4.5.1. Giải pháp cơ chế chính sách
* Chính sách giao, cho thuê mặt nước
- Triển khai thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi lồng bè theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT để các thành phần kinh tế yên tâm thực hiện nuôi cá lồng trên sông.
- UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến giao
thông đường thuỷ, đê điều, môi trường… thông qua cơ chế liên thông 1 cửa tại UBND tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các hộ đăng ký mặt nước để nuôi cá lồng.
* Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi cá lồng trên sông
UBND tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực nuôi cá lồng trên sông (sông Đuống, sông Thái Bình) nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của xã ven sông, đưa nghề nuôi cá lồng trở thành một ngành sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần tích cực trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Hỗ trợ người nuôi, các cơ sở sản xuất giống thông tin về nhập khẩu một số giống cá sạch bệnh, có giá trị kinh tế cao và nhập công nghệ sản xuất giống nhân tạo để sản xuất con giống đáp ứng nhu cầu người nuôi.
- Hỗ trợ việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất giống, nuôi trồng cá lồng trên sông.
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các dự án đầu tư nuôi cá lồng; ưu tiên bố trí nguồn vốn cho vay các dự án vay vốn khả thi (ứng dụng công nghệ cao, giảm chi phí lao động, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định).
* Chính sách hỗ trợ rủi ro:
Cần xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ rủi ro đối việc sản xuất nuôi trồng cá lồng theo văn bản hợp nhất số: 31/VBHN-BNNPTNT, ngày 09/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
4.5.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng dịch vụ hỗ trợ phát triển nghề nuôi cá lồng bè
* Giải pháp về quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá lồng:
- Cần rà soát lại tất cả các xã ven sông Đuống, sông Thái Bình, sông Cầu hiện chưa nuôi và đang nuôi cá lồng để nắm bắt sơ bộ về quy mô, tiềm năng...làm cơ sở lập dự án quy hoạch, đánh giá tác động môi trường nhằm phục vụ cho công tác quản lý, định hướng nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các giai đoạn tiếp theo.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vùng nuôi cá lồng trên sông gồm:
đường điện, hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi với luồng và các khu vực khác, hệ thống neo lồng chính đặc biệt là tại các vùng nuôi tập cá lồng tập trung. Gắn việc đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá lồng với đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới, kiên cố hoá mặt đê theo chính sách hỗ trợ của Trung ương và UBND tỉnh Bắc Ninh để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
* Phát triển giống:
Một trong những khó khăn cơ bản trong việc phát triển nuôi cá lồng hiện nay là một số đối tượng chưa chủ động được con giống. Thực trạng vấn đề sản xuất giống hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do vậy, để có đủ giống đảm bảo số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý và đáp ứng kịp thời vụ cho người nuôi cá lồng cần thực hiện các giải pháp sau:
- Rà soát, điều chỉnh hệ thống sản xuất giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh để đầu tư xây dựng quy hoạch vùng sản xuất giống, ương cá giống tập trung trên địa bàn tỉnh đặc biệt là tại 2 cơ sở sản xuất giống hiện có là công ty cổ phần đầu tư MTT Việt Nam và Công ty cổ phần sông Thiên Đức. Ngoài ra, tổ chức hệ thống ương dưỡng giống tại các vùng có truyền thống ương giống để chuyển bán cho các hộ nuôi cá lồng như: xã Mão Điền (Thuận Thành), xã Trung Chính (Lương Tài).
- Tiếp tục chính sách hỗ trợ 50% kinh phí mở rộng, thay thế đàn cá bố mẹ theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh cho các đối tượng cá Chiên, Ngạnh sông, Lăng chấm, Nheo mỹ… nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, cơ sở sản xuất giống tham gia đầu tư thay thế đàn cá bố mẹ.
- Đối với giống nhập ngoài tỉnh thì cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước khi nhập vào tỉnh và đưa vào sản xuất. Khuyến khích người dân mua giống có giấy chứng nhận kiểm dịch thú y đồng thời, tập huấn nâng cao kỹ thuật chọn giống cho người dân để tác động trở lại hệ thống sản xuất và kinh doanh giống.
