Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.3. Ðề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt ðộng chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên ðịa bàn huyện ðan phượng
Từ sự phân tích và đánh giá thực trạng tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyên Đan Phượng như trên tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách như sau:
4.3.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và phân công phối hợp thực hiện chính sách Trước hết cần rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, cán bộ làm công tác chuyên môn, các tổ chức dịch vụ về nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất lao động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính để cải thiện chính sách, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật công vụ.
UBND các xã tổ chức họp dân để lấy ý kiến đóng góp và nguyện vọng của các hộ nông dân về kế hoạch thực hiện chính sách, sau đó tổng hợp, báo cáo kịp thời lên cấp trên.
Phân công quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng của các cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện chính sách trong hệ thống phân công, phân cấp. Đảm bảo tính chuyên môn hóa công việc khi thực thi nội dung chính sách, tránh chồng chéo một người đảm nhận nhiều nội dung, nhiều chương trình cùng một lúc.
Khuyến khích sự tham gia của người dân vào bước lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Để chính sách khi triển khai được hiệu quả tối ưu và được cộng đồng chấp thuận, thực hiện tốt quy chế dân chủ để người dân cùng biết – bàn – làm – kiểm tra là vô cùng quan trọng. Tích cực tuyên truyền, huy động người dân tham gia trực tiếp vào quá trình lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, có như vậy kế hoạch khi triển khai thực hiện mới sát với thực tế và có tính hiệu quả cao.
4.3.2. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách ở địa phương. Trước hết cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến qua hệ thống phát thanh; thông qua cán bộ thực thi chính sách, nhất là cán bộ cơ sở cấp xã, thôn cụm dân cư; các hội nghị họp dân; các lớp tập huấn…. Duy trì, nâng cao chất lượng phát thanh của xã, thôn để đảm bảo chất lượng tuyên truyền. Phổ biến và truyền tải thông tin chính sách hỗ trợ theo nhiều kênh khác nhau, phù hợp với tình hình điều kiện thực tế, đảm bảo đưa thông tin đến tận thôn, xóm để mọi người dân đều biết. Tăng cường hoạt động tuyên truyền với nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân. Ngoài ra, UBND cấp xã cũng phải thực hiện thông báo, niêm yết minh bạch, công khai, rõ ràng, cụ thể đối tượng thụ hưởng chính sách, kế hoạch chính sách. Bên cạnh đó cần có những hình thức mới nhằm phổ biến tuyên truyền chính sách:
- Tại những địa điểm công cộng của xã như tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa thôn cụm dân cư tiến hành niêm yết thông báo về nội dung của chính sách hỗ trợ cho người sản xuất.
- Tuyên truyền lồng ghép thông qua kênh như hệ thống phát thanh, tuyên truyền trực tiếp, các hội thi, hội thảo, tập huấn…
- Tích cực phát thanh trên hệ thống loa đài huyện, xã, thôn cụm dân cư để những hộ vì nguyên nhân nào đó mà chưa nhận được thông tin về chính sách thì có thể nắm bắt thông tin tốt hơn.
4.3.3. Nâng cao năng lực cán bộ tổ chức thực thi chính sách
Nâng cao năng lực của cán bộ tổ chức thực thi chính sách trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp thiết, nhất là yêu cầu sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn cho thấy chất lượng của đội ngũ cán bộ tổ chức thực thi chính sách, đặc biệt trình độ chuyên môn các cán bộ xã, thôn cụm dân cư còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết khả năng, tâm huyết để thực hiện chính sách.
Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi chính sách, gồm cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ chuyên môn kỹ thuật cấp huyện, xã. Điển hình như mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác lập quy hoạch, lập và thẩm định dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, kỹ
năng giảng dạy truyền tải kiến thức cho nông dân…. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiến bộ, điển hình. Ngoài ra còn phân công, tạo điều kiện cử cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm... Từ đó, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm công việc trong tổ chức thực thi chính sách.
4.3.4. Huy động nguồn tài chính cho chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung
Kinh phí nhà nước hỗ trợ và kinh phí đối ứng của người sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quá trình thực thi chính sách, vì vậy để thực hiện tốt chính sách thì cần giải quyết tốt công tác tài chính cho chính sách.
Chủ động, sớm xây dựng kế hoạch trình UBND thành phố phê duyệt, làm cơ sở để thành phố phân bổ và giao dự toán kinh phí hỗ trợ ngay từ đầu năm. Ngoài kinh phí từ ngân sách nhà nước cần thiết huy động kinh phí đối ứng của đối tượng thụ hưởng, sự đóng góp xã hội hóa của cộng đồng, nguồn tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp… để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung. Bên cạnh tài chính, còn phải huy động các nguồn lực khác như đất đai, công lao động từ người sản xuất.
Sau khi huy động nguồn lực thực thi chính sách, tuyên truyền và phổ biến chính sách cho các đơn vị liên quan, cho đối tượng thụ hưởng thì bắt đầu thực hiện chính sách. Nguồn lực đã huy động từ ngân sách Nhà nước, tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp và trong cộng đồng người dân cần phân bổ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm đảm bảo thực hiện chính sách đạt hiệu quả tối ưu hạn mức nguồn lực.
