Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 60)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đây là bước hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mang tính khách quan, tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các DNNVV ngành sắt thép có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã. Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là với sự nổi tiếng của làng nghề sắt thép Đa Hội (Châu Khê) có từ lâu đời.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, thị xã Từ Sơn đã có những giải pháp gì để nâng cao năng lực của các DNNVV ngành sắt thép, đáp ứng với tình hình nền kinh tế hiện nay. Vì vậy, tôi chọn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh làm điểm nghiên cứu của đề tài.

3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu có sẵn, đã qua xử lý và được công bố thông qua sách báo hoặc các báo cáo định kỳ. Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu của đề tài gồm:

- Các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của UBND thị xã Từ Sơn, các phòng ban liên quan đã công bố trong 4 năm 2013, 2014, 2015, 2016.

- Báo cáo tổng hợp chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh năm 2009 - 2015.

Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp này vì các năng lực, sự phát triển của DN phụ thuộc vào môi trường đầu tư kinh doanh và việc cung cấp thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công từ cấp tỉnh triển khai xuống địa phương. Khi lấy mẫu tính chỉ số PCI/PAPI cấp tỉnh nhưng vẫn phải điều tra số liệu từ các DNNVV cấp huyện/thị xã. Thị xã Từ Sơn chiếm khoảng 1/3 số lượng DNNVV của cả tỉnh Bắc Ninh. Mặt khác, không có chỉ số PCI/PAPI của cấp huyện/thị xã nên luận văn sử dụng hai chỉ số này để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

- Các văn bản, chính sách do Nhà nước ban hành và quyết định về DNNVV.

- Những tài liệu thu thập được từ thư viện Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các bài báo cáo luận văn những năm trước, tài liệu trên Internet và sách báo.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 60 DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã và 6 cán bộ tại Ban quản lý các khu công nghiệp.

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

STT Loại DN DN sản xuất DN kinh doanh Tổng

1 DN nhỏ 25 5 30

2 DN vừa 25 5 30

Tổng 50 10 60

3.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý tài liệu có sẵn: Tổng hợp, đối chiếu giữa các tài liệu để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Xử lý số liệu mới (điều tra): Các thông tin thu thập được tổng hợp, tiến hành xử lý và tính toán bằng Excel. Sau đó so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Thông tin thu thập được sẽ được phân tích dựa trên các phương pháp định lượng và định tính.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này rất phổ biến, nhằm nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối,...để phản ánh quy mô, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kinh tế xã hội được nghiên cứu trong phạm vi đề tài.

Phân tích, đánh giá năng lực của các DNNVV, những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của các DNNVV ngành sắt thép.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được sử dụng phổ biến, nó được sử dụng để so sánh các hiện tượng với nhau trong cùng một thời điểm hoặc so sánh chính hiện tượng đó ở các thời điểm khác nhau. Qua đó, đánh giá được mặt phát triển hoặc kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả trong việc nâng cao năng lực của các DNNVV.

Từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tốt nhất.

3.2.3.3. Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Phương pháp này để thu thập thông tin, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nâng cao năng lực của các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã. Từ cách đánh giá, đưa ra được các giải pháp hợp lý cho DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn nghiên cứu.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

- Chỉ tiêu về số hộ, số nhân khẩu, cơ cấu nhân khẩu;

- Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cơ sở y tế, giáo dục;

- Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập, tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế.

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động số lượng DNNVV - Số lượng DN mới được thành lập;

- Số lượng DN bị phá sản, đóng cửa;

- Tỷ lệ lấp đầy trong các khu/cụm CN.

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ của chủ DN và người lao động - Giới tính;

- Trình độ học vấn/ chuyên môn; số năm kinh nghiệm;

- Sự am hiểu các tổ chức kinh tế, thương mại…

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh khả năng liên kết và tiêu thụ sản phẩm của DN

- Khả năng liên kết của DN;

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm;

- Thị phần của DN trên thị trường.

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD của DN - Thu nhập của người lao động;

- Kết quả SXKD lỗ/lãi của DN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)