4.1. Hiện trạng nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh
4.1.6. Hiện trạng về kỹ thuật thả giống, thức ăn, vốn đầu tư và quản lý
* Về con giống:
Sản xuất giống: Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống gồm: HTX Nam Sơn, Xí Nghiệp Thái Giang, công ty cổ phần Sông Thiên Đức và Trung tâm tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ Thủy sản - Viện nghiên cứu NTTS I. Trong các đơn vị nêu trên có Trung tâm tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ Thủy sản - Viện nghiên cứu NTTS I có khả năng sinh sản và cung cấp đối tượng cá Nheo mỹ cho người nuôi nhưng số lượng không đáng kể mỗi năm khoảng 3-5vạn con trong khi nhu cầu con giống trên là rất lớn (theo tính toán số lượng cá giống các loại gồm cá Nheo mỹ, cá Rô phi, cá Điêu hồng, cá Trắm cỏ… phục vụ cho nuôi cá lồng khoảng 3-3,5 triệu con), do đó con giống hiện tại trên địa bàn tỉnh chủ yếu phải nhập từ địa phương khác ngoại trừ đối tượng cá Trắm cỏ, cá Chép và một số ít cá Rô phi dòng Novit.
Theo kết quả điều tra phỏng vấn 60 hộ cho thấy 100% số hộ nuôi cá Điêu hồng hoặc cá Nheo mỹ hiện đang nuôi cá giống được nhập về từ Trung Quốc, Đài Loan. Số lượng cá giống được cung cấp từ ngoài tỉnh chiếm 68,4% thông qua thương lái hoặc cơ cơ sở sản xuất giống trong tỉnh. Con giống được sản xuất và cung cấp bởi các cơ sở sản xuất trong tỉnh rất ít (chiếm 31,6%), các đối tượng các giống chủ yếu là cá Ngạnh sông, cá Lăng chấm, Trắm cỏ, Chép.
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng con giống của các hộ điều tra
Diễn giải Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
1. Tổng số mẫu điều tra 60 100,00
2. Nguồn con giống
- Tự ươm 3 5,00
- Mua của thương lái (nhập về) 34 56,70
- Mua của cơ sở sản xuất giống tỉnh 7 11,70
- Mua các hộ ươm khác trong vùng 16 26,60
Hầu hết các hộ nuôi không kiểm tra bệnh cá giống trước khi thả. Theo kết quả điều tra có 45/60 hộ (chiếm 75%) không kiểm tra, kiểm dịch chất lượng cá giống trước khi thả, chỉ có 15/60 hộ (chiếm 25%) kiểm tra, kiểm dịch chất lượng cá giống trước khi thả, nhưng hình thức kiểm tra chỉ bằng mắt thường nên không đánh giá được chất lượng con giống.
Kích cỡ cá giống thả tùy thuộc vào từng loài: đối với Điêu hồng trung bình là 23,07±4,07gram/con, cá Trắm cỏ 365,4±195gram/con, cá Rô phi 42,50±34,96gram/con, cá Nheo mỹ 22±3,58gram/con, cá Chép 119,4±106,2gram/con, cá Ngạnh sông 22,25±7,50g/con.
Mật độ thả tùy theo loài, căn cứ theo kích cỡ. Mật độ và kích cỡ cá thả được thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Mật độ và kích cỡ cá giống thả
Đối tượng nuôi Kích cỡ cá thả (gram/con) Mật độ cá thả (con/108m3)
1. Cá điêu hồng 23,07±4,073 5.157±595
2. Cá trắm cỏ 365,4±195 949,7±122,9
3. Cá rô phi 42,50±34,96 4.900±597
4. Cá nheo mỹ 22±3,58 2.110±145,5
5. Cá chép 119,4±106,2 2.644,7±415,7
6. Cá ngạnh sông 26,25±7,50 4.667±577
Thời gian thả giống cá Trắm cỏ chủ yếu từ tháng 3-5, cá Rô phi (cá Điêu hồng, cá Rô phi vằn) và cá Nheo mỹ từ tháng 3-6.
Do nguồn cá giống cung cấp chủ yếu từ tỉnh ngoài nên giá cả và chất lượng cá giống thả nuôi rất khó kiểm soát đặc biệt là kiểm soát bệnh trên các đối tượng cá giống thả nuôi. Vì vậy, để có thể quản lý tốt chất lượng con giống các cơ quan chuyên môn (Chi cục Thú y, Chi cục Thuỷ sản) cần phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong việc kiểm soát chất lượng đầu vào của con giống đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp để tham mưu, hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng cung cấp cho người nuôi, tránh để người nuôi bị ép giá hoặc mua phải con giống kém chất lượng.
* Về Thức ăn và chế độ cho ăn:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 2 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản là Nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản Kinh Bắc thuộc tập đoàn DABACO
Việt Nam, công ty cổ phần tập đoàn Minh Tâm. Ngoài ra, còn có các sản phẩm thức ăn thủy sản của các hãng khác như: Cargill, CP, Minh Hiếu, Greenfeed, Việt Pháp, Newhope, ABC, cargill, CJ master.... Các sản phẩm thức ăn cho thủy sản có thể nói hiện giờ rất sôi động và đa dạng, các công ty có tiếp thị tới tận hộ chăn nuôi để tư vấn kỹ thuật và tiếp thị sản phẩm.
Kết quả điều tra thức ăn cho thấy có 57/60 hộ (chiếm 95%) sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá. Thức ăn công nghiệp được mua từ các đại lý, thức ăn tự chế không được sử dụng, một số ít hộ sử dụng cá tạp trong giai đọan cá còn nhỏ hoặc cho ăn bổ sung để nuôi cá nheo mỹ, cá lăng, cá ngạnh.
