Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 59 - 64)

Phần 3. Phương pháp nghıên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nhà nước có nhiều chính sách hướng tới các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù vậy cho đến nay, tình hình kinh tế của huyện Đan Phượng đã có những thay đổi nhất định theo xu hướng chung của sự phát triển nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong khi triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung.

Huyện Đan Phương là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hà Nội, năm 2015 huyện đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới và đã được Thủ tướng chính phủ Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Hiên nay trên địa bàn huyện Đan Phượng có 15 xã và 1 thị trấn trong đó điển hình 3 xã Hạ Mỗ, Phương Đình, Song Phượng làm tốt công tác chuyển đổi vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, sản xuất nông nghiệp có nhiều mô hình hiệu quả, tại 3 xã đã có quy hoạch và đã áp dụng nội dung hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung từ năm 2012 đến nay, chính vì vậy tôi chọn 3 xã trên làm điểm nghiên cứu của đề tài.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.7. Nguồn thu thập tài liệu thứ cấp

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập 1 Số liệu về cơ sở lí luận, thực tiễn ở

Việt Nam và thế giới

Sách báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2 Số liệu về địa bàn nghiên cứu:

Tình hình phân bổ đất, lao động, dân số, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng

Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm của huyện

Tìm hiểu tổng hợp từ các báo cáo, phỏng vấn cán bộ huyện

3 Số liệu về các chính sách và kết quả thực thi chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung tại huyện

Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện và các xã trong huyện; Các văn bản quy định chính sách đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện

Tìm hiểu, khảo sát, phỏng vấn cán bộ thực thi chính sách, tổng hợp từ các báo cáo của huyện

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra 90 hộ sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung tại các xã được chọn điểm nghiên cứu phân tổ theo quy mô sản xuất:

- Hộ quy mô nhỏ: có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung nhỏ hơn 3 sào (1 sào = 360m2), dưới 1.080 m2.

- Hộ quy mô TB: có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung từ 3 sào – 5 sào (1 sào = 360m2), từ 1.080 m2 đến 1.800 m2.

- Hộ quy mô lớn: có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung lớn hơn 5 sào (1 sào = 360m2), trên 1.800 m2.

Bảng 3.8. Số lượng mẫu điều tra

Chỉ tiêu Tổng Xã

Hạ Mỗ

Xã Phương Đình

Xã Song Phượng

Hộ sản xuất 90 30 30 30

Cán bộ thực thi chính sách, cán bộ

chuyên môn kỹ thuật huyện; xã 20 4 4 4

Tổng 110 34 34 34

Phương pháp điều tra hộ: Điều tra các thông tin theo mẫu bảng hỏi có sẵn, sử dụng với tất cả các hộ trong cuộc điều tra để thu thập thông tin chung của hộ và các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp mà hộ nhận được, tình hình kinh tế của hộ trước và sau khi thực hiện chính sách, đánh giá của hộ về thực thi chính sách.

Nội dung điều tra bao gồm: Thông tin chung về hộ; các hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và đánh giá của hộ; thay đổi tình hình kinh tế hộ trước và sau chính sách; bình xét của hộ về đối tượng thụ hưởng; tác động tổng thể của chính sách.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Chọn ngẫu nhiên một số hộ và phỏng vấn sâu, cả những thông tin sẵn có theo bản hỏi, và các câu hỏi bên ngoài của người điều tra. Phỏng vấn chi tiết và cụ thể, giải thích các ý kiến của người được phỏng vấn về mỗi câu trả lời trong bảng hỏi để thu thập các thông tin mang tính chất cá nhân điển hình, các thông tin sâu và cụ thể hơn so với điều tra bảng hỏi. Dùng để phân tích trường hợp điển hình. Thông tin chung của hộ; tình hình kinh tế của hộ;

các chính sách hỗ trợ sản xuất mà hộ nhận được; tác động của thực thi chính sách đối với kinh tế hộ; nguyên nhân của các tác động; ưu điểm và hạn chế của thực thi chính sách. Đề xuất của hộ, nguyện vọng của hộ.

Phỏng vấn cán bộ thực thi chính sách, cán bộ chuyên môn kỹ thuật: bằng bảng hỏi, sử dụng những câu hỏi đóng về tình hình thực thi chính sách, hiệu quả tuyên truyền chính sách…

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

- Xử lý thông tin thứ cấp: tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.

- Xử lý thông tin sơ cấp: thông tin định tính được tổng hợp và so sánh, thông tin định lượng được kiểm tra, được xử lý trên phần mềm Excel.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của mức hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp của xã, thực hiện trên đối tượng là kết quả thực hiện hỗ trợ hàng năm, hàng kỳ báo cáo.

- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh giữa các thôn về tình hình kinh tế hộ, tình hình tiếp nhận, thực thi và kết quả của chính sách đối với các hộ sản xuất nông nghiệp để so sánh tình hình, kết quả hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp của các xã qua các giai đoạn, các năm, so sánh trước và sau khi thực hiện chính sách.

- Phương pháp phân tích trường hợp điển hình: Để phân tích sâu đánh giá của hộ về tình hình thực thi chính sách, phân tích những đánh giá của hộ trong phỏng vấn sâu.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm, nguồn lực của hộ

Tuổi bình quân; trình độ văn hóa; loại hộ; số nhân khẩu; số lao động; đất đai, vốn, tài sản, …

3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình triển khai chính sách

- Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đan Phượng.

- Tỷ lệ số hộ dân biết về nguồn thông tin hỗ trợ phát triển trồng trọt, hỗ trợ phát triển chăn nuôi và hỗ trợ về thủy sản.

- Tỷ lệ số hộ tham gia tập huấn về chính sách.

- Tỷ lệ số cán bộ được bồi dưỡng tập huấn về chính sách hỗ trợ.

- Tỷ lệ số hộ được vay vốn tín dụng, hỗ trợ lãi suất để phát triển kinh tế.

3.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả của chính sách - Tỷ lệ số hộ được hưởng hỗ trợ về trồng trọt.

- Tỷ lệ số hộ được hưởng hỗ trợ về chăn nuôi.

- Tỷ lệ số hộ được hưởng hỗ trợ về thủy sản.

- Tổng số vốn được hỗ trợ cho các hộ từ ngân sách thành phố, huyện, xã kinh phí từ các doanh nghiệp, tổ chức.

3.2.4.4. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả của hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp - So sánh kết quả sản xuất nông nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích giữa hộ có hỗ trợ và hộ không có hỗ trợ.

- So sánh năng suất, sản lượng trước khi có hỗ trợ và sau khi được tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ.

3.2.4.5. Chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách - Tỷ lệ cán bộ xã, thôn có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.

- Tỷ lệ cán bộ đã biết về chính sách và qua đào tạo, tập huấn về tình hình triển khai chính sách.

3.2.4.6. Chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp của chính sách

- Đánh giá về mức hỗ trợ của chính sách có phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu của các hộ dân trong huyện.

- Đánh giá về thủ tục nhận hỗ trợ có phù hợp với điều kiện của các hộ và thời gian hỗ trợ có kịp thời với mùa vụ canh tác.

- Đánh giá của các hộ về chính sách vay vốn tín dụng

- Số vốn vay của hộ có đáp ứng nhu cầu cần thiết của các hộ dân.

- Đánh giá của hộ về thủ tục vay vốn và thủ tục tiếp nhận chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)