Thực trạng triển khai chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 67 - 84)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Tổng quan chính sách và kết quả thực hiện hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung tại huyện đan phượng

4.1.2. Thực trạng triển khai chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng

Các chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện Đan Phượng đều được cụ thể hóa thành các kế hoạch, có sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội. Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo sát với tình hình thực tế. Quá trình lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách ở huyện Đan Phượng, gồm:

Cấp thành phố: UBND thành phố kiểm tra, phê duyệt kế hoạch. Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, nguồn vốn Trung ương giao và nguồn vốn địa phương, phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện chính sách.

Cấp huyện: UBND huyện thẩm định, phê duyệt và tổng hợp kế hoạch hàng năm, kế hoạch cả giai đoạn báo cáo UBND thành phố trước kỳ giao dự toán.

Cấp xã: UBND xã chỉ đạo trưởng thôn tổ chức họp dân thông báo nội dung, đối tượng thụ hưởng, mức hỗ trợ của chính sách để người dân thảo luận, thống nhất. Trưởng thôn tổng hợp, báo cáo nội dung với UBND xã.

UBND xã lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch cả giai đoạn trình UBND huyện tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

Sơ đồ 4.1. Quy trình lập kế hoạch thực hiện

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016)

Bảng 4.2. Đánh giá của người dân và cán bộ về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

STT Chỉ tiêu

Hộ dân Cán bộ

SL (người)

Tỷ lệ (%)

SL (người)

Tỷ lệ (%) I Thời gian xây dựng kế hoạch các cấp

1 Phù hợp 76 84,40 20 100,00

2 Chưa phù hợp 14 15,56 0 0,00

II Chức năng, nhiệm vụ các đơn vị

trong kế hoạch

1 Phù hợp 65 72,22 18 90,00

2 Chưa phù hợp 25 27,78 2 10,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Đánh giá của người dân về thời gian xây dựng kế hoạch của các cấp cho thấy có 84,4% số người được điều tra đánh giá thời gian xây dựng kế hoạch phù hợp, có 15,56% đánh giá không phù hợp. Có 72,22% số hộ dân được điều tra đánh giá chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị phối hợp thực hiện là phù hợp, 27,78% hộ dân đánh giá chưa phù hợp, còn nhiều chồng chéo. Về phía cán bộ thực thi chính sách cho thấy có 100% cán bộ đánh giá thời gian xây dựng kế hoạch của các cấp là phù hợp, 90% cán bộ đánh giá chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị phối hợp thực hiện là phù hợp, 10% cán bộ đánh giá chưa phù hợp.

Bảng 4.3. Đánh giá của hộ về đối tượng hưởng thụ chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh trên địa bàn huyện

Nhóm hộ

Đánh giá của hộ

Không bỏ sót đối tượng Có bỏ sót đối tượng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Nhóm I 15 100,00 0 0,00

Nhóm II 37 92,50 3 7,50

Nhóm III 28 80,00 7 20,00

Tổng số 80 88,89 10 11,11

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Đánh giá về không bỏ sót hoặc bỏ sót đối tượng quá trình thực hiện chính sách, hầu hết ý kiến các hộ dân thuộc các nhóm I, II, III cho rằng chính sách thực hiện tương đối đầy đủ, ít bỏ sót đối tượng. Bảng 4.3, cho thấy với 88,89% số hộ được điều tra đánh giá không bỏ sót đối tượng hưởng lợi từ chính sách, việc hỗ trợ thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng; có 11,11% số hộ được điều tra đánh giá vẫn còn hiện tượng bỏ sót đối tượng thụ hưởng.