Thức ăn CN;
68,51%
Thức ăn xanh (rau, cỏ..);
30,26%
Cá tạp 1,23%
Hình 4.3. Tỉ lệ sử dụng thức ăn nuôi cá (n=60)
Số lần cho cá ăn hằng ngày cũng có sự thay đổi phụ thuộc vào kích cỡ cá thả, đối tượng nuôi và diễn biến thời tiết hằng ngày nhưng thông thường các hộ cho cá ăn lúc cỡ cá còn nhỏ là 2-3 lần/ngày và lượng thức ăn/ngày căn cứ theo khố lượng cá có trong lồng (bảng 4.8).
Bảng 4.8. Thời gian và lượng thức ăn cho cá Kích cỡ cá
(gram/con)
Lượng thức ăn theo trọng lượng thân
Số lần cho ăn/ngày
Thời gian cho ăn (giờ)
<50 10-12 3 7-8; 10-11; 17-18
50-300 5-7 3 7-8; 10-11; 17-18
300-700 3-5 2 7-8; 17-18
>700 2-3 2 7-8; 17-18
Trong quá trình nuôi các hộ nuôi không kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn sau khi cho ăn (chiếm 96,67%), nếu kiểm tra thức ăn sau khi cho ăn thì thực hiện thông qua cách quan sát bằng mắt thường nên không kịp điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày, đã gây ra hiện tượng lúc cho ăn thiếu và thừa thức ăn làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và làm cho môi trường nước bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Kết quả điều tra cũng cho thấy 100% hộ được hỏi bày tỏ mong muốn thị trường thức ăn cho nuôi cá được ổn định, công bố rộng rãi giá thức ăn, danh mục thuốc và chế phẩm sinh học cho nuôi trồng thủy sản để người nuôi yên tâm đầu tư vào sản xuất.
* Về vốn:
Tuỳ theo quy mô lồng nuôi thả của từng hộ mà số vốn đầu tư cũng khác nhau, vốn đầu tư được người nuôi xây dựng hạ tầng như xây dựng nhà kho, nhà ở, làm lồng cá, mua sắm trang thiết bị ban đầu, chi mua giống, thức ăn, thuốc …
Bảng 4.9. Thực trạng vay vốn của các hộ nuôi cá lồng
Diễn giải Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 60 100
1. Nguồn vốn
1.1. Vốn tự có 18 30
1.2. Vốn hỗ trợ, chính sách 0
1.3. Vốn vay 42 70
- Số hộ vay vốn ngân hàng 8 19,05
- Số hộ vay vốn bạn bè, người thân 34 80,95
2. Khó khăn khi vay vốn 60
- Thủ tục vay 18 30
- Vốn cho vay ít 19 31,66
- Lãi suất cao 11 18,34
- Thời gian cho vay ngắn 12 20
3. Mong muốn về chính sách hỗ trợ 60
- Đơn giản thủ tục 32 53,3
- Gia tăng số lượng tiền vay 23 38,3
- Giảm lãi suất 5 8,4
Kết quả điều tra cho thấy hoạt động vay vốn của các hộ nuôi cá lồng trên sông còn khá khiêm tốn. Ngoài việc sử dụng vốn tự có của gia đình thì tất cả 100% hộ nuôi có sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư sản xuất. Tại các điểm có quy
mô nuôi cá lồng lớn như: xã Trung Kênh (Lương Tài); xã Cao Đức, xã Song Giang (Gia Bình), xã Đại Đông Thành (Thuận Thành)…có 18/60 hộ (chiếm 30%) sử dụng vốn tự có, có 42/60 hộ (chiếm 70%) vay vốn để sản xuất, trong đó:
có 8/60 hộ (19,05%) vay vốn của các tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện, Ngân hàng chính sách xã hội, có 34/60 hộ (chiếm 80,95 %) vay từ người quen, người thân. Mức lãi xuất của các ngân hàng chính sách xã hội từ 6,6 - 7,8%/năm (bảng 4.9).
Từ năm 2015 đến nay, chính sách hỗ trợ vật tư làm lồng cho các hộ nuôi theo Quyết định số 318/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh đã phần nào giúp các hộ nuôi cá lồng có điều kiện phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, khi phỏng vấn các hộ trả lời gặp khó khăn khi đi vay vốn để đầu tư mua thức ăn, con giống… và mong muốn ngân hàng khi cho vay đơn giản hoá về thủ tục, tăng lượng tiền vay và giảm lãi suất. Như vậy, nếu thời gian tới UBND tỉnh hoặc các ngân hàng không có chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi cá lồng từ các chương trình vay vốn ưu đãi, người nuôi cá lồng khó có cơ hội nâng cao hiệu quả sản xuất do phải trang trải các chi phí từ vốn vay đầu tư.
* Quản lý môi trường trong khi nuôi cá:
Qua điều tra cho thấy, 2-3 tháng các hộ nuôi tiến hành kiển tra lồng nuôi để lọc cá theo từng nhóm kích thước để tránh hiện tượng cá phân đàn. Định kỳ vệ sinh và thay lồng lưới 1tháng/1lần và thay lông lưới mới. Trong quá trình nuôi, các hộ nuôi đã thường xuyên theo dõi kiểm tra hoạt động cá. Tuy nhiên, khi được phỏng vấn 60/60 hộ đều không có các dụng cụ kiểm tra yếu tố môi trường nên không kịp thời xử lý các sự cố do yêu tố môi trường gây ra. Các chất thải từ quá trình nuôi như vỏ bao, rác, xác cá chết được các hộ thu gom xử lý bằng các biện pháp thu gom để bán, chôn lấp hoặc đốt tiêu huỷ nhằm tránh ô nhiễm môi trường.