Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ 3.1. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
40
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Khái quát về QL các dự án đầu tư
XDCB
Nội dung công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các dự án
đầu tư XDCB
Thực tiễn về quản lý các dự án đầu
tư XDCB
Những vấn đề chung về dự án đầu
tư và quản lý dự án đầu
tư
Vai trò và
đặc điểm
của quản lý dự án đầu
tư XDCB
Quản lý lập và thẩm định dự án
Quản lý lập kế hoạch
thực hiện dự án
Quản lý công
tác đấu thầu lựa chọn
nhà thầu
Quản lý công
tác giải ngân, thành tra quyết
toàn
Quản lý giám
sát kiểm
tra tiến độ CV và phát hiện rủi ro
Kết quả công
tác đầu tư
Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý dự án
Yếu tố liên quan
đến chủ đầu tư
Yếu tố liên quan
đến đơn vị tư vấn nhà thầu
Sự phối kết hợp của chính quyền địa phương
Cơ chế chính
sách về quản lý các dự án đầu tư XDCB
Kinh nghiệ
m về quản lý các dự án đầu tư XDCB một số nước
trên thế giớ
Kinh nghiệ
m trong nước về quản lý dự án đầu
tư XDCB
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một cách toàn diện về công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Yên Khánh và 19 xã thị trấn. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, theo yêu cầu cần phân tích, đánh giá để xác định đi sâu nghiên cứu chọn điểm điều tra để từ đó thu thập thông tin, số liệu cho phù hợp. Tuy nhiên, chọn điểm nghiên cứu có tính chất đặc trưng tại 3 xã, thị trấn tiêu biểu đại diện như sau:
+ Thị trấn Yên Ninh: Là trung tâm hành chính lớn nhất của huyện, là nơi có các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tập trung phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, phát triển ngành giáo dục, y tế…
+ Khánh Trung, Khánh Cường: Là 2 xã đại diện cho vùng sản xuất nông nghiệp thuần túy, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung phát triển nông nghiệp và thủy lợi.
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.3.1. Nguồn số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Thống kê, phòng Thẩm định dự án, Tài chính - kế hoạch, phòng Công thương, phòng Tài nguyên - Môi trường... Cụ thể
Bảng 3.6. Nội dung, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin
Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập Cơ sở lý luận, thực tiễn về
quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Sách báo, internet, nghiên cứu khoa học được công bố,hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực đầu tư
Tra cứu, chọn lọc thông tin
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội
Phòng Tài nguyên – Môi trường, phòng Nông nghiệp
&PTNN, phòng Công thương, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng thống kê…
Tổng hợp từ các báo cáo (Báo cáo kinh tế xã hội hang năm của huyện, báo cáo xây dựng cơ bản của huyện, báo cáo đánh giá giám sát tổng thể đầu tư trên địa bàn huyện…
3.2.3.2. Nguồn số liệu sơ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp
Được thu thập thông qua nghiên cứu tình hình thực tế việc điều tra, khảo sát, tham khảo ý kiến, phỏng vấn các cán bộ thuộc các phòng ban thuộc UBND huyện Yên Khánh, Ban quản lý dự án các CTXD huyện Yên Khánh, phòng Tài nguyên - Môi trường huyện, phòng Công thương, phòng Nông nghiệp & PTNT, UBND các xã, thị trấn, các chủ đầu tư dự án, Phòng thống kê huyện Yên Khánh;
đại diện các tổ chức cá nhân, đơn vị, đang thực hiện các dự án xây dựng công trình trên địa bàn huyện; đại diện các tổ chức cá nhân quản lý trên địa bàn huyện Yên Khánh thông qua Phiếu điều tra phỏng vấn.
Bảng 3.7. Số lượng mẫu điều tra
Đối tượng điều tra Số lượng mẫu
Đại diện các cơ quan quản lý đầu tư - UBND huyện Yên Khánh
- UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Khánh
21 3 19 Đại diện các chủ đầu tư dự án
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo
- Cán bộ trực tiếp quản lý, theo dõi dự án
23 8 15 Đại diện các nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo
- Cán bộ chuyên môn kế toán, tài chính - Cán bộ kỹ thuật thi công
40 10 10 20 Đại diện đối tượng hưởng lợi
- Người dân
- Học sinh, sinh viên
20 15 5
Tổng số 104
3.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 3.2.4.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Sau khâu thu thập thông tin, tôi tiến hành tổng hợp thông tin theo phương pháp phân tổ thống kê để tiện cho việc phân tích và xử lý số liệu sát thực và hiệu quả nhất. Sau khi tổng hợp, tôi tiến hành xử lý số liệu bằng chương trình Excel trong Microsoft Office.