* Giải pháp về thức ăn
- Phòng Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố cần phối hợp cùng ngành chức năng của tỉnh như: Thanh tra sở NN&PTNT, Chi cục Thú y, Chi cục Thuỷ sản tăng cường công tác kiểm soát, quản lý chất lượng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp lưu hành thức ăn kém
chất lượng, nấm mốc, hết hạn sử dụng hay sử dụng chất cấm nằm ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định của Bộ NN&PTNT.
- Về phía người nuôi cần liên kết với nhau để có thể tiết kiệm được chi phí thức ăn thông qua ký kết trực tiếp hợp đồng với nhà máy nhằm chiết khấu khuyến mại của các công ty khi đáp ứng được đủ số lượng theo quy định. Kiên quyết không sử dụng những thức ăn chăn nuôi bị cấm
* Giải pháp về vốn, tín dụng:
Khuyến khích thành lập các hợp tác xã, trang trại nuôi cá lồng để giúp nhau trong sản xuất đồng thời có tư cách pháp nhân thuận lợi hơn trong việc vay vốn theo Nghị định 41/NĐ-CP.
* Giải pháp về quản lý sức khỏe động vật thủy sản:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn về kỹ thuật sử dụng thuốc hóa chất phòng trị bệnh cho nuôi cá lồng. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở kinh doanh thuốc hóa chất và việc sử dụng thuốc, hóa chất tại các vùng nuôi cá lồng để xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh, nuôi trồng không thực hiện đúng các quy định của Nhà nước.
- Kiện toàn hệ thống thanh tra từ Sở, đến Chi cục Thuỷ sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT để thanh tra và kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.
4.5.3. Giải pháp kỹ thuật trong nuôi cá lồng theo hướng bền vững.
* Một số tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng nuôi lồng:
- Vị trí đặt lồng phải được Hạt quản lý đê điều, Đoạn quản lý đường sông hoặc Cục đường thuỷ cấp phép, có hệ thống phao tiêu, biển báo theo quy định ngoài ra phải được Chi cục Thuỷ sản cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi lồng bè trên sông.
- Các cụm lồng/bè khi đặt song song phải cách nhau tối thiểu 10m; khi đặt so le, nối tiếp cách nhau tối thiểu 200m
- Kích thước ô lồng nuôi cá: 6x6x3m hoặc 9x6x3m.
* Chọn vị trí đặt lồng nuôi phải đạt một số tiêu chí sau:
- Chọn nơi có mực nước tối thiểu là 3,5-4m vào lúc triều thấp, dòng chảy phải đảm bảo đủ mạnh và lưu thông nước để phân tán các chất thải, dòng chảy trung bình đạt khoảng từ 0,2-0,5m/s là thuận lợi cho việc trao đổi nước của thủy vực.
- Các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá phải thích hợp với từng loài nuôi và tránh những nơi có biên độ dao động mạnh (pH=6,5-8,5; oxy hoà tan ≥4mg/l; Amoni (NH4+
tính theo N) <1mg/l; Độ trong ≥30cm; Độ kiềm 60-180mg CaCO3/l)
- Vùng nuôi có nguồn nước không chịu ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm do nước thải dân dụng, công nghiệp và bến cảng.
- Giao thông đi lại thuận tiện để dễ dàng vận chuyển con giống, cung cấp thức ăn cho cá và bán sản phẩm.
4.5.4. Giải phát triển nguồn nhân lực phục vụ nuôi cá lồng trên sông
* Giải pháp về đào tạo
- Tăng cường công tác tập huấn khuyến ngư để đào tạo nghề tại chỗ cho người sản xuất. Trước mắt, cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn ngày tại các vùng nuôi cá lồng tập trung cho các hộ nuôi nắm bắt về thị trường, kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, tổ chức sản xuất theo hình thức và loại hình đào tạo ngắn hạn 3 tháng nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình phát triển nuôi cá lồng.
- Bổ sung cán bộ chuyên môn thuỷ sản cho cấp cơ sở đặc biệt là phòng Nông nghiệp (phòng Kinh tế) để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý và kinh doanh thuỷ sản cho cán bộ cơ sở.
- Tăng cường tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất giống; đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm dịch con giống tại Chi cục Thuỷ sản và 02 trạm Vùng (trạm Bắc Đuống và trạm Nam Đuống).
* Giải pháp khuyến ngư:
- Nâng cao hiệu quả công tác khuyến ngư gắn với thực tế phát triển nuôi cá lồng tại địa phương. Tiếp tục xây dựng các mô hình trình diễn để nhân rộng các mô hình tốt, mới cho các hộ nuôi cá lồng tham quan học tập.
- Phối hợp với đài truyền thanh và truyền hình tỉnh xây dựng chương trình tuyên truyền thông qua bản tin nhanh, trang tin chuyên đề… nhằm truyền bá kiến thức thông tin về công nghệ và kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông.
- Tổ chức cho cán bộ kỹ thuật và người nuôi cá lồng thăm quan học hỏi kinh nghiệm các Viện, các Trường và các địa phương có mô hình nuôi cá lồng, sản xuất cá giống mới thành công nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức thực tế nhằm góp phần thúc đẩy sự nghề nuôi cá lồng phát triển.
4.5.5. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi cá lồng
Do xu hướng phát triển nuôi cá lồng theo hướng công nghiệp tập trung nên không tránh khỏi việc ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, ảnh hưởng của chất thải từ các khu nuôi đến môi trường xung quanh cần được quan tâm để đảm bảo phát triển bền vững. Các biện pháp phòng ngừa nên được khuyến cáo và áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Một số biện pháp sau đây cần được áp dụng đầy đủ để giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường:
- Tổ chức hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi cá lồng tập trung tại sông Đuống, sông Thái Bình, sông Cầu để cảnh báo và có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời tăng cường kinh phí để nâng cao năng lực cho hệ thống quan trắc, kiểm soát môi trường vùng nuôi cá lồng trên sông.
- Triển khai giám sát quy hoạch vùng nuôi an toàn, từ khâu chọn địa điểm đến hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi cá lồng trên sông.
- Tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để giải quyết các vấn đề dịch bệnh, các tác động giữa nuôi cá lồng với môi trường sinh thái, loại bỏ sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh trong sản phẩm nuôi.
- Xây dựng tổ sản xuất, chi hội nghề cá, HTX thuỷ sản để quản lý theo hình thức cộng đồng nhằm nâng cao ý thức, nhận thức, vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
- Hạn chế việc sử dụng hóa chất, sử dụng cá tạp làm thức ăn, quản lý việc thuốc kháng sinh trong nuôi cá lồng, kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không tuân thủ thủ theo quy định.
4.5.6. Giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường liên kết trong sản xuất, tiệu thụ sản phẩm cho các hộ nuôi cá lồng
Có thị trường tiêu thụ thì sản xuất mới duy trì và phát triển. Do đó, giải pháp về thị trường tiêu thụ là một trong những giải pháp hỗ trợ rất quan trọng để phát triển nuôi cá lồng trên sông. Do vậy:
- Cần đa dạng hoá thị trường không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường truyền thống, phải từng bước phát triển thị trường mới, đặc biệt là khai thác thị trường tại các khu công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh thông qua Hội nghề cá tỉnh Bắc Ninh, Chi cục thủy sản tỉnh, Trung Tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh cùng với Sở Thông Tin Truyền Thông để quảng bá, tiêu thụ sản
phẩm cho người nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thị trường mới như: tham gia hội chợ thủy sản, xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thuỷ sản tạo điều kiện cho người mua và bán tiếp xúc ký kết tiêu thụ sản phẩm, giảm các khâu trung gian nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản.
- Tăng cường thông tin thị trường cho người nuôi để nuôi đối tượng phù hợp, không để nuôi tràn lan tự phát. Khuyến khích các hộ phát triển đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện sản xuất hiện có như: cá trắm dòn, cá chép dòn, cá đặc sản như: cá chiên, cá lăng vàng…nhằm gia tăng giá trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng một số chợ đầu mối về thuỷ sản tại thị xã Từ Sơn, Quế Võ, Gia Bình để tiêu thụ sản phẩm cho người dân đồng thời giám sát về môi trường, chất lượng sản phẩm khi thu hoạch.
- Cần quan tâm thành lập các HTX thuỷ sản để tổ chức sản xuất, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đặc trưng nhằm để bảo vệ lợi tích người nuôi, thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm giá trị.