Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Tổng quan chính sách và kết quả thực hiện hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung tại huyện đan phượng
4.1.3. Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung
4.1.3.1. Kết quả chuyển đổi vùng sản xuất chuyên canh tập trung
Thực hiện Kế hoạch số 3942/KH-UBND ngày 29/8/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về tiếp tục thực hiện dồn điển đổi thửa gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, từ năm 1998, huyện Đan Phượng đã chủ động thực hiện và sớm cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, giảm số thửa ruộng từ 63.709 thửa xuống còn 45.134 thửa so với trước khi dồn điền đổi thửa, bình quân một hộ sau khi chuyển đổi nhận 1-2 thửa/hộ, bình quân đất canh tác/1 nhân khẩu từ 288,5 m2 đến 396 m2 tùy quỹ đất từng xã. Kết quả dồn điền đổi thửa tạo thuận lợi quy hoạch mục đích sử dụng đất, quy hoạch bờ vùng, bờ thửa, đáp ứng nhu cầu đất công ích lâu dài, áp dụng cơ giới hóa và thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững.
Ngày 07/04/2011, Huyện ủy Đan Phượng đã ban hành Chương trình số 05-CTr/HU về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, công nghệ cao, sinh thái bền vững; đồng thời vận dụng đầy đủ, đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nên nông nghiệp của huyện đã có bước phát triển nhanh. Nhiều vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tập trung, sản xuất theo hướng chuyên canh hàng hóa đã hình thành, đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Năm 2013, toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi tổng số 643 ha/hơn 3.500 ha đất canh tác sang sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như hoa, rau an toàn, cây ăn quả, chăn nuôi xa khu dân cư, tăng so năm 2011 là 468 ha (năm 2011 đạt 175 ha). Các diện tích chuyên canh tập trung tiếp tục tăng mạnh đến năm 2016, đạt 1.146 ha (tăng 503 ha so năm 2013), (bảng 4.21).
Bảng 4.21. Kết quả chuyển đổi vùng sản xuất chuyên canh tập trung năm 2016
TT Xã, thị trấn Tổng số
Trong đó (ha)
Tăng (+), giảm (-)
năm 2016/2013 Hoa
Rau an toàn
Cây ăn quả
Chăn nuôi tập trung xa dân cư
1 Đan Phượng 70 34 5 10 21 42
2 Song Phượng 70 25 8 18 19 40
3 Thị trấn Phùng 44 26 0 11 7 18
4 Đồng Tháp 20 10 6 4 0 8
5 Phương Đình 60 14 20 10 16 19
6 Thọ Xuân 62 12 12 19 19 24
7 Thọ An 50 4 15 18 13 25
8 Trung Châu 42 0 16 24 2 4
9 Hồng Hà 100 13 10 73 4 60
10 Liên Hồng 28 4 11 11 2 18
11 Liên Hà 81 15 10 17 39 47
12 Liên Trung 53 20 5 11 17 31
13 Thượng Mỗ 128 20 19 73 16 28
14 Hạ Mỗ 143 101 0 22 20 63
15 Tân Hội 66 54 0 12 0 19
16 Tân Lập 129 94 5 3 27 57
Cộng 1.146,0 446,0 142,0 336,0 222,0 503,0 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Đan Phượng (2016) Để phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững theo đúng quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hiệu quả đầu tư, trong giai đoạn 2011-2016 UBND huyện đã phê duyệt 23 dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (10 dự án sản xuất rau an toàn, 08 dự án sản xuất hoa, 01 dự án ghép cải tạo, trồng mới cam canh và chăm sóc phục hồi bưởi tôm vàng, 02 dự án sản xuất lúa cá, 02 dự án chăn nuôi tập trung xa khu dân cư); huyện có cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nội đồng các vùng dự án từ nguồn ngân sách huyện tổng số 20.300 triệu đồng; thực hiện quản lý tổ chức sản xuất đảm bảo theo đúng nội dung dự án được phê duyệt, (bảng 4.22).
