Khả năng áp dụng công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 70)

4.1. Thực trạng năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn

4.1.4. Khả năng áp dụng công nghệ

Hiện nay, thời kỳ công nghệ số diễn ra nhanh chóng, các DN cũng dần nhận thức rõ điều này. Công nghệ áp dụng của các DN bao gồm: công nghệ trong sản xuất và công nghệ trong quản lý. Trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức to lớn, rút ngắn khoảng cách giữa DN và khách hàng, giúp DN dễ dàng hơn trong việc quảng cáo sản phẩm cũng như tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trong khi đó khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm cũng như DN. Tất cả các DN đều có máy tính kết nối Internet.

Sự lan truyền mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã và đang dần khẳng định sự tiện lợi, phổ biến của mình. Nhờ Internet, các DN dễ dàng hơn trong quảng bá sản phầm cũng như công ty, tìm hiểu thông tin và liên hệ khách hàng, tham khảo đối thủ cạnh tranh cũng như dễ dàng tiếp cận những nguồn đầu vào, thị trường tiềm năng.

Đầu tiên, có 40% DN thường xuyên ứng dụng các công nghệ tiên tiến, quy trình hiện đại vào SXKD. Các DN này chủ yếu là DN vừa có khả năng tài chính tốt, nhập nguyên liệu và thiết bị của Italia. Đây là công nghệ ứng dụng thiết bị điều khiển tự động trong khâu nung và cán sản xuất phôi thép. Hệ thống điện, điều khiển được tích hợp vào dây chuyền với các thiết bị và công nghệ tự động. Với quy trình mới và công nghệ hiện đại giúp các DN giảm các DN giảm tiêu hao năng lượng tại các lò điện, giảm thời gian nấu, luyện sắt thép và đặc biệt là đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, các DN nhỏ do còn hạn chế về năng lực và vốn nên nhiều DN vẫn áp dụng lò nung, nấu thủ công.

Thứ hai, chỉ có 31,67% DN có phần mềm quản lý chuyên nghiệp. Mặc dù các phần mềm quản lý này có hiệu quả cao, tuy nhiên đòi hỏi người sử dụng phải có một trình độ nhất định. Chính vì thế, không chỉ tỷ lệ các DN sử dụng phần mềm quản lý thấp mà DN còn chi trả một khoản phí cho phần mềm quản lý.

Thứ ba, số lượng DN có website riêng chỉ có 36,67%. Nhờ có website riêng, các DN dễ dàng quảng bá hình ảnh, mẫu mã sản phẩm, sự đa dạng sản phẩm, sự uy tín, chất lượng của DN trên thị trường,…Cho nên, hầu hết DN có website riêng đều bán được số lượng sản phẩm nhiều hơn thông qua trang web của mình.

4.1.4.2. Chi phí dành cho công nghệ

Mặc dù công nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong SXKD cũng như được DN đánh giá cao, nhưng mức đầu tư cho công nghệ của các DN còn rất hạn chế, đặc biệt các DN có nguồn vốn nhỏ, nên việc ưu tiên đầu tư cho công nghệ chưa là yếu tố được quan tâm hàng đầu của DN.

Theo kết quả tổng hợp điều tra, cơ cấu chi phí dành cho công nghệ của các DN trung bình ở mức dưới 5%/năm. Cơ cấu chi phí cho công nghệ từ 5 – dưới 10% và trên 10% khá ít. Đây là con số khiêm tốn trong thời đại công nghệ số và toàn cầu hóa về internet. Hầu hết các DN có quy mô nhỏ chỉ mua máy tính phục vụ các công việc như: ghi hóa đơn mua – bán hàng, thống kê thu – chi cũng như lượng khách hàng,…Chỉ có các DN vừa, đầu tư thêm cho CNTT tạo các website riêng hoặc quảng cáo trên internet, giúp quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh của DN.

Đồ thị 4.3. Cơ cấu chi phí dành cho công nghệ của các DNNVV ngành sắt thép

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) 4.1.4.3. Đánh giá của DNNVV ngành sắt thép về công nghệ thông tin

Theo kết quả ở trên, chỉ có 36,67% DN có website riêng, do đó chỉ có 16,67% DN đồng ý cũng như 6,67% DN hoàn toàn đồng ý DN có hệ thống thông tin phù hợp và có 73,33% DN cho rằng hệ thống thông tin của DN mình là không phù hợp. Tuy nhiên, dù có 76,67% DN đồng ý đầu tư vào công nghệ thông tin làm tăng lợi ích của DN, nhưng chỉ có 13,34% DN đồng ý và hoàn toàn đồng ý việc ưu tiên hàng đầu vào công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, tỷ lệ DN hoàn toàn không đồng ý việc đầu tư vào công nghệ thông tin là ưu tiên hàng đầu của mình đã khẳng định mặc dù Internet rất quan trọng và tiện dụng, nhưng vẫn không được các DN đánh giá cao trong chiến lược phát triển kinh doanh.

