Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện
4.2.2. Năng lực của cán bộ thực thi chính sách tại địa phương
Để tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung cần phải có đội ngũ cán bộ thực thi chính sách từ cấp thành phố xuống cơ sở, bao gồm: Các cán bộ thuộc các phòng, Trung tâm, Chi cục trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, các cán bộ thuộc các phòng của Sở Tài chính, Sở Lao động thương binh và Xã hội và Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, cán bộ Hội nông dân thành phố; ở huyện Đan Phượng: cấp huyện có cán bộ công chức, nhân viên của Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Hội nông dân; cấp xã có cán bộ công chức UBND xã, Ban chấp hành Hội nông dân, Ban quản trị HTX nông nghiệp, nhân viên Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trưởng ban chăn nuôi thú y. Trong bộ máy đó, có cơ quan, cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, có cơ quan, cán bộ thực hiện chức năng chuyên môn, nhưng đảm bảo phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau để triển khai thực thi chính sách đến đối tượng thụ hưởng. Trình độ chuyên môn của cán bộ thực thi chính sách, cán bộ chuyên môn liên quan ở cấp huyện hiện nay đạt 100% từ trình độ đại học trở lên; cấp xã trình độ đại học chiếm tỷ lệ 58,3%, tỷ lệ còn lại là cao đẳng hoặc trung cấp; các vị trí việc làm cơ bản phù hợp với chuyên ngành đào tạo (Phòng Nội vụ, 2016).
Bảng 4.36. Thông tin chung của các cán bộ thực thi chính sách trên địa bàn huyện được điều tra
TT Đơn vị
Số lượng
cán bộ
Giới tính Trình độ Độ tuổi Nam Nữ Cao
đẳng Đại
học Th.sỹ <35 35- 45 >45
1
Phòng Kinh tế (Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên)
4 2 2 3 1 1 2 1
2 Hội nông dân (cán bộ
lãnh đạo) 1 1 1 1
Trạm Khuyến nông
(Nhân viên) 1 1 1 1
3 Trạm Bảo vệ thực
vật (cán bộ lãnh đạo) 1 1 1 1
4 Trạm Thú y (Nhân
viên) 1 1 1 1
5
Xã Hạ Mỗ (Phó chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội nông dân, cán bộ văn phòng thống kê, Giám đốc HTX nông nghiệp)
4 3 1 1 3 2 2
6
Xã Phương Đình (Phó chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội nông dân, cán bộ kế toán xã, Giám đốc HTX nông nghiệp)
4 2 2 2 2 1 1 2
7
Xã Song Phượng (Phó chủ tịch UBND xã, Nhân viên trồng trọt và bảo vệ thực vật, cán bộ kế toán xã, Giám đốc HTX nông nghiệp)
4 3 1 2 2 1 2 1
Tổng số 20
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Các cán bộ thực thi chính sách làm việc theo sự chỉ đạo, phân công công việc của cấp trên; trực tiếp tham mưu cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước nên đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ thực thi chính sách. Một trong những kênh người sản xuất biết về thông tin chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp là từ cán bộ thực thi chính sách, cán bộ chuyên môn, chủ yếu cán bộ cơ sở cấp xã, thôn cụm dân cư. Như vậy, năng lực của cán bộ thực thi chính sách rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng thực thi chính sách và tạo sự hiểu biết của người dân về chính sách.
Bảng 4.37. Đánh giá của hộ về trình độ và năng lực cán bộ thực hiện chính sách
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Số hộ Tỷ lệ
(%) Số hộ Tỷ lệ
(%) Số hộ Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên môn
Cao 11 73,33 33 82,50 18 51,43
Trung bình 3 20,00 5 12,50 13 37,14
Thấp 1 6,67 2 5,00 4 11,43
Năng lực
Tốt 10 66,67 27 67,50 25 71,43
Trung bình 4 26,67 9 22,50 8 22,86
Kém 1 6,67 4 10,00 2 5,71
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Cán bộ thực hiện chính sách là một trong những nhân tố đem lại hiệu quả chính sách. Nghiên cứu cho thấy hiện nay trên địa bàn huyện Đan Phượng các hộ dân được hưởng chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung cho biết: có 68,89% số hộ được điều tra đánh giá trình độ chuyên môn của các cán bộ thực thi chính sách cao, có 23,33% số hộ được điều tra đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ thực thi chính sách trung bình, có 7,78% số hộ được điều tra đánh giá cán bộ thực thi chính sách có trình độ chuyên môn thấp. Năng lực của cán bộ thực thi chính sách phản ánh hiệu suất công việc của cán bộ trong triển khai chính sách.
Các ý kiến đánh giá này tập trung chủ yếu vào cán bộ thực thi chính sách ở cơ sở cấp xã, do tỷ lệ trình độ chuyên môn trung cấp và cao đẳng còn khá cao;
đa số những cán bộ thực thi chính sách cấp xã là những người khá trẻ, số năm công tác còn ít nên chưa nhiều kinh nghiệm. Một bộ phận cán bộ còn thụ động, chưa phát huy được hết khả năng của mình, mặc dù thành phố Hà Nội cũng đã triển khai nhiều hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện chính sách, nhưng kết quả thực hiện chính sách ở một số xã còn hạn chế, hiệu quả công việc đạt chưa cao. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, việc chấp hành thực hiện Đề án tinh giản biên chế của thành phố, sắp xếp lại bộ máy đội ngũ cán bộ đảm bảo gọn nhẹ, không vượt quá số lượng biên chế trong định biên, thì càng đòi hỏi mỗi cán bộ thực thi chính sách cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn, chịu khó trau dồi, học tập nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm việc có tinh thần trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.