3.2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích số liệu là giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu, nó biểu hiện kết quả của toàn bộ quá trình tập trung nghiên cứu. Các phương pháp phân tích thông tin bao gồm: Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê so sánh.
a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ với mặt chất lượng ở thời gian và địa điểm cụ thể.
Với các công cụ là: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân,… Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để thấy được thực trạng tình hình quản lý các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách trên địa bàn tỉnh như thế nào. Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư, cán bộ quản lý dự án đầu tư phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại hình công trình, dự án thuộc diện ưu tiên, thời gian thanh toán vốn, lượng vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư.
b. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến và cơ bản nhất trong nghiên cứu kinh tế. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu đạt được của hiện tượng nghiên cứu qua các thời kỳ, giữa các đối tượng nghiên cứu. Cụ thể:
- Công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả thực hiện triển khai dự án theo các năm.
- So sánh thực hiện với kế hoạch vốn từ NSNN cấp cho dự án theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế...
- So sánh số liệu năm sau với số liệu năm trước giúp ta biết được mức độ biến động như: tốc độ phát triển (so sánh 2015/2014; 2014/2013) và bình quân.
- Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý các dự án đầu tư từ nguồn NSNN. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Yên Khánh.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
Về nội dung và phương pháp xác định một số chỉ tiêu chủ yếu trong việc lập dự án cần tính toán một cách cụ thể, đầy đủ và kỹ lưỡng hơn. Phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh, bổ sung điều chỉnh dự án. Cụ thể đáng chú ý một số chỉ tiêu sau:
- Tổng mức đầu tư
Do yêu cầu về quản lý đầu tư và xây dựng là:
Tổng mức đầu tư
(a)
≥
Tổng dự toán (dự toán)
(b)
≥
Giá trị quyết toán
(c) Tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà người có thầm quyền quyết định đầu tư cho phép nên trong quá trình tính chỉ tiêu này phải rất cụ thể, chi tiết các loại chi phí, phải dự phòng lường yếu tố lạm phát và chi phí phát sinh … phấn đấu không phải xin điều chỉnh tổng mức đầu tư.
- Giá trị vốn còn nợ chưa thanh toán cho các công trình XDCB:
Giá trị vốn còn nợ = Giá trị vốn đã quyết toán – Giá trị vốn đã thanh toán - Tỷ lệ vốn tiết kiệm so với dự toán công trình hoàn thành:
Giá trị quyết toán phê duyệt
Tỷ lệ vốn tiết kiệm = x100
Giá trị quyết toán đề nghị
- Tỷ lệ ý kiến đánh giá trả lời về công tác quản lý dự án:
Số lượng ý kiến trả lời
Tỷ lệ ý kiến trả lời = x100
Tổng số phiếu điều tra - Số dự án đầu tư
- Tổng mức đầu tư
- Cơ cấu vốn ứng cho các dự án theo từng quý của huyện - Quyết toán vốn cho từng dự án
Bảng 3.8. Bảng chỉ tiêu phân tích các dự án
Chỉ tiêu Tốt
(3 công trình)
Chưa tốt
(3 công trình) So sánh Quản lý chi
phí thực hiện dự án
- Tổng mức đầu tư là bao nhiêu? danh mục quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Tổng mức đầu tư là bao nhiêu? danh mục quản lý chi phí đầu tư, vượt ở khoản nào?
- Từ dự án quản lý tốt và chưa tốt rút ra phần yếu kém của quản lý
Quản lý chất lượng dự án đạt quy định
- Chất lượng dự án đánh giá theo tiêu trí nào?
- Chất lượng phần nào đã đạt, chưa đạt
- Chất lượng dự án đánh giá theo tiêu trí nào?
- Chất lượng phần nào đã đạt, chưa đạt
- Từ dự án quản lý tốt và chưa tốt rút ra phần yếu kém của quán lý
Quản lý về thời gian thực hiện dự
án
- Tiến độ thi công của từng hạng mục của dự án đúng tiến độ hay chưa?
- Tiến độ thi công của từng hạng mục của dự án đúng tiến độ hay chưa?
- Từ dự án quản lý tốt và chưa tốt rút ra phần yếu kém của quán lý
Dự án thực hiện đúng chính sách
- Đã thực hiện đúng chính sách hay chưa?
Theo chính sách hay quy định nào?
- Đã thực hiện đúng chính sách hay chưa?
Theo chính sách hay quy định nào?
- Từ dự án quản lý tốt và chưa tốt rút ra phần yếu kém của quán lý