Kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 36 - 42)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới

2.2.1.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Mỹ

Là một nước có nền kinh tế tài chính, thương mại phát triển, Mỹ chỉ có khoảng 1% trong tổng số dân số 322 triệu người tính đến tháng 4-2014 làm nông nghiệp nhưng mức thu nhập của nông dân Mỹ không kém người lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhờ vào sự phát triển đúng hướng của mô hình kinh tế trang trại. Đất đai Mỹ có diện tích 9,161,923 km2 trong đó đất khả

canh chiếm 18,1%. Theo thống kê nông nghiệp, công bố trong khoảng tháng 2 năm 2014, thì năm 2012, tổng số nông trại ở Mỹ có 2,109,363 cái, trung bình mỗi trại có diện tích 434 acres (1 acres = 0,4015 ha). Năm 2012, tổng giá trị nông phẩm đạt 394,6 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2007, trong đó thu về các sản phẩm trồng trọt 219,6 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt 171,7 tỷ USD.

Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về xuất cảng nông phẩm, xuất cảng đậu nành đạt 24,7 tỷ USD, chiếm 50,5%, bắp, đạt kim ngạch 9,3%, lúa mì 8,2% tỷ USD, chiếm 18% thị phần xuất cảng nông phẩm của toàn thế giới. Từ năm 1960 đến năm 2014, Mỹ luôn luôn có thặng dư về mậu dịch nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp năm 2012 đạt 141,3 tỷ USD, năm 2014 đạt 149,5 tỷ USD, chiếm hơn 10% tổng số kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và thặng dư mậu dịch nông nghiệp lên đến trên 38,5 tỷ USD.

Để có được thành công như vậy, ngoài những giải pháp như phát triển kinh tế trang trại theo hướng chuyên môn hóa và công nghiệp hóa, phát triển trang trại gia đình quy mô nhỏ, thì một phần là nhờ sự quan tâm của Chính phủ thông qua hệ thống các chính sách. Nước Mỹ được xem là cường quốc công nghiệp số một, đồng thời cũng là nước có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất toàn cầu. Năm 1862 khi thành lập phương châm đầu tiên mà Bộ nông nghiệp Mỹ đưa ra là: “Nông nghiệp là cơ sở của ngành chế tạo và thương nghiệp”. Qua hơn 200 năm phát triển tới nay, nước Mỹ luôn thực hiện phương châm: “Dĩ nông lập quốc”, luôn coi nông nghiệp là cột trụ của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, ngoài nhân tố khách quan trời phú cho nước Mỹ điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phá triển nông nghiệp thì chính sách của nhà nước đã góp phần quan trọng làm nông nghiệp phát triển mạnh mẽ vào bậc nhất thế giới hiện nay.

Số liệu thông kê mới đây của Cơ quan quyền uy Mỹ cho biết: hiện nay nông dân Mỹ khoảng 4,5 triệu người (chiếm chưa đầy 2% dân số), ngoài việc cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho hơn 250 triệu dân, nông dân Mỹ hàng năm còn xuất khẩu hàng lương thực thực phẩm như bột mì, bông, rau quả trị giá tới trên 53 tỷ USD, bình quân mỗi giờ nông dân Mỹ đã tạo ra giá trị tới 6 triệu USD hàng xuất khẩu nông sản, thực phẩm. Sản lượng của 1/3 đất đai canh tác ở Mỹ có liên hệ với thi trường xuất khẩu thế giới, 17% nông sản sản phẩm dùng cho xuất khẩu, thu nhập từ xuất khẩu chiểm 25% tổng thu nhập của toàn nhành nông nghiệp.

Số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết hiện nay Mỹ có 2,2 triệu nông trường, tang trại lớn nhỏ với bình quân diện tích là 41.800 m2. Ngoài ra còn các hộ gia đình nông dân riêng lẻ, nhýng diện tích canh tác cũng rất lớn. Thậm chí một gia đình chỉ có 6 người nhưng canh tác tới trên 1.000 ha. Sở dĩ nông dân Mỹ có thể canh tác với diện tích lớn như vậy là do tất cả các khâu đều được tự động hóa, cơ giới hóa, lên mạng số hóa và vệ tinh hóa. Các khâu như gieo trồng, bón phân, trừ sâu đều dùng máy bay tiến hành. Việc tưới nước, chăm sóc và thu hoạch đều được vệ tinh thông báo, hướng dẫn và chỉ đạo. Việc thiêu thụ sản phẩm hầu hết thông qua mạng Internet để đưa hàng hóa tới thị trường có nhu cầu.

Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp được sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước để đảm bảo “đầu vào lớn, đầu ra nhiều”. Chính sách hỗ trợ và nâng đỡ sản xuất nông nghiệp của chính phủ Mỹ thể hiện trên những mặt sau:

Một là, nhà nước cấp khoản hỗ trợ tài chính và tiền vốn to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Số liệu thống kê của Mỹ cho thấy sự hỗ trợ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Nhà nước còn cao hơn vào lĩnh vực chế tạo của công nghiệp. Theo luật định, trong vòng 10 năm kể từ năm 2002 đến nay nhà nước hỗ trợ 190 tỷ USD cho sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi năm là 19 tỷ USD.

Năm 2004, tổng các dịch vụ và hạng mục đầu tư cho nông nghiệp tới 74 tỷ USD, tăng 1,4 tỷ USD so với năm 2003, kinh phí cho bảo vệ môi trường nông nghiệp cao nhất tới 30 tỷ USD, trong đó nhà nước hỗ trợ 6,2 tỷ USD. Riêng khâu an toàn lương thực, thực phẩm được nhà nước hỗ trợ tới gần 900 triệu USD. Năm 2004, nhà nước cũng hỗ trợ 196 triệu USD để nâng cấp mạng số hoá hệ thống Internet cho nông dân nhằm tìm thị trường và có thông tin nhanh nhạy để cạnh tranh trên trường quốc tế.

Hai là, Nhà nước thực hiện chính sách “lấy công bù nông”, tức hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp có các hạng mục phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, như xây dựng đường sá, cầu cống, điện lực phục vụ phát triển nông thôn và cải thiện đời sống nông dân. Những doanh nghiệp có các chương trình phục vụ nông nghiệp như kỹ thuật nông nghiệp, thông tin, mạng tin chuyên về giá cả thị trường hàng nông sản trong và ngoài nước đều được nhà nước hỗ trợ.

Ba là, Nhà nước thực hiện ưu đãi thuế cho nông dân, như hàng năm có 25% chủ trang trại được miễn giảm thuế thu nhập, 50% chủ trang trại được hưởng mức thuế thấp 15%, còn lại 5% chủ trang trại và chủ nông trường lớn nộp thuế như quy định. Xăng dầu dùng cho sản xuất nông nghiệp đều được bán với

giá ưu đãi. Đây là nhân tố tích cực thúc đẩy và khơi dậy tính tích cực của nông dân trong sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Lân Dũng, 2016).

2.2.1.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan

Thứ nhất, chính sách trợ giá nông sản: Nhiều ưu đãi về vốn và tăng cường bảo hiểm cho người nông dân được Chính phủ Thái Lan thực hiện; thuế nông nghiệp được bãi bỏ. Chính phủ hỗ trợ các chương trình tiếp thị, tìm kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm sau thu hoạch và chế biến nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tiêu thụ nông sản thông qua việc đẩy mạnh hình thức hợp đồng “chính phủ với chính phủ”; và đồng bộ hóa các chính sách để bảo đảm tính liên thông từ khâu gieo trồng, sản xuất đến bao tiêu xuất khẩu và giảm rủi ro cho người nông dân. Chính phủ Thái Lan thực hiện trợ giá cho nông dân đối với các nông sản chủ yếu như gạo, cao su, trái cây,… Khi giá thị trường thấp, Chính phủ đã dùng ngân sách bao tiêu nông sản cho nông dân. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua nông sản với giá ưu đãi, mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp,… Ngoài ra, Thái Lan cũng hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 5 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ này, Chính phủ Thái Lan sử dụng các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong nông nghiệp: Do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên Thái Lan đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm cải tạo đất trồng, lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn. Để giữ và nâng cao độ phì nhiêu đất nông nghiệp, Thái Lan sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học. Thông qua đó, vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón và nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Ở Thái Lan hiện nay, mức độ cơ giới hóa đã bao phủ từng thửa ruộng. Ngay cả những khâu sau thu hoạch cũng được cơ giới hóa toàn bộ. Nhưng bí quyết thành công của nông dân Thái Lan chính là sự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Bởi do điều kiện tự nhiên khác nhau nên nhiều vùng cần phải có những công nghệ và kỹ thuật

canh tác đặc thù. “Nút thắt cổ chai” trong việc nâng cao chất lượng nông sản theo hướng phát triển bền vững đã được các nhà khoa học tháo gỡ bằng công nghệ sinh học (công nghệ biến đổi gien, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi,...).