Thực tế, việc người sản xuất tham gia vào thực hiện phân công, phân cấp, phối hợp thực hiện chính sách còn hạn chế, tỷ lệ hộ điều tra biết về phân công, phân cấp, phối hợp thực hiện chính sách không nhiều, tỷ lệ hộ được trực tiếp tham gia phân công thực hiện chính sách còn ít. Chính vì vậy cần tăng cường hơn nữa sự phân công, phân cấp, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách giữa các cơ quan, đơn vị liên quan và người sản xuất, nhất là huy động người dân tích cực tham gia vào bước phân công, phối hợp thực hiện chính sách để chính sách thực thi đạt hiệu quả hơn.
4.3.5. Ðẩy mạnh hoạt động nâng cao kiến thức cho người dân trong sản xuất nông nghiệp
Trình độ, kiến thức của người dân trong lĩnh vực nông nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực thi cũng như kết quả của chính sách. Người dân là những người trực tiếp vừa thực thi chính sách, vừa thụ hưởng chính sách nên có vai trò rất lớn trong thực thi chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung. Để nâng cao trình độ, kiến thức cho người dân trong lĩnh vực nông nghiệp cần có một số biện pháp sau:
- Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người sản xuất.
- Kết hợp phương pháp giảng lý thuyết với thực hành cho các hoạt động đào tạo, tập huấn cho người sản xuất.
- Đổi mới hình thức, nội dung tập huấn cho phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng xã nhằm thu hút sự tham gia của người dân.
4.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Việc kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết để đảm bảo tính khách quan, hiệu quả của thực hiện chính sách. Hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm mục đích đôn đốc, nhắc nhở, và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong triển khai thực thi chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung; đồng thời biểu dương, động viên, khen thưởng kịp thời những cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ trong thực thi chính sách, đảm bảo chính sách thực hiện có chất lượng, hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai chương trình, chính sách. Đặc biệt coi trọng vai trò của cấp cơ sở thôn, xóm, vai trò của trưởng thôn, trưởng xóm để đảm bảo sự tham gia của dân trong kiểm tra, giám sát, đánh giá. Xây dựng cơ chế và chỉ tiêu giám sát ở xã, thôn, xóm cho phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm tình hình của địa phương.
Cần phải lưu trữ văn bản, số liệu, hồ sơ dự toán, chứng từ thanh quyết toán …trong suốt quá trình triển khai chính sách, làm cơ sở theo dõi, đánh giá hiệu quả của chính sách. Vì vậy, đội ngũ cán bộ thực thi chính sách của các cấp
bên cạnh năng lực quản lý và chuyên môn còn cần phải nâng cao nghiệp vụ lưu trữ, tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo một cách khoa học, hợp lý. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách tại cơ sở, làm tốt công tác quản lý dữ liệu hàng năm. Kịp thời chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách.
Tích cực vận động người sản xuất (đối tượng hưởng lợi) tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, nguồn lực cũng được sử dụng tiết kiệm và hợp lý hơn.
Thực tế cho thấy số hộ tham gia vào kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách rất ít, phần nào đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thực thi chính sách vì tính minh bạch bị hạn chế, cụ thể với đối tượng hưởng lợi. Mặt khác, khi hộ được tham gia vào kiểm tra, giám sát, đánh giá thì việc thực hiện chính sách sẽ tạo động lực để họ tham gia tích cực hơn, nhiệt tình hơn, tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, để thực thi chính sách đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp hài hòa các yếu tố chủ quan, khách quan tác động trực tiếp đến việc thực thi chính sách.
Phát huy tác động tích cực của các yếu tố ảnh hưởng và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến thực thi chính sách.
4.3.7. Gắn Chương trình hỗ trợ phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung với Chương trình Đào tạo giáo dục
Lồng ghép các Chương trình hỗ trợ Đào tạo giáo dục với Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, do trình độ học vấn của người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp nhận, hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách.
Hộ có trình độ học vấn cao hơn sẽ có ý thức và phương pháp nhận thức nhanh hơn, tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật, với thông tin thị trường, trong cuộc sống luôn cầu thị, tự vươn lên làm giàu, không ỷ lại vào hỗ trợ từ bên ngoài và vì thế khi họ tiếp nhận hỗ trợ cũng tích cực hơn và thực thi đảm bảo hiệu quả hơn. Thực tế, trên địa bàn huyện hiện nay trình độ của nông dân vẫn ở mức thấp, do đó cần thiết phải lồng ghép Chương trình Đào tạo nghề vào đời sống sản xuất nông nghiệp của người dân. Giúp người dân tiếp cận các dịch vụ điện, nước, phúc lợi an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và y tế để người dân có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế. Ngoài ra một nền Giáo dục tốt sẽ tạo cho xã hội đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách, cán bộ chuyên môn có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tạo ra nguồn nhân lực lao động nông nghiệp có trình độ, am hiểu, nhanh chóng nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường để áp dụng vào sản xuất.