Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Yên Phong nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm của tỉnh (thành phố Bắc Ninh) 13 km về phía Đông và có địa giới:
- Phía Bắc giáp với huyện Hiệp Hòa và Việt Yên tỉnh Bắc Giang.
- Phía Nam giáp với huyện Từ Sơn, Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Đông giáp với thành phố Bắc Ninh.
- Phía Tây giám với huyện Đông Anh và Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Hình 4.1. Bản đồ huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Yên Phong có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và xã hội. Cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A, con đường huyết mạch của cả nước 8km về phía Nam và cách sân bay quốc tế Nội Bài, cửa khẩu hàng không lớn nhất nước 14km về phía Tây. Phía Bắc có con sông Cầu là
con sông lớp, thượng lưu thông đến tỉnh Thái Nguyên, hạn lưu thông xuống tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Phòng làm cho Yên Phong có nhiều tiềm lực phát triển thương mại dịch vụ. Huyện Yên Phong có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.686,15ha. Với 14 đơn vị hành chính trong đó bao gồm 1 thị trấn và 13 xã.
3.1.1.2. Đặc điểm về khí hậu, địa hình và môi trường
- Về khí hậu. Địa bàn huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa; mùa đông lạnh, khô, độ ẩm thấp; mùa hè nắng nóng độ ẩm cao. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa ít mưa, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt động trung bình tháng từ 6-210C, lượng mưa bình quân mỗi tháng tầm 20-56mm. Bình quân một năm có 2 đợt rét nhiệt độ dưới 130C kéo dài 3 ngày.
Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm với lượng mưa trung bình tháng từ 100-312mm. Các tháng mùa mưa có lượng mưa chiếm 80% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ bình quân tháng từ 23,7-29,10C. Độ ẩm không khí trung bình năm 83%. Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77%.
Nhìn chung, Yên Phong có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, có thể phát triển nền nông nghiệp đan dạng và phong phú.
- Về địa hình. Mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng. Địa hình toàn huyện được bao học và chia cắt bởi 3 con sông: sông Cầu bao bọc phía Bắc huyện, sông Cà Lồ bao phía Tây huyện và sông Ngũ Huyện Khê. Địa hình này có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, một đôi chỗ địa hình lại có dạng bậc thang, cao thấp xen kẽ nhau.
Về tài nguyên đất, theo số liệu từ Phòng Tài nguyên và Môi trường thì tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Phong năm 2015 là 9.686,15ha. Đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của sông Thái Bình, sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. Đất dốc được hình thành trên đá phiến sét và trên đá cát. Toàn huyện có 3 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa, đất bạc màu, đất đồi núi đỏ vàng. Chi tiết diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp qua các năm trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diện tích các loại đất qua các năm
Đơn vị tính: ha STT Loại đất Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 9.686,15 9.686,15 9.686,15
1 Đất nông nghiệp 5.882,26 5.610,92 5.176,20
1.1 Đất lúa nước 5.386,76 5.151,51 4.800,14
1.2 Đất trồng cây lâu năm 27,11 25,81 24,81
1.3 Đất bằng trồng cây hàng năm 82,90 72,30 27,00
1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 385,49 361,30 324,25
2 Đất phi nông nghiệp 3.776,42 4.054,84 4.497,57
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp 18,63 19,41 19,82
2.2 Đất quốc phòng 5,79 5,79 8,79
2.3 Đất an ninh 3,82 6,92 10,04
2.4 Đất khu công nghiệp 380,98 561,48 836,88
2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 179,80 189,40 201,70
2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 91,51 91,51 91,51
2.7 Đất di tích danh thắng 8,26 8,26 8,26
2.8 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 5,16 5,16 10,96
2.9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 22,33 22,33 22,33
2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 99,75 101,72 103,35
2.11 Đất có mặt nước chuyên dùng 301,87 272,08 228,43
2.12 Đất phát triển hạ tầng 1.460,63 1.511,73 1.623,55
2.13 Đất ở tại đô thị 93,25 103,55 117,25
2.14 Đất ở tại nông thôn 859,79 887,25 921,25
3 Đất chƣa sử dụng 27,47 20,39 12,38
Nguồn: Báo cáo Ủy ban Nhân dân huyện Yên Phong, (2015) - Về diện tích gieo trồng: Tổng diện tích gieo trồng của huyện năm 2015 là 11.090 ha. Trong đó diện tích lúa là 10.164 ha (trong đó, 38,5 % diện tích là
lúa lai và lúa chất lượng cao); năng suất bình quân 60,2 tạ/ha. Diện tích cây màu 925,7 ha. Chi tiết biến động diện tích gieo trong qua các năm trong.
- Thực trạng môi trường. Cảnh quan môi trường của Yên Phong mang những đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc, chính điều đó tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng.
Do sự phát triển kinh tế xã hội nên trong những năm vừa qua và những năm tới đây, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