB, việc ứng vốn cũng dễ dàng hơn. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ hướng dẫn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng có điểm quy định: Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng; tối thiểu 15%
đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và tối thiểu 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, việc thu hồi vốn tạm ứng được bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu và kết thúc khi khối lượng đã thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng.
Đối với các công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.
Trong giai đoạn 2013-2015 vừa qua, mặc dù theo chủ chương trung của Đảng và Nhà nước cũng như những chỉ đạo của tỉnh Ninh Bình về việc hạn chế chi tiêu công. Tuy nhiên, quá trình khảo sát các doanh nghiệp tham gia các dự án, công trình XDCB trên địa bàn huyện Yên Khánh, nghiên cứu nhận thấy đại bộ phận các doanh nghiệp đều hài lòng với công tác tạm ứng cũng như thanh toán tạm ứng của các cơ quan chức năng có liên quan. Điều này cũng cho thấy, Yên Khánh đang thực hiện công tác này một cách tương đối thoáng, điều này cũng thể hiện rằng XDCB ở Yên Khánh đang nhận được sự quan tâm lớn từ chính quyền địa phương.
Bảng 4.10. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB
Mức độ đánh giá Số ý kiến
(n=40) Tỷ lệ (%)
Nhanh 6 15,00
Kịp thời 9 22,50
Bình thường 12 30,00
Chậm 9 22,50
Rất chậm 4 10,00
Tổng số 40 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2016) Nhìn nhận công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB dưới góc độ là các doanh nghiệp, kết quả khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp và 20 cán bộ các phòng ban có liên quan cho thấy có 15% ý kiến đánh giá cho rằng công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB ở mức nhanh, 22,5% đánh giá các công tác này ở mức kịp thời. Tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng công tác thanh toán và tạm ứng hiện nay còn chậm, với 22,5% ý kiến đánh giá. Còn lại rất ít ý kiến cho rằng công tác tạm ứng và thanh toán ở Yên Khánh ở mức rất chậm.
Do số lượng các công trình, dự án ngày một nhiều, khối lượng vốn đầu tư dành cho XDCB ở Yên Khánh cũng đang có xu hướng tăng lên. Bởi vậy công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư ở Yên Khánh hiện nay cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định. Nhìn nhận công tác tạm ứng và thanh toán ở góc độ người thực hiện công tác này trong các cơ quan có liên quan, nghiên cứu nhận thấy một số khó khăn nổi bật trong công tác này đó là: Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi (57,5% ý kiến đánh giá). Việc
thường xuyên thay đổi các điều khoản, nội dung hướng dẫn thi hành trong công tác quản lý, giám sát và đánh giá vốn đầu tư XDCB khiến cho các cơ quan thực hiện gặp khó khăn lớn. Đặc biệt là những thay đổi khi các dự án, công trình chuẩn bị thẩm định quyết toán, tạm ứng. Đây được đánh giá là khó khăn lớn nhất trong công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB ở Yên Khánh. Kéo theo những văn bản hướng dẫn trên là các thủ tục tạm ứng và thanh toán cũng thay đổi theo, từ đó khiến cho việc hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB ở Yên Khánh trở nên rườm ra và là trở ngại lớn cho các đơn vị thực hiện công tác này, đây được đánh giá là khó khăn lớn thứ hai với 52,5% ý kiến đánh giá. Sự phối kết hợp giữa các phòng ban có liên quan chưa thực sự ăn khớp và thống nhất cũng khiến công tác tạm ứng, thanh toán trở nên khó khăn hơn.
Bảng 4.11. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời của đại diện chủ đầu tư và nhà thầu về những khó khăn trong công tác tạm ứng và thanh toán vốn
Những khó khăn
Số ý kiến (n=40)
Tỷ lệ (%)
Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi 23 57,50
Thủ tục rườm rà 21 52,50
Chưa có sự phối hợp tốt giữa các phòng ban liên quan 12 30,00
Năng lực giải quyết của cán bộ quản lý kém 11 27,50
Thiếu sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn 8 20,00
Khác 7 17,50
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2016) 4.1.4.2. Quyết toán dự án hoàn thành
Tất cả các dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đều phải thực hiện quyết toán dự án. Thời hạn lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trong vòng 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tùy theo nhóm dự án tương ứng C, B, A và dự án quan trọng quốc gia tính từ ngày ký biên bản bàn giao đưa vào sử dụng. Các dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thời hạn lập báo cáo quyết toán không quá 3 tháng.