Bảng 4.22. Tổng hợp các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thuộc vùng tập trung chuyên canh được UBND huyện Đan Phượng phê duyệt
TT Đơn vị thực hiện Dự án chuyển đổi QĐ phê duyệt dự án của UBND huyện
Tổng diện tích dự án
(ha)
Xứ đồng Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng vùng dự án
NS huyện hỗ trợ hoặc NS thành phố hỗ trợ theo QĐ 16 (2012) 1 Xã Đan Phượng 2 DA (hoa, rau an toàn) Số 4529 (2013); Số 3967
(2011) 13,1 Miếu Bà, Rằm
XD hệ thống lưới điện dài1.200m; đào đắp hệ thống mương tiêu dài 600m; cải tạo nâng cấp 04 tuyến đường GTNĐ dài 2.757m
285
2 Thị trấn Phùng 01 DA (rau gia vị) Số 4539 (2013) 5 Khu Đồng Thuận
Xây dựng 1 nhà trông nom 14m2; xây dựng mương tưới tiêu dài 230m; lắp đặt 2 đường dây điện dài 200m
210
3 Xã Đồng Tháp 01 DA (hoa) Số 3966 (2011) 15 Trước UBND xã Xây dựng đường GTNĐ dài 340m 600
4
Xã Phương Đình
4 DA (3 DA rau an toàn, 01 DA chăn nuôi tập trung xã khu dân)
Số 2483 (2013); số 2484 (2013); số 3479 (2015);
Thông báo số 81 (2015)
46,97
La Thạch, Trại Cổ ngõa, Địch Thượng, Bãi Đáy
Xây dựng đường GTNĐ trục chính các trục
nhánh, tổng chiều dài 2.983 m 4.730
5 Xã Thọ An 2 DA (rau an toàn) số 859 (2009); số 4528 (2013) 15,627 Cụm 2,3,8; Gò Đạc, Đạc Lão
Xây dựng 02 tuyến đường GTNĐ dài 983m,
kết hợp mương 1.070
6 Xã Trung Châu 02 DA (rau an toàn, chăn nuôi tập trung)
Số 828 (2011); Thông báo số
56 (2016) của 17,4 Bãi ngũ châu
Xây dựng đường giao thông dài 1.500m, kết hợp hệ thống tiêu thoát nước thải khu chăn nuôi
5.100
7 Xã Liên Hồng 01 DA (rau an toàn) Số 4530 (2013) 5 Khu Nhà bàng Xây dựng 2 tuyến đường GTNĐ dài 420m,
kết hợp mương 100
8 Xã Thượng Mỗ 02 DA (rau an toàn, bưởi tôm vàng)
Số 829 (2011); Số 2481
(2013) 15 Đồng Duyên, Đật
Dưới
Xây dựng đường GTNĐ dài 1.060 m; kết hợp
mương tưới 1.060
9 Xã Hạ Mỗ 02 DA (hoa) Số 1902 (2013); Số 2485
(2013) 62,8 Đồng Riềng, Mả Lối,
Tràng Trên
Xây dựng các tuyến đường GTNĐ dài 4.807m;
xây dựng mương tưới tiêu dài 2410m; lắp đặt đường dây 35KV dài 392m, xây dựng mới 1 trạm biến áp, đường dây 0,4 KV.
5.930
11 Xã Tân Lập 03 DA (hoa, lúa cá) Số 317 (2011); Số 1776
(2012) 49,9 Bè Bún, Gò Trên Xây dựng tuyến đường GTNĐ dài 350 m;
đào, đắp bờ mương theo diện tích dự án lúa cá 335
12 Xã Liên Hà 01 DA (hoa) số 1927 (2015) 10 Cây Táo Xây dựng đường GTNĐ dài hơn 500m 750
13 Xã Hồng Hà 02 DA (hoa) số 1926 (2015); số 1928
(2015) 10,8 Lò ngói, Cấn Trên Xây dựng 2 hệ thống đường điện dài 1.500 m 240
Tổng cộng 266,597 20.310
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (2016)
69
4.1.3.2. Kết quả hỗ trợ tập huấn kỹ thuật
Theo chương trình công tác và nguồn dự toán phân bổ hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với các cơ quan chuyên môn Trạm Khuyến nông, Bảo vệ thực vật, Trạm thú y tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bình quân mỗi năm tổ chức được hơn 40 lớp, riêng trong 3 năm 2014-2016, đã tổ chức 136 lớp tập huấn với gần 9.000 lượt người tham dự, tổng kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ 308 triệu đồng, ngân sách huyện 240 triệu đồng (Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông huyện, 2016), (bảng 4.23).