Bảng 4.4. Đánh giá của hộ về thời gian triển khai thực hiện chính sách

Chỉ tiêu

Nhóm hộ

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Dài 2 13,33 4 10,00 1 2,86

Trung bình 13 86,67 33 82,50 34 97,14

Ngắn 0 0,00 3 7,50 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Một số chính sách đang thực hiện trên địa bàn huyện như Nghị quyết 25 (2013) của HĐND thành phố, Quyết định số 16 (2012) của UBND thành phố có thời gian thực hiện đến năm 2020. Nghiên cứu của hộ cho thấy hiện nay chính sách được triển khai trên địa bàn huyện Đan Phượng có 88,89% số hộ được điều tra cho rằng thời gian triển khai thực hiện chính sách là trung bình, có 7,73% số hộ được điều tra đánh giá thời gian thực hiện chính sách khuyến khích là dài, có 3,83% số hộ được điều tra đánh giá thời gian thực hiện chính sách khuyến khích là ngắn.

Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ về thời gian triển khai thực hiện chính sách

STT Nội dung

Cán bộ huyện Cán bộ xã SL

(cán bộ)

CC (%)

SL (cán bộ)

CC (%)

1 Dài 2 25,00 3 25,00

2 Trung bình 5 62,50 8 66,67

3 Ngắn 1 12,50 1 8,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy có 62,5% số cán bộ cấp huyện được khảo sát cho rằng thời gian triển khai thực hiện chính sách là trung bình, có 25% số cán bộ huyện cho rằng thời gian triển khai chính sách dài, có 12,5% đánh giá ngắn. Đối với cán bộ xã cho thấy đại đa số cho rằng thời gian triển khai chính sách là trung bình với 66,67% ý kiến.

4.1.2.1. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách

Công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách là một nội dung quan trọng trong quá trình thực thi chính sách. Vì vậy, các cán bộ thực thi chính sách trên địa bàn huyện Đan Phượng luôn chú trọng, quan tâm thực hiện. Để giúp mọi người dân nắm được thông tin về chính sách hỗ trợ thì các cán bộ thực thi đã đưa ra nhiều hình thức phổ biến tuyên truyền như: thông qua đài phát thanh của xã, tuyên truyền của cán bộ thôn cụm dân cư, trưởng xóm, nhân viên trồng trọt và bảo vệ thực vật, các lớp tập huấn, hội nghị họp dân..

Bảng 4.6. Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung (2014 – 2016)

TT Hoạt động ĐVT Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ 1 Đài truyền thanh huyện Tin,

bài 30 33 40 110,00 121,21 115,47 2 Đài truyền thanh xã Tin,

bài 157 171 180 108,90 105,26 107,08 3 Tập huấn khuyến nông Lớp 47 49 40 104,20 85,10 94,65

4 Sản phẩm truyền thông

- Băng rôn, khẩu hiệu Cái 20 21 25 105,00 119,05 111,80 - Tờ gấp Tờ 43.400 45.000 45.500 103,69 101,11 102,39 - Trang tin điện tử

huyện, báo chí

Bài 71 62 73 87,32 117,74 102,53

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện, Đài truyền thanh huyện, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông huyện (2017) Ở cấp xã hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách do lãnh đạo UBND xã, trưởng đài truyền thanh, ban chấp hành Hội nông dân, Ban quản trị HTX nông nghiệp, nhân viên Trồng trọt và bảo vệ thực, Trưởng ban chăn nuôi thú y

chịu trách nhiệm chính; còn ở thôn cụm dân cư thì do trưởng thôn cụm dân cư, trưởng xóm, cán bộ phụ trách truyền thanh thực hiện.

Bảng 4.7. Đánh giá của hộ về tỷ lệ hộ biết đến chính sách qua các kênh Các kênh phổ biến chính sách Số hộ Tỷ lệ (%)