Thực hiện tốt công tác quyết toán sẽ tiết kiệm vốn đầu tư cho NSNN, khắc phục và chỉ ra sai sót của chủ đầu tư và nhà thầu trong việc thực hiện trình tự đầu tư; trong việc tổ chức thi công nghiệm thu như: Nghiệm thu khối lượng không đúng với thực tế; vật tư vật liệu đưa vào công trình sai khác so với thiết kế; áp dụng sai định mức, đơn giá và các chế độ chính sách về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong giai đoạn từ 2013 đến 12/2015, Phòng Tài chính - Kế hoạch đã thẩm tra phê duyệt hoặc trình UBND huyện báo cáo UBND tỉnh phê duyệt 131 dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành theo đúng chế độ quy định.
Tổng giá trị chủ đầu tư trình thẩm tra là: 824.911 triệu đồng; kết quả thẩm tra: 784.734 triệu đồng; giá trị giảm sau thẩm tra: 40.177 triệu đồng (bằng 4,87%).
Bảng 4.12. Kết quả thẩm tra và phê duyệt quyết toán từ năm 2013 đến tháng 12/2015 thuộc ngân sách huyện cân đối
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 Cộng
1. Số lượng DA 55 34 42 131
2. Tổng mức ĐT Triệu 416.648 230.344 652.048 1.299.040
3. Tổng dự toán Triệu 209.331 197.181 556.691 963.203
4. Vốn đề nghị quyết toán Triệu 200.594 153.578 470.739 824.911 5. Thẩm tra và phê duyệt Triệu 198.149 145.359 441.226 784.734 Chỉ tiêu tính toán:
1.Tỷ lệ Tổng dự toán/ Tổng đầu tư(%)
% 50,24 85,5 85,38 74,14
2. Tỷ lệ vốn đề nghị quyết toán/Tổng dự toán(%)
% 95,83 77,89 84,56 85,64
3. Thực quyết toán giảm so với đề nghị
Triệu
2.445 8.219 29.513 40.177 4. Tỷ lệ giảm giữa đề nghị so với
thực quyết toán(%)
% 1,22 5,35 6,27 4,87
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyên Yên Khánh, (2013-2015) Qua biểu tổng hợp quyết toán trên cho thấy trong giai đoạn 3 năm 2013 - 2015 UBND huyện Yên Khánh đã báo cáo UBND tỉnh thẩm tra và quyết toán cho 131 dự án XDCB bằng vốn NSNN với tổng mức đầu tư là 1.299,04 tỷ đồng, tổng mức dự toán chỉ đạt 963.203 tỷ đồng, bằng 74,14% tổng mức đầu tư. Lý do
tổng mức dự toán thấp là lo kinh phí cân đối và cấp phát không đủ theo mức đầu tư. Tổng số đề nghị quyết toán là 824.911 tỷ đồng, bằng 85,64 % mức vốn dự toán, còn khoảng 14,36 % chưa đề nghị quyết toán. Trong số vốn đề nghị quyết toán, thực tế qua thẩm tra và đã quyết toán thực là 784.734 tỷ đồng, giảm so với đề nghị 4,87%.
Đa số các chủ đầu tư đều chưa chấp hành đúng theo chế độ quy định về công tác quyết toán, các bộ phận tài chính liên quan và Kho bạc đã rà soát, thanh toán khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa tiến hành nghiệm thu bàn giao; các công trình bàn giao đưa vào sử dụng quá lâu nhưng chủ đầu tư vẫn không thực hiện việc lập báo cáo quyết toán theo quy định.
Nhiều dự án qua thẩm tra phát hiện được những sai sót từ khâu thiết kế, lập dự toán đến khâu tổ chức thi công, nghiệm thu quyết toán. Thậm chí có những dự án đã được các cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra nhưng vẫn chưa phát hiện được những sai sót trọng yếu; đơn vị thẩm tra đã phát hiện và đề nghị cương quyết loại bỏ và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.