Bảng 4.23. Kết quả hỗ trợ tập huấn kỹ thuật các vùng chuyên canh tập trung năm 2014-2016
ĐVT: Lớp
TT Xã, thị trấn
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng cộng Tổng
số lớp tập huấn
Trong đó Tổng
số lớp tập huấn
Trong đó Tổng
số lớp tập huấn
Trong đó Hoa
Rau an toàn
Cây ăn quả
Chăn
nuôi Hoa
Rau an toàn
Cây ăn quả
Chăn
nuôi Hoa
Rau an toàn
Cây ăn quả
Chăn nuôi
1 Đan Phượng 2 2 4 2 2 1 1 7
2 Song Phượng 1 1 4 2 1 1 2 2 7
3 Thị trấn Phùng 3 2 1 4 2 2 2 2 9
4 Đồng Tháp 1 1 1 1 6 2 2 2 8
5 Phương Đình 6 3 2 1 4 1 2 1 5 1 2 2 15
6 Thọ Xuân 4 2 2 5 1 2 2 3 1 2 12
7 Thọ An 5 2 3 1 1 1 1 7
8 Trung Châu 5 2 3 3 1 2 5 3 2 13
9 Hồng Hà 2 2 1 1 2 2 5
10 Liên Hồng 0 3 2 1 1 1 4
11 Liên Hà 2 2 2 2 3 2 1 7
12 Liên Trung 1 1 2 2 3 2 1 6
13 Thượng Mỗ 8 3 5 6 1 1 3 1 2 2 16
14 Hạ Mỗ 4 3 1 4 3 1 2 2 10
15 Tân Hội 1 1 2 1 1 0 3
16 Tân Lập 2 1 1 3 2 1 2 1 1 7
Cộng 47,0 12,0 14,0 19,0 2,0 49,0 17,0 10,0 4,0 18,0 40,0 11,0 16,0 9,0 4,0 136,0 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (2016)
4.1.3.3. Kết quả hỗ trợ giống cây trồng, phòng chống dịch bệnh
Từ nguồn ngân sách thành phố đã thực hiện hỗ trợ cho các vùng trồng hoa, rau an toàn trên địa bàn huyện theo chính sách Nghị quyết 25 (2013) của HĐND thành phố với tổng kinh phí năm 2015 là 1.644 triệu đồng, năm 2016 là 3.128 triệu đồng, (bảng 4.24 và bảng 4.25).
Bảng 4.24. Kết quả hỗ trợ giống cây trồng, phòng chống dịch bệnh cho các vùng trồng hoa tập trung quy mô lớn
TT xã, thị trấn Nội dung hỗ trợ
Năm 2015 Năm 2016
Diện tích (ha)
NS TP cấp hỗ trợ theo NQ25
(tr. đ)
Diện tích (ha)
NS TP cấp hỗ trợ theo NQ25
(tr. đ) 1 Đan Phượng
Giống hoa lily chất lượng + Thuốc và công phun thuốc Bảo
vệ thực vật
17 51 34 285
2 Thị trấn
Phùng 26 77 26 218
3 Song Phượng 30 86 25 210
4 Hạ Mỗ 82 750 101 828
5 Tân Lập 70 518 94 799
6 Tân Hội 54 162 54 441
Cộng 279 1644 334 2781
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Đan Phượng (2016) Nghiên cứu cho thấy tình hình hỗ trợ dịch bệnh cho vùng trồng hoa trên địa bàn huyện Đan Phượng có xu hướng tăng lên qua các năm. Với năm 2015 ngân sách cấp hỗ trợ theo NQ25 là 1.644 triệu đồng, cho đến năm 2016 hỗ trợ 2.781 triệu đồng. Với diện tích sản xuất tăng lên qua các năm, năm 2015 có 279ha hoa đến năm 2016 tăng lên đến 334ha hoa.
