Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 36)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép

2.1. Cơ sở lý luận về năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép

2.1.5.1. Trình độ học vấn, năng lực của chủ DN và người lao động

Suy cho cùng năng lực cạnh tranh được thực hiện chủ yếu bằng và thông qua con người - nguồn lực quan trọng nhất của DN. Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, chủ DN phải có chiến lược đào tạo và giữ người tài. Để nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo mỗi chủ DN phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của mình. Đồng thời, từng doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lượng lao động của mình, nhất là những lao động giỏi. DN phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho người lao động và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

2.1.5.2. Thị trường cung ứng nguyên liệu đầu vào

Thị trường cung ứng nguyên liệu đầu vào (nhà cung cấp) có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động SXKD của DN theo kế hoạch đã định.

Trên thực tế, nhà cung cấp thường được phân thành 3 loại chủ yếu: cung cấp thiết bị và nguyên liệu, cung cấp nhân công và cung cấp tiền (tài chính). Như vậy, mỗi DN cùng một lúc có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc cả 3 loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN, điều đó làm giảm sức cạnh tranh của DN.

Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, các DN phải biết tìm các nguồn cung ứng tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý với phương châm là đa dạng hóa các nguồn cung cấp, thực hiện nguyên tắc “không bỏ tiền vào một ống”. Mặt khác, trong quan hệ này DN nên tìm cho mình một nhà cung cấp chính có đầy đủ sự tin cậy, nhưng phải luôn tránh sự lệ thuộc, cần phải xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình để đảm bảo họ cung cấp đầy đủ số lượng cho mình.

Như vậy, DN cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng.

2.1.5.3. Thị trường tiêu thụ đầu ra

Bài toán tìm thị trường tiêu thụ đầu ra luôn được các DNNVV quan tâm.

Trong khi, giá vật tư, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, sức mua trên thị trường giảm trong thời gian qua làm cho SXKD của nhiều DN gặp khó khăn. Lượng hàng tồn kho tích luỹ lớn trong bối cảnh thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp đã làm tăng tỉ lệ ứ đọng hàng tồn kho. Đặc biệt các DNNVV sản xuất vật liệu xây dựng là các DN gặp nhiều khó khăn nhất bởi lượng hàng hoá tồn kho ở các DN có xu hướng tăng cao. Điều đó khiến cho nhiều DNNVV đang đứng trên bờ vực phá sản.

Có không ít DN đang chạy đôn đáo tìm mọi cách để duy trì sản xuất, mở rộng thị trường và nguồn tiêu thụ hàng nhưng xem ra khó khăn vẫn không giảm.

2.1.5.4. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển DN liên doanh. Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 42 tỉnh, thành phố. PCI được xem là "tiếng nói" quan trọng của các DN về môi trường kinh doanh địa phương, là kênh thông tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tư, là một động lực cải cách quan trọng đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp từ Trung ương xuống cấp tỉnh tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay có tất cả 10 chỉ số thành phần đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam. Những chỉ số đó là: Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý;Cải cách hành chính.

PCI là 1 chỉ số đo lường chất lượng thực tế của điều hành kinh tế của Việt Nam, nó thông qua cảm nhận của các DN đang hoạt động tại địa phương và nó chỉ đánh giá các chính sách thuộc thẩm quyền của bộ máy chính quyền địa phương.

2.1.5.5. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là một bộ chỉ số đo lường khách quan về hiệu quả công tác quản trị, hành chính công và cung ứng dịch vụ công tại địa phương dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền và trong sử dụng dịch vụ công. PAPI xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 quy trình chính sách, bao gồm:

hoạch định chính sách, thực thi chính sách và giám sát thực thi chính sách. Hiện nay, có 2 phương thức có giá trị bổ sung cho nhau nhằm đánh giá kết quả hoạt động của chính quyền các cấp, đó là: từ góc độ của đơn vị cung ứng dịch vụ (còn gọi là đánh giá từ phía cung) và từ góc độ của người dân sử dụng dịch vụ (đánh giá từ phía cầu). PAPI được thiết kế theo phương thức thứ 2 nhằm đánh giá hiệu quả của công tác quản trị và hành chính công ở cấp tỉnh dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của người dân.

Vận dụng các khái niệm về quản trị và hành chính công của quốc tế, đồng thời vận dụng chúng vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam, PAPI nghiên cứu vấn đề thông qua 6 trục nội dung lớn: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng; Thủ tục hành chính; Cung ứng dịch vụ công.

2.1.5.6. Các yếu tố cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, mặt bằng sản xuất...đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của DN. DN kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh,.. và đó là một điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động SXKD của DN. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, những nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển, mua bán hàng hoá.... có thể gây ra chi phí cao hoặc rủi ro. Thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù rất có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

2.1.5.7. Tổ chức của các doanh nghiệp

Với vai trò là cầu nối, là mái chung của của cộng đồng doanh nhân, DNNVV. Hiệp hội DNNVV đã ra đời, với phương châm lấy phát triển kinh tế làm nòng cốt, làm động lực phát triển, từ đó Hội đã thu hút được các doanh nhân, DN quan tâm, hưởng ứng và đồng hành. Hội DNNVV có vai trò là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các DN, là chỗ dựa và là hơi thở cộng đồng DN, giúp các DN chủ động, tự tin trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh và theo đuổi mục tiêu của mỗi DN. Với nguyên tắc hoạt động của Hội là tự nguyện, dân chủ, tuân thủ Điều lệ Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Hội luôn

tâm huyết, nhiệt tình với công tác của Hội, cộng thêm lợi thế từ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng hoàn thiện đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các DN trong quá trình SXKD, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của DN thành viên trước pháp luật; là cầu nối giữa các DN với các cơ quan quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)