- Địa điểm nghiên cứu: thực hiện điều tra toàn bộ 60/60 hộ hiện đang nuôi cá lồng trên sông thuộc 25 thôn, 15 xã, thuộc 6 huyện có hệ thống sông Cầu, sông Đuống, Sông Thái Bình (có danh sách đính kèm ).
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2016 đến tháng 01/2017.
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Điều tra hiện trạng các vùng nuôi, loại lồng, kết cấu, kích cỡ lồng nuôi;
- Loài cá thả, cỡ cá thả, mật độ thả, thời điểm thả, thời điểm thu hoạch;
- Kinh nghiệm của người nuôi;
- Những khó khăn, thuận lợi khi nuôi cá lồng (giống, vốn, KHKT…);
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường vùng nuôi và tiềm năng phát triển nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá lồng tại sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình giai đoạn 2011-2015.
- Đánh giá tổ chức quản lý và thể chế chính sách phát triển nghề nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp đã sử dụng các phương pháp kế thừa. Thu thập và đánh giá các tài liệu khoa học, số liệu điều tra cơ bản, báo cáo tổng kết hàng năm của ngành thủy sản, báo cáo kết quả thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài đã thực hiện và công bố chính thức như:
Các tài liệu, báo cáo kết quả nghiên cứu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, môi trường đất, môi trường nước, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh của các ngành như: Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Ninh,
các Viện và các Trung tâm nghiên cứu khoa học. Báo cáo kết quả phát triển nuôi trồng thủy sản từ 2011-2015 của tỉnh Bắc Ninh.
- Báo cáo kết quả hàng năm về phát triển nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh của Chi cục Thuỷ sản tỉnh Bắc Ninh.
- Báo cáo kết quả thực hiện của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về sản xuất giống, thức ăn, công lồng nuôi cá nước ngọt trong và ngoài nước.
3.5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Trong quá trình điều tra thu thập số liệu sơ cấp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA): phân tích các vấn đề về các mặt: điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh dựa trên kết quả đánh giá tổng kết đề tài khoa học về nuôi cá lồng, Hội nghị tập huấn, báo cáo tổng kết đánh giá về tình hình phát triển nuôi cá lồng hằng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trước khi điều tra nông hộ để thu thập các thông tin chung về các đối tượng nuôi, các mô hình nuôi, các khu vực nuôi chính đang có các loài, mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp chuyên gia: Dựa trên ý kiến tại hội nghị, hội thảo, ý kiến góp ý trực tiếp của các chuyên gia để thu thập ý kiến góp ý thực hiện các nội dung của đề tài.
- Phương pháp điều tra bổ sung: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình theo bộ câu hỏi điều tra đã được chuẩn bị trước. Bộ câu hỏi được lập và chuẩn hoá với các thông tin cần thu thập liên quan đến mục đích đề tài như:
+ Thông tin chung về hộ nuôi cá lồng bè: Tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, lao động tham gia nuôi cá lồng…
+ Thông tin chung về hoạt động nuôi cá lồng bè: Thông tin về đối tượng, mùa vụ và thời gian nuôi, thiết kế và xây dựng lồng nuôi.
+ Một số thông tin về sử dụng con giống, thức ăn và hóa chất khi nuôi:
Thông tin về con giống (kích cỡ, mật độ giống thả, nguồn giống và chất lượng
con giống). Thông tin về thức ăn; thông tin về hóa chất (loại hoá chất, nguồn gốc xuất xứ và cách sử dụng hoá chất).
+ Thông tin về quản lý chăm sóc: Quản lý chất lượng nước (kiểm tra về chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh). Bệnh và quản lý bệnh, xử lý chất thải từ nuôi cá lồng trên sông.
+ Hiện trạng dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi cá lồng: Sản xuất và cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản; chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm thủy sản.
+ Hiệu quả kinh tế: Các chi phí cố định, chi phí lưu động; sản lượng thu hoạch; tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, lợi nhuận trên vốn đầu tư, thu nhập lao động.
+ Những thuận lợi, khó khăn thường gặp phải và cách giải quyết: Vấn đề quy hoạch, vốn, giống, kỹ thuật, thức ăn, thị trường, chính sách, môi trường.
+ Chuẩn bị soạn thảo câu hỏi điều tra xây dựng dựa trên các thông tin trên + Hỏi thử để chỉnh sửa bộ câu hỏi;
+ Chỉnh sửa bộ câu hỏi;
+ Điều tra thu thập thông tin;
+ Mã hóa số liệu và nhập thông tin;
+ Xử lý thông tin, phân tích số liệu.
3.5.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
- Chọn mẫu điều tra: Do số hộ nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh rất ít (có tất cả 60 hộ nuôi) nằm trên địa bàn 6 huyện, 15 xã, vì vậy mẫu điều tra sẽ thực hiện trên tất cả 60/60 hộ hiện đang nuôi cá lồng trên sông Đuống, sông Thái Bình, sông Cầu.
- Tổng số mẫu điều tra nghiên cứu: Tổng số hộ điều tra là 60 hộ, số mẫu phiếu điều tra là 60 phiếu.
3.5.3. Phương pháp tích và xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010, phần mềm thống kê.
- Phân tích thống kê mô tả: các chỉ số trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, sai số trung bình, độ lệch chuẩn, phần trăm tỷ lệ và các kiểm định mẫu.
- So sánh hiệu quả giữa các mô hình dựa vào phần mềm thống kê.
- Phương pháp phân tích tài chính: tổng thu, lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư.
3.5.4. Phương pháp phân tích tài chính mô hình nuôi
- Tổng thu = Tổng khối lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm
-Lợi nhuận thuần = [∑Tổng thu-(∑Chi phí SXCĐ+∑Chi phí SX biến đổi)]
- Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư=[(Thu nhập ròng hàng năm)/(Vốn đầu tư)]*100%
- Lãi suất đầu tư ( LSĐT) = Tỷ suất lợi nhuận (TSLN)/n (n : Số tháng của vụ nuôi)