Bảng 4.25. Kết quả hỗ trợ phòng chống dịch bệnh cho các vùng trồng rau an toàn tập trung quy mô lớn năm 2016
TT Xã, thị trấn Nội dung hỗ trợ
Diện tích (ha)
Ngân sách thành phố cấp hỗ trợ theo Nghị quyết 25 (2012) (tr. Đ) 1 Phương Đình
Hỗ trợ 70%
thuốc Bảo vệ thực vật
20 115
2 Thọ An 13 60
3 Trung Châu 9 46
4 Thượng Mỗ 10 49
5 Thọ Xuân 15 77
Cộng 67 347
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (2016)
4.1.3.4. Kết quả hỗ trợ xây dựng đường giao thông nội đồng
Vận dụng Quyết định số 16 (2012) của UBND thành phố Hà Nội, từ năm 2012-2016, huyện đã đầu tư cải tạo, nâng cấp được tổng số 114,2 km trục chính đường nội đồng với tổng kinh phí thực hiện 67.300 triệu đồng, trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ 53.600 triệu đồng, ngân sách huyện đối ứng 13.700 triệu đồng. (bảng 4.26).
Bảng 4.26. Kết quả đầu tư xây dựng, cải tạo đường giao thông nội đồng (GTNĐ) qua các năm 2011-2016
TT Xã
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2016
Chiều dài (km)
Kinh phí thực hiện (tr. đ)
Chiều dài (km)
Kinh phí thực hiện (tr.
đ)
Chiều dài (km)
Kinh phí thực
hiện (tr.đ)
1 Đan Phượng 0,71 788 4,7 1.850 1,75 2.183
2 Song Phượng 0,57 1.074 2,32 645 0,71 619
3 Đồng Tháp 0,72 1.251 3,2 2.212 1,39 1.320
4 Phương Đình 1,57 2.075 2,7 1.227 1,3 1.337
5 Thọ An 0,36 763 6,6 3.261 1,43 2.271
6 Thọ Xuân 0,31 520 7,5 3.276 0,96 743
7 Trung Châu 1,14 1.136 4,7 2.172 1,73 1.212
8 Hồng Hà 1,04 1.010 2,3 850 1,66 1.335
9 Liên Hồng 0,21 729 6,8 2.450 0,45 358
10 Liên Hà 0,29 286 2,6 984 0,68 488
11 Liên Trung 0,82 1.169 10,9 708 0,85 921
12 Thượng Mỗ 0,43 717 3,32 1.452 0,91 1.206
13 Hạ Mỗ 1,5 1.109 3,9 1.560 0,73 845
14 Tân Hội 1,3 1.415 15,4 5.660 2,84 1.739
15 Tân Lập 0,43 909 4,4 2.216 1,9 1.623
Cộng 12,13 15.573 81,34 30.523 19,29 18.200
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (2016)
Ngoài những kết quả trên, trong những năm qua, huyện còn triển khai thực hiện nhiều mô hình khuyến nông, tổ chức nạo vét được hơn 20km các tuyến kênh tiêu nội đồng, xây dựng mới 03 trạm bơm phục vụ sản xuất, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với kinh phí hàng tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ và ngân sách huyện đối ứng đã khuyến khích nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc.
4.1.3.5. Kết quả hỗ trợ hộ nông dân vay vốn
Việc hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện chủ yếu theo Chương trình vay vốn quỹ Khuyến nông, Chương trình vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân, kinh phí thực hiện từ các nguồn ngân sách thành phố, huyện và xã. Từ năm 2012 đến 2016 cho 80 hộ dân vay vốn quỹ Khuyến nông với tổng kinh phí 12.490 triệu đồng, hỗ trợ lãi suất vốn vay thấp hơn thị trường.
Bảng 4.27. Kết quả vay vốn quỹ Khuyến nông
TT Năm Số hộ vay vốn (hộ)
Số tiền vay
(tr. Đ) Mục đích sử dụng
1 2012 12 1.700 Chăn nuôi lợn, bò sữa; nuôi cá
lồng
2 2013 13 2.500 Sản xuất hoa, cây ăn quả; chăn
nuôi lợn, gà, bò sữa
3 2014 16 2.350 Sản xuất hoa, sản xuất cây ăn
quả; lúa cá; chăn nuôi lợn, gà.
4 2015 20 3.000 Sản xuất hoa lily; chăn nuôi
lợn, gà.
