Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 33)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép

2.1. Cơ sở lý luận về năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép

2.1.4. Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng năng lực của các DNNVV ngành sắt thép. Bao gồm các nội dung sau:

2.1.4.1. Sự biến động số lượng các DNNVV ngành sắt thép

Là sự tăng lên hoặc giảm đi số lượng DNNVV ngành sắt thép. Các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài bao gồm: Số lượng DNNVV ngành sắt thép đang hoạt động, đăng ký mới, ngừng hoạt động (phá sản).

2.1.4.2. Năng lực về sản phẩm

Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại hay trong khuôn khổ cùng một loạt giá. DN có nhiều chủng loại sản phẩm thì cần phải có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng các DN phải nghiên cứu nắm bắt xu hướng nhu cầu sản phẩm của thị trường. Từ đó, có kế hoạch SXKD phù hợp tránh tình trạng tồn đọng sản phẩm.

2.1.4.3. Năng lực về tài chính

Nguồn lực tài chính là một nhân tố quan trọng, mọi hoạt động SXKD đều cần vốn để tồn tại và phát triển. Qua sự vận động của vốn có thể xác định trạng thái hoạt động của DN. Không thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động. Năng lực tài chính được biểu hiện ở các khía cạnh: khả năng huy động vốn dễ dàng, khả năng thanh toán tốt, doanh thu, lợi nhuận…Ngoài ra, nguồn lực tài chính còn là yếu tố quan trọng để thu hút vốn liên doanh, liên kết với các đối tác.

2.1.4.4. Năng lực về công nghệ

Công nghệ là công cụ cạnh tranh then chốt. Công nghệ quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả.

Đổi mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Với những doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết công nghệ thì phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của DN. Sự phát triển của công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin đã mở ra khả năng rộng lớn hơn cho sự phát triển của các DNNVV ngành sắt thép. Một mặt nó tạo điều kiện và khả năng cho các DN cho các DN có thể trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, năng động, linh hoạt hơn trong việc lựa chọn đưa vào ứng dụng và khai thác công nghệ mới. Quy mô nhỏ nhưng khả năng sản xuất cao hơn, nhanh hơn, rẻ hơn nhờ công nghệ mới ứng dụng. Mặt khác nó còn tạo khả năng liên kết chặt chẽ với nhau hơn, đặc biệt là khả năng nắm bắt thông tin và điều hành từ xa, đến sự thay đổi cơ cấu về tổ chức sản xuất và phương pháp điều hành trong DN. Với lợi thế là công nghệ mới, tạo ra sự phối hợp các nguồn lực trong sản xuất linh hoạt đáp ứng nhanh, kịp thời những đòi hỏi của thị trường. Trình độ và khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại của các DNNVV ngành sắt thép còn nhiều hạn chế là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả của chúng. Ngoài những khó khăn về vốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến công nghệ lạc hậu, còn khó khăn nữa là chưa quan tâm đúng mức tới phát triển công nghệ, thiếu thông tin về công nghệ và trình độ tiếp nhận, khai thác công nghệ mới của đội ngũ lao động còn hạn chế.

2.1.4.5. Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các DN sản xuất, một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất

và quản lý sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.

Cùng quy mô, trình độ, chất lượng nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực như nhau, cơ chế quản lý khác nhau sẽ tạo ra tổng năng lực cạnh tranh khác nhau (tổng hợp lực, hay năng lực tích hợp). Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý ngày càng được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu và bền vững ngay cả trong điều kiện kỹ thuật công nghệ và tài chính không thay đổi.

2.1.4.6. Khả năng liên kết và thị trường tiêu thụ sản phẩm của các DN

- Khả năng liên kết của các DN: Liên kết giữa các DN có nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Căn cứ vào quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ có liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết dọc là hình thức liên kết của hai hay nhiều chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất theo hướng hoàn thiện của sản phẩm hay dịch vụ. Nghĩa là, các nhà cung cấp liên kết với tổ chức và các khách hàng. Thông thường, thực hiện liên kết dọc giúp các DN tăng cường khả năng nghiên cứu và đổi mới sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất. Trong khi đó, liên kết ngang lại là liên kết của những DN hay tổ chức có cùng vị trí với nhau trong chuỗi cung ứng. Mục đích của liên kết ngang thường là hoặc tìm kiếm sự hợp tác của những DN có cùng chức năng nhằm tăng cường khả năng bán hàng của các DN. Trong phạm vi đề tài này nghiên cứu hình thức liên ngang trong tiêu thụ đầu ra.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Các DN phải tìm cách tận dụng các sở thích tiêu dùng của khách hàng thông qua hoạt động chiếm lĩnh các điểm bán hàng tối ưu, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm và chi phí bán hàng để tận dụng hết các phân đoạn thị trường. Ngoài ra, DN còn mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm của mình thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu.

2.1.4.7. Kết quả hoạt động SXKD của các DN

Kết quả SXKD của DN bao gồm thu nhập của người lao động, doanh thu và lợi nhuận của DN. Kết quả của hoạt động SXKD là những gì mà DN đạt được sau một quá trình nhất định, kết quả là mục tiêu cần thiết của mỗi DN.

Kết quả hoạt động SXKD có thể là những đại lượng cụ thể có thể cân, đo, đong đếm được cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh được mặt chất

lượng hoàn toàn có tính chất định tính như thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Chất lượng bao giờ cũng là mục tiêu của DN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)