Thông tin, tuyên truyền

Cán bộ 2 2,22

Người thân 9 10,00

Hàng xóm 6 6,67

Loa phát thanh của huyện, xã, thôn cụm dân cư 43 47,78

Tập huấn, hội nghị họp dân 30 33,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy hiện nay chính sách được thông tin đến người dân thông qua 2 kênh chính đó là thông qua hệ thống phát thanh và thông qua tập huấn, hội nghị họp dân để thông báo, triển khai chính sách đến người dân. Với 47,78% số hộ được điều tra cho biết hộ nhận được thông tin về chính sách thông qua hệ thống phát thanh của xã, có 33,33% số hộ được điều tra cho biết hộ biết thông tin về chính sách thông qua tập huấn, hội nghị họp dân. Ngoài ra, người dân còn biết tới chính sách thông qua các kênh như tuyên truyền từ cán bộ cơ sở, người thân, hàng xóm…

Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về nội dung tuyên truyền

STT Nội dung

Nhóm I Nhóm II Nhóm III SL

(hộ)

CC (%)

SL (hộ)

CC (%)

SL (hộ)

CC (%) 1 Nội dung đầy đủ, dễ hiểu 11 73,33 34 85,00 33 94,29 2 Nội dung sơ sài, ít thông tin 1 6,67 4 10,00 1 2,86 3 Nội dung quá dài, khó hiểu 2 13,33 2 5,00 0 0,00

4 Nội dung chưa phù hợp 1 6,67 0 0,00 1 2,86

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy hiện nay có 86,67% số hộ được điều tra cho biết nội dung tuyên truyền về chính sách đầy đủ, dễ hiểu. Có 6,68% số hộ được điều tra cho rằng nội dung tuyên truyền chính sách sơ sài, ít thông tin. Có 4,44% số hộ được điều tra nghiên cứu cho rằng nội dung tuyên truyền còn quá dài và gây khó

hiểu cho người tiếp nhận thông tin. Có 2,22% số hộ được điều tra đánh giá nội dung tuyên truyền chưa phù hợp với nhu cầu cần biết thông tin của người dân.

Trong nhóm I có 73,33% số hộ đánh giá nội dung đầy đủ, dễ hiểu. Nhóm II có 85% số hộ trong nhóm đánh giá nội dung dễ hiểu, đầy đủ. Nhóm 3 có tới 94,29%

số hộ đánh giá nội dung tuyên truyền đầy đủ, dễ hiểu. Như vậy cho thấy mỗi nhóm hộ có cách nhận thức và tiếp nhận thông tin khác nhau.

Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ về nội dung tuyên truyền

STT Nội dung

Cán bộ huyện Cán bộ xã SL

(cán bộ)

CC (%)

SL (cán bộ)

CC (%)

1 Nội dung đầy đủ, dễ hiểu 7 87,50 9 75,00

2 Nội dung sơ sài, ít thông tin 0 6,67 1 8,33

3 Nội dung quá dài, khó hiểu 1 13,33 2 16,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy hiện nay có 87,5% số cán bộ huyện được điều tra cho biết nội dung tuyên truyền về chính sách đầy đủ, dễ hiểu. Có 13,33% số cán bộ huyện được điều tra cho rằng nội dung tuyên truyền chính sách quá dài. Có 75% số cán bộ xã cho rằng nội dung tuyên truyền đầy đủ, dễ hiểu. Có 8,33% số cán bộ xã đánh giá nội dung sơ sài, ít thông tin.

Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về thời điểm tuyên truyền

STT Nội dung

Nhóm I Nhóm II Nhóm III SL

(hộ)

CC (%)

SL (hộ)

CC (%)

SL (hộ)

CC (%) I Thời điểm tuyên truyền

1 Phù hợp 13 86,67 35 87,50 33 94,29

2 Chưa phù hợp 2 13,33 5 12,50 2 5,71

II Số lần tuyên truyền

1 Nhiều 3 20,00 6 15,00 6 17,14

2 Bình thường 11 73,33 31 77,50 27 77,14

3 Ít 1 6,67 3 7,50 2 5,71

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy có 90% số hộ được điều tra ở các nhóm đánh giá thời điểm tuyên truyền chính sách phù hợp, có 10% số hộ được điều tra ở các nhóm đánh giá chưa phù hợp. Số lần tuyên truyền chính sách ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ về nội dung tuyên truyền của chính sách, có 76,67% số hộ được điều tra đánh giá số lần tuyên truyền bình thường, vừa đủ, có 13,33% số hộ được điều tra đánh giá số lần tuyên truyền nhiều, chỉ có 10,0% số hộ được điều tra đánh giá số lần tuyên truyền ít. Như vậy có thể thấy được hiện nay mỗi nhóm hộ có nhận thức khác nhau về tuyên truyền chính sách. Cần có những biện pháp giúp cho người dân dễ tiếp thu, dễ hiểu về chính sách để chấp hành thực thi chính sách được thuận lợi.

