4.1. Hiện trạng nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh
4.1.7. Tình hình dịch bệnh
Theo kết quả điều tra 60 hộ nuôi cá lồng cho thấy tất cả các hộ nuôi cá đều gặp phải hiện tượng cá nuôi bị chết. Tỉ lệ thiệt hại trung bình của các hộ là 12,69%, hộ có tỉ lệ cá chết cao nhất là 22%, tùy loài và tùy theo từng năm. Bệnh cá xuất hiện ở tất cả các điểm nuôi cá và gây thiệt hại chủ yếu trên cá Điêu hồng 15,29%, cá Trắm cỏ 11,18%, cá chép 13,96%, cá Rô phi vằn 15,03%, cá nheo mỹ 15,93%, cá ngạnh sông 4,73% (bảng 4.10).
Bảng 4.10. Tỷ lệ cá bị bệnh chết tại các lồng nuôi
Đơn vị (huyện) Số hộ (hộ)
Cá nuôi bị bệnh chết (%) Điêu
hồng
Trắm cỏ
Ngạnh sông
Chép Rô phi
Nheo mỹ
Gia Bình 11 16,55 8,61 4,4 13,44 15,16 15,76
Lương Tài 23 13,46 6,52 0 10,06 17,34 18,40
Quế Võ 8 18,75 10,47 3,33 16,74 18,86 16,74
Tiên Du 8 14,00 13,52 0 13,14 10,06 13,74
Yên Phong 6 14,44 16,84 0 17,54 13,23 12,44
Thuận Thành 4 14,56 11,10 6,46 12,84 15,67 18,52
T. Bình 60 15,29 11,18 4,73 13,96 15,05 15,93
Một số bệnh thường gặp tương tự như mô tả trong các tài liệu của các tác giả (Bùi Quang Tề - Vũ Thị Tám, 1999; Kim Văn Vạn và cs, 2013) công bố trước đây như:
- Bệnh gan thận mủ: Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella sp. gây ra, thường xảy ra ở đối tượng cá Nheo Mỹ, cá bị bệnh có biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ, cá có dấu hiệu bị xuất huyết trên thân, khi mổ cá ra có hiện tượng xuất hiện đốm trắng hoại tử trên gan, thận, cá chết nhanh gây thiệt hại nhiều.
- Bệnh lồi mắt cá Điêu hồng: Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, do liên cầu khuẩn Streptococcus sp. Cá bị bệnh có biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ hoặc nhào lộn như điên trước khi chết (trong trường hợp bệnh cấp tính), cá có biểu hiện lồi 1 hoặc 2 mắt, trên thân (gốc vây, xương nắp mang) có xuất huyết, đặc biệt xuất hiện đám tụ máu hoặc xuất huyết trên các phủ tạng: gan, dạ dày, ruột.
- Ngoài 2 bệnh trên còn hiện tượng cá bị nhiễm Trùng quả dưa trên cá Lăng, cá Nheo giống, cá bị bạc đuôi, cá bị nhiễm nấm, bệnh xuất huyết trên cá Trắm cỏ.
Thời gian xảy ra bệnh: Bệnh cá xảy ra theo các hộ được phỏng vấn thường xảy ra từ tháng 2- 4 và từ tháng 5-9 (dương lịch), nhưng tập trung ở cuối tháng 3 đầu tháng 4. Bệnh thường xuất hiện trên cá Nheo mỹ, cá Trắm cỏ và xuất hiện trên cá Rô phi, cá Điêu hồng từ tháng 6-9 bệnh. Nguyên nhan có thể do thời điểm này lưu tốc dòng chảy, độ trong của nước, oxy thay đổi thay đổi do vậy làm cho cá dễ bị tress. Ngoài ra, do cá giống mới được thả, người nuôi thiếu kỹ thuật quản lý, chăm sóc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển xâm nhập vào cơ thể vật nuôi nên gây ra dịch bệnh.
0 5 10 15 20 25
Tháng 1 Tháng 2
Tháng 3 Tháng 4
Tháng 5 Tháng 6
Tháng 7 Tháng 8
Tháng 9 Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12 Tháng Tỷ lệ (%)
Hình 4.4. Thời điểm xuất hiện bệnh
- Một số lồng nuôi cá sử dụng thức ăn là cá tạp khi cá còn nhỏ hoặc sử dụng chính cá trong lồng bị chết làm thức ăn cho cá do vậy làm cho bệnh lây lan khó kiểm soát. Hơn nữa khi các loài nuôi bị bệnh thì việc trộn trực tiếp thuốc, kháng sinh vào thức ăn là cá tạp không hiệu quả do trong cá tạp có chứa quá nhiều vi khuẩn gây thối (vi khuẩn từ ruột, mang cá tạp), vi khuẩn tạp nhiễm sẽ làm mất tác dụng của kháng sinh.
- Nguồn cá giống được nhập Trung Quốc và từ ngoài tỉnh vào còn nhiều trong khi việc khiểm dịch chất lượng con giống chưa triệt để việc làm này chứa ẩn nhiều rủi ro liên quan đến dịch bệnh và chất lượng con giống không đảm bảo.
- Người nuôi cá nói chung và người nuôi cá nước ngọt nói riêng đa số còn thiếu hiểu biết về kỹ năng nuôi, phòng và trị bệnh cho cá, đây là khó khăn lớn trong công tác phòng, xử lý bệnh và chưa mang lại hiệu quả kinh tế.
Trong quá trình nuôi các hộ nuôi đã sử dụng các biện pháp treo túi vôi hoặc hóa chất (TCCA) cạnh lồng nuôi. Qua điều tra có 32/60 hộ (chiếm 53,33%) sử dụng vôi và hóa chất (TCCA); có 48/60 (chiếm 80%) số hộ có sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho cá; các loại thuốc phòng trị bệnh phổ biến là: Tỏi xay, Formalin, Doxycilin, Oxytetraxylin, Steptomyxine, Amoxiline. Khi cá bị bệnh các hộ chữa bằng cách trộn thuốc vào trong thức ăn rồi cho cá ăn, cho ăn liền trong 3-5 ngày. Ngoài ra, sử dụng một số loại hoá chất sát trùng như: Iôtdin,
BKC, Xanhmetinlen…để sát trùng khu vực lồng nuôi. Các biện pháp phòng, trị bệnh trên nhìn chung hiệu quả còn hạn chế do các hộ không dùng thuốc theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian hoặc sử dụng không đúng mục đích điều trị hoặc cho ăn phòng trị bệnh trong quá trình nuôi.