Thứ ba, chính sách cơ cấu lại công nghiệp nông thôn: Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét, đánh giá đầy đủ các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Từ đó, tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông sản, thủy sản, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ thực hiện một số chương trình hỗ trợ sau:

- Thực hiện chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP), tức là mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao; chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ Chính phủ cho dân làng vay mượn để phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này.

- Chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” nhằm khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn cho hàng nông sản xuất khẩu và người tiêu dùng.

Thứ tư, mở rộng thị trường để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm: Chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các kết cấu hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ Nông nghiệp.

Thứ năm, đẩy mạnh đào tạo kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ cho nông dân: Công tác đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức cho người nông dân được coi trọng. Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học mở các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp. Thí dụ trường Chulalongkorn (lọt vào top 200 trường đại học hàng đầu thế giới) đã đầu tư thiết bị thí nghiệm hiện đại, hợp tác

với chuyên gia từ những nước đi đầu trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, đồng thời tạo cơ chế đãi ngộ cho nhiều nghiên cứu sinh trẻ sang nghiên cứu tại các trường đại học ở Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn cũng được khai thác, sử dụng trồng không chỉ có ngô, lúa nương, mà còn trồng được nhiều loại lúa cao sản với năng suất cao (Trần Việt Dũng, 2016).

2.2.1.3 Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng với tiến trình mở cửa, cải cách ở nước này. Tuy nhiên trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ ở khu vực công nghiệp đã đem lại cho Trung Quốc một nguồn tài lực lớn, nhưng đồng thời cũng đưa đến sự tụt hậu của khu vực nông thôn về tốc độ và chất lượng tăng trưởng so với khu vực đô thị. Đồng thời, chính do một thời gian dài không kịp thời quan tâm đến những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân, nên khu vực này có những biến chuyển không tốt. Đó là, đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp do các dự án sản xuất công nghiệp, đầu tư cho nông nghiệp không theo kịp yêu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế hiện đại. Trong khi đó người nông dân vẫn phải đóng thuế nông nghiệp (Lê Xuân Cử, 2015).

Từ năm 2002, nhằm tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn, Trung Quốc đã bắt đầu bỏ 4 loại thuế, trong đó đáng chú ý nhất là thuế chăn nuôi và thuế nông nghiệp; đồng thời tiến hành trợ cấp 4 loại cho nông dân, bao gồm trợ cấp trực tiếp giống cây lương thực, trợ cấp nông nghiệp, trợ cấp mua sắm máy móc nông cụ, trợ cấp tổng hợp nông nghiệp. Riêng vùng sâu và vùng xa, Chính phủ có chủ trương kết hợp khai thác tổng hợp nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề của địa phương, phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật cho người lao động, khống chế mức độ gia tăng dân số, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Chính sách tín dụng cho vay vốn với lãi suất thấp, thực hiện ưu đãi về thuế, tín dụng, tăng đầu tư, khuyến khích các tổ chức xã hội giúp đỡ các vùng nghèo, phổ biến kinh nghiệm từng vùng rồi nhân ra diện rộng.

Đến nay nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nông dân được cải thiện

từng bước. Sản lượng một số nông sản phẩm của Trung Quốc đã và đang đứng đầu thế giới: lương thực đúng vị trí số 1 (lúa gạo, lúa mì); ngô đứng thứ 2; đậu tưng đứng thứ 3; bông, cây có dầu, các loại thịt, thức ăn gia cầm và các laoij thủy sản đều đứng top đầu thế giới. Trung Quốc chỉ sử dụng 7% đất canh tác của thế giới nhưng đã nuôi sống 22% dân số thế giới (Lê Xuân Cử, 2015).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)