4.1.2.3. Huy động nguồn lực thực hiện chính sách

Kinh phí cho chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện chủ yếu là ngân sách thành phố cấp. UBND các xã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ của chính sách, lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho từng lĩnh vực, cho các đối tượng được hưởng chính sách theo hàng năm và theo cả giai đoạn gửi về UBND huyện.

UBND huyện tổng hợp chung của các xã, phê duyệt kế hoạch (đã được cơ quan chuyên môn thẩm định) báo cáo UBND thành phố. UBND thành phố căn cứ kế hoạch phê duyệt, phân bổ dự toán và bố trí kinh phí cho các quận, huyện cân đối thực hiện.

Từ bảng 4.11 cho thấy năm 2015 tổng kinh phí chi khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung chỉ chiếm tỷ lệ 0,7% và năm 2016 chiếm tỷ lệ 3,6% so tổng chi ngân sách. Như vậy, số kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện còn thấp, nguồn kinh phí chủ yếu ngân sách thành phố hỗ trợ. Khi được hỏi có có 62,5% cán bộ thực thi chính sách cấp huyện đánh giá nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn ở mức ít, 37,5% cán bộ đánh giá mức trung bình, không ai đánh giá kinh phí hỗ trợ nhiều; cán bộ thực thi chính sách cấp xã có 65% cán bộ đánh giá nguồn kinh phí ít, chưa đảm bảo với yêu cầu thực tế.

Bảng 4.11. Kinh phí hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung qua 2 năm 2015-2016

TT Cấp ngân sách

Năm 2015 Năm 2016

Tổng chi NS

(tr.đ)

Chi PTNN

(tr.đ)

Trđó: chi hỗ trợ vùng SXCCTT(tr.đ)

So sánh chi hỗ trợ vùng SXCCTT/tổng

chi NS (%)

Tổng chi NS

(tr.đ)

Chi PTNN

(tr.đ)

Trđó: chi hỗ trợ vùng SXCCTT(tr.đ)

So sánh chi hỗ trợ vùng SXCCTT/tổng

chi NS (%)

Tổng số 866.276 16.285 6.125,7 0,7 947.187 37.772 34.718 3,6

1 NS thành phố 619.006 7.864 5.047,2 0,82 624.302 23.046 21.618,0 3,42

2 NS huyện 194.663 7.718 871,5 0,45 270.106 14.005 12.590,8 4,66

3 NS xã 52.607 703 207 0,40 52.779 721 510 0,96

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đan Phượng (2016)

Để thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao thì cần có đủ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, đảm bảo thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí hỗ trợ chưa đảm bảo, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; có lúc việc bố trí vốn để thực hiện chính sách chậm so với kế hoạch gây ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả thực hiện chính sách.. Ngoài ra, nhiều loại hỗ trợ yêu cầu thủ tục chứng từ thanh quyết toán kinh phí tương đối phức tạp, vượt quá khả năng của hộ dân cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiến độ thực thi chính sách.

Bảng 4.12. Ðánh giá của hộ nhận biết về huy động nguồn lực thực thi chính sách

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Số hộ biết về huy động nguồn lực thực thi chính sách 82 91,11

Số hộ không biết về huy động nguồn lực 8 8,89

Số hộ tham gia huy động nguồn lực 74 82,22

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Ngoài nguồn lực về tài chính còn có nguồn lực về con người và các vật lực khác. Nghiên cứu cho thấy có 82,22% số hộ được điều tra có tham gia vào huy động nguồn lực của địa phương để thực hiện chính sách, chủ yếu là công lao động và nguồn tài nguyên đất sẵn có. Có 8,89% số hộ không biết, không quan tâm về huy động nguồn lực phục vụ thực thi chính sách của địa phương.

Bảng 4.13. Đánh giá về mức độ tham gia huy động nguồn lực của hộ để thực thi chính sách

Chỉ tiêu

Nhóm hộ

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ có tham gia huy đông nguồn lực 4 26,67 37 92,50 33 94,29

- Công lao động 3 75,00 12 32,43 3 9,09

- Tài chính 1 25,00 25 67,57 30 90,91

Vượt quá khả năng của hộ 1 25,00 3 8,11 1 3,03

Phù hợp khả năng của hộ 3 20,00 22 55,00 16 45,71

Hộ dư khả năng 0 0,00 12 30,00 16 45,71

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua nghiên cứu nhóm hộ I có 26,67% số hộ trong nhóm có tham gia vào đóng góp nguồn lực thực thi chính sách trong đó có 3 hộ chiếm 20% tổng số hộ nhóm I đánh giá về nguồn lực được huy động phù hợp với khả năng của hộ.

Nhóm hộ II có 92,5% số hộ trong nhóm có tham gia vào đóng góp nguồn lực thực thi chính sách trong đó có 22 hộ chiếm 55% tổng số hộ nhóm II đánh giá về nguồn lực được huy động phù hợp với khả năng của hộ. Nhóm hộ III có 94,29%

số hộ trong nhóm có tham gia vào đóng góp nguồn lực thực thi chính sách trong đó có 16 hộ chiếm 45,71% tổng số hộ nhóm III đánh giá về nguồn lực được huy động phù hợp với khả năng của hộ.

Biểu đồ 4.1. Đánh giá của hộ về mức độ huy động nguồn lực

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua tổng hợp số liệu cho thấy có 45,56% số hộ được điều tra đánh giá nguồn lực đóng góp vào thực thi chính sách thông qua hoạt động huy động nguồn lực từ người dân của địa phương phù hợp với khả năng của hộ. Có 31,11%

số hộ được nghiên cứu cho rằng khả năng của hộ dư để đóng góp nguồn lực phục vụ thực thi chính sách.

Bảng 4.14. Ðánh giá của cán bộ về mức độ huy động nguồn lực thực thi chính sách từ người dân

STT Nội dung

Cán bộ huyện Cán bộ xã SL

(hộ)

CC (%)

SL (hộ)

CC (%)

1 Vượt quá khả năng của hộ 2 25,00 3 25,00

2 Phù hợp khả năng của hộ 5 62,50 7 58,33

3 Hộ dư khả năng 1 12,50 2 16,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy có 62,5% số cán bộ huyện được khảo sát cho rằng nguồn lực huy động từ người dân phù hợp với năng lực của hộ, chỉ có 12,5%

đánh giá hộ dư năng lực đóng góp vào thực thi chính sách.

Bảng 4.15. Ðánh giá của cán bộ về mức độ kinh phí nhà nước hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung

STT Nội dung

Cán bộ huyện Cán bộ xã SL

(hộ)

CC (%)

SL (hộ)

CC (%)

1 Nhiều 0 0,0 1 5,0

2 Trung bình 3 37,5 6 30,0

3 Ít 5 62,5 13 65,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Khi được hỏi có 100% cán bộ thực thi chính sách cấp huyện đánh giá nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn ở mức trung bình và ít; cán bộ thực thi chính sách cấp xã có 65% cán bộ đánh giá nguồn kinh phí ít, chưa đảm bảo với yêu cầu thực tế.

4.1.2.4. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách

Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung đang được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có huyện Đan Phượng. Trong chính sách, UBND thành phố đã quy định rõ về

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 67 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)