6 2016 19 2.940 Sản xuất hoa lily, cây ăn quả;
chăn nuôi lợn; bò thịt
Tổng cộng 80 12.490
Nguồn: Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng (2016) Cũng trong giai đoạn, Ngân hàng chính sách xã hội và Hội nông dân huyện thực hiện Chương trình cho nông dân vay vốn theo quỹ hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, tổng kinh phí 189.100 triệu đồng, nguồn vốn thành phố 140.200 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 74,1 %; vốn huyện 36.500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14,9%; vốn xã 12.400 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 6,55%; hỗ trợ vốn vay với lăi suất thấp hơn thị trường.
Bảng 4.28. Kết quả vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân
TT Xã, thị trấn
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số
hộ (hộ)
Số tiền vay (tr. Đ)
Số hộ (hộ)
Số tiền vay (tr. Đ)
Số hộ (hộ)
Số tiền vay (tr.Đ)
Số hộ (hộ)
Số tiền vay (tr.Đ) 1 Đan Phượng 258 890 263 953,6 295 4441 305 4405 2 Song Phượng 315 978 338 1271,8 354 3835 370 6890 3 Thị Trấn Phùng 300 1050 332 1187 349 3549 350 8010
4 Đồng Tháp 230 900 265 967 286 4371 297 5580
5 Phương Đình 350 1200 372 1288 388 4415 421 5500
6 Thọ Xuân 280 819 298 981 298 5274 329 6451
7 Thọ An 215 848 240 967,8 301 5100 315 4531
8 Trung Châu 405 1006 411 1519 415 6895 439 4582
9 Hồng Hà 430 1350 400 1448 398 3490 418 421
10 Liên Hồng 190 1005 202 1089 280 5635 282 5130
11 Liên Hà 110 370 111 450 103 2100 98 1500
12 Liên Trung 79 270 81 290 68 1220 60 890
13 Thượng Mỗ 365 1400 393 1445 412 2885 450 4012
14 Hạ Mỗ 326 1128 341 1177 387 3242 395 1954
15 Tân Lập 305 1230 344 1256 340 6562 330 6800
16 Tân Hội 290 1098 328 1163 332 6260 330 6500
Cộng 4.448 15.542 4.719 17.453 5.006 69.274 5.189 73.156 Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hội nông dân huyện Đan Phượng (2016)
Thời gian tiếp theo đến năm 2020, các nội dung hỗ trợ phát triển vùng sản xuất chuyên canh tập trung như tập huấn kỹ thuật; xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ thiết bị giếng khoan, hệ thống xử lý môi trường chăn nuôi gia súc và thủy sản; cải tạo nâng cấp, xây mới hạ tầng nội đồng; cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hỗ trợ cơ sở sản xuất cây, con giống; cơ sở sơ chế, chế biến nông sản…hướng tới hỗ trợ mô hình, dự án ứng dụng công nghệ cao sẽ được UBND huyện tiếp tục quan tâm đầu tư thực hiện. Hàng năm, huyện xây dựng kế hoạch báo cáo UBND thành phố Hà Nội; căn cứ dự toán kinh phí
được phân bổ và mục tiêu cụ thể, huyện tập trung triển khai các nội dung hỗ trợ theo đúng quy định của chính sách, đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
4.1.3.6. Kết quả tiếp nhận hỗ trợ từ chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung
Theo điều tra (nhóm I với 15 hộ dân, nhóm II với 40 hộ dân, nhóm III với 35 hộ dân), kết quả tiếp nhận chính sách của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đan Phượng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.29. Kết quả tiếp nhận hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung của các hộ nông dân
huyện Đan Phượng
Nội dung
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng
SL (hộ)
CC (%)
SL (hộ)
CC (%)
SL (hộ)
CC (%)
SL (hộ)
CC (%) Hỗ trợ tập huấn 3 20,00 15 37,50 33 94,29 51 56,67 Hỗ trợ giống cây
trồng 15 100,00 32 80,00 16 45,71 63 70,00
Hỗ trợ phòng chống
dịch bệnh 8 53,33 0 0,00 1 2,86 9 10,00
Hỗ trợ xúc tiến
thương mại 1 6,67 0 0,00 13 37,14 14 15,56
Hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm 3 20,00 12 30,00 21 60,00 36 40,00
Hỗ trợ hạ tầng, thiết bị; hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng nội đồng
1 6,67 16 40,00 24 68,57 41 45,56
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nhìn chung tỷ lệ các hộ nông dân đã được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ của nhà nước, của huyện tương đối cao, gần 67,67% các hộ được hỏi đã từng nhận ít nhất một loại hỗ trợ của nhà nước để phục vụ cho sản xuất. Tỷ lệ tiếp nhận chính sách hỗ trợ của các nhóm hộ cũng như các loại hỗ trợ rất khác nhau thể hiện bảng 4.29.
4.1.3.7. Kết quả đánh giá của cán bộ và hộ về thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung
Nghiên cứu cho thấy hiện nay có 17 hộ chiếm 18,89% trong tổng số hộ được điều tra đánh giá các hỗ trợ từ chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung là không phù hợp, trong đó có 4 hộ thuộc nhóm có diện tích sản xuất nhỏ, 8 hộ thuộc nhóm có diện tích sản xuất trung bình, 5 hộ thuộc nhóm sản xuất có diện tích lớn.
Bảng 4.30. Đánh giá của hộ về các hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện
Nhóm hộ
Đánh giá của hộ
Không phù hợp Phù hợp
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Nhóm I 4 26,67 11 73,33
Nhóm II 8 20,00 32 80,00
Nhóm III 5 14,29 30 85,71
Tổng số 17 18,89 73 81,11
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Với 73 hộ chiếm 81,11% số hộ được điều tra đánh giá các hỗ trợ phù hợp, cho thấy hiện nay các hộ được nhận hỗ trợ khác nhau và tận dụng các nguồn hỗ trợ khác nhau, hiệu quả của các hỗ trợ tới các hộ là khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm hộ có diện tích đất sản xuất trung bình và diện tích đất sản xuất nhỏ đánh giá tính phù hợp của các hỗ trợ có tỷ lệ cao hơn so với nhóm hộ có diện tích lớn.
Bảng 4.31. Đánh giá của hộ về số lượng các hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh trên địa bàn huyện
Nhóm hộ
Đánh giá của hộ
Nhiều Trung bình Ít
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Nhóm I 2 13,33 13 86,67 0 0,00
Nhóm II 0 0,00 24 60,00 16 40,00
Nhóm III 1 2,86 15 42,86 19 54,29
Tổng số 3 3,33 52 57,78 35 38,89
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Qua nghiên cứu cho thấy có 3,33% số hộ được điều tra đánh giá các hỗ trợ trong chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung là nhiều trong đó có 2 hộ nhóm I và 1 hộ nhóm III đánh giá. Có 57,78%
số hộ đánh giá số lượng các hỗ trợ trung bình và 38,89% số hộ được điều tra đánh giá số lượng các hỗ trợ ít, số hộ đánh giá các hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung ít đa số là các hộ nhóm II và nhóm III. Nghiên cứu chỉ ra rằng với các hộ quy mô lớn và trung bình cần nhiều hỗ trợ từ chính sách hơn nữa cho phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung.
Bảng 4.32. Đánh giá của cán bộ về số lượng các hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh trên địa
bàn huyện
Nhóm cán bộ
Đánh giá của cán bộ
Nhiều Trung bình Ít
Số cán bộ Tỷ lệ (%) Số cán bộ Tỷ lệ (%) Số cán bộ Tỷ lệ (%)
Cán bộ huyện 1 12,50 5 62,50 2 25,00
Cán bộ xã 2 16,66 6 50,00 4 33,33
Tổng số 3 15,00 11 55,00 6 30,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua nghiên cứu cho thấy hiện nay cán bộ thực thi chính sách cấp huyện có 62,5% cán bộ được khảo sát cho rằng số lượng các hỗ trợ từ chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung ở mức trung bình, có 12,5% cán bộ đánh giá số lượng ở mức nhiều, 25% cán bộ đánh giá số lượng ở mức ít. Đối với cán bộ xã có 16,6% cán bộ được khảo sát đánh giá số lượng hỗ trợ nhiều, 50% cán bộ đánh giá số lượng hỗ trợ mức trung bình, 33,33% cán bộ đánh giá số lượng hỗ trợ ở mức ít.