Đơn vị tính: %

Đồ thị 4.4. Đánh giá của DN về đầu tư vào công nghệ thông tin

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Ghi chú: I: Đầu tư vào công nghệ thông tin làm tăng lợi ích của DN II: DN có hệ thống thông tin phù hợp

III: Đầu tư vào công nghệ thông tin là một trong những ưu tiên hàng đầu của DN

Trong SXKD của các DN, các DN nhận xét về tầm quan trọng của công nghệ thông tin với sự phát triển của DN như sau:

Thứ nhất, do các DN đánh giá không cao vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển của DN nên có 66,67% DN không đồng ý và 16,67% DN hoàn toàn không đồng ý rằng các thông tin mà DN tiếp cận trên Internet có giá trị đến các quyết định của DN. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên, tuy nhiên chủ yếu do nguồn thông tin trên Internet khá đa dạng nhưng không có nguồn gốc rõ ràng, khiến các DN không tin tưởng. Ngoài ra, do các DN làm ăn lâu năm nên các quyết định kinh doanh thường dựa trên kinh nghiệm cũng như nhu cầu của thị trường.

Thứ hai, cũng nhiều DN cho rằng công nghệ thông tin khó có thể giúp họ tăng cường khả năng học hỏi sáng tạo. Bằng chứng là 60% DN không đồng ý với nhận định này, chỉ có 33,33% DN đồng ý và 6,67% DN hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên.

Thứ ba, các DN cho rằng, để tăng cường quan hệ hợp tác với khách hàng cũng như các đối tác, có nhiều hình thức hiệu quả hơn là qua Internet. Điển hình là có 53,33% DN không đồng ý, trong khi đó số DN đồng ý là 36,67% và DN hoàn toàn đồng ý chỉ 10%.

Thứ tư, doanh thu bán hàng được tăng thêm thông qua Internet không được các DN tin tưởng. Bằng chứng là 65% DN không đồng ý với nhận định này. Các DN cho rằng doanh thu chủ yếu được tăng cường do các chính sách mềm dẻo của DN phù hợp với tình hình biến động của nền kinh tế cũng như nắm bắt xu hướng, thị hiếu khách hàng. Bên cạnh đó, các DN có website riêng vẫn đồng ý rằng, việc bán hàng qua Internet đã mang thêm doanh thu bán hàng về cho DN họ.

Thứ năm, hầu hết các DN cho rằng công nghệ thông tin làm tăng thêm chi phí cho DN. Có 73,33% DN không đồng ý với ý kiến công nghệ thông tin làm giảm chi phí của DN. Bên cạnh đó, tỷ lệ các DN hoàn toàn không đồng ý và đồng ý ngang nhau, chiếm 13,34%. Nhìn chung, các DN đều nhận định rằng, đầu tư nhất định phải tốn kém chi phí phát sinh.

Thứ sáu, có đến 50% DN đồng ý rằng công nghệ thông tin làm tăng doanh thu của DN nếu biết đầu tư và có hướng đi đúng đắn. Dù vậy, tỷ lệ không đồng ý cũng gần như bằng với tỷ lệ 46,67%.

Thứ bảy, hầu hết các DN đều tin tưởng rằng công nghệ thông tin nâng cao sức cạnh tranh của DN, tỷ lệ này chiếm 73,33%. Do Internet phổ biến rộng rãi, nên các DN cho rằng khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc biết đến sản phẩm cũng như DN mình. Tuy vậy, vẫn có 20% DN không đồng ý vì cho rằng, uy tín của DN cũng như chất lượng sản phẩm mới thực sự là yếu tố khẳng định vị thế của DN.

Thứ tám, công nghệ thông tin mang lại lợi ích chung cho DN là một điều hoàn toàn đúng đắn, tỷ lệ này chiếm đến 70%.

Bảng 4.4. Đánh giá của DN về tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với sự phát triển của DN

Đánh giá

Ý kiến

Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Số

lượng (DN)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(DN)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(DN)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(DN)

Tỷ lệ (%) Các thông tin DN

tiếp cân trên internet có tác động đến quyết định của DN

10 16,67 40 66,67 8 13,33 2 3,33

Tăng cường khả năng học hỏi sảng tạo

- - 36 60,00 20 33,33 4 6,67

Tăng cường quan hệ hợp tác với đối tác, khách hàng

- - 32 53,33 22 36,67 6 10,00

Tăng doanh thu bán

hàng - - 39 65,00 21 35,00 - -

Giảm chi phí 8 13,33 44 73,33 8 13,34 - -

Tăng lợi nhuận - - 28 46,67 30 50,00 2 3,33

Tăng sức cạnh tranh - - 12 20,00 44 73,33 4 6,67

Tăng lợi ích chung - - 14 23,33 42 70,00 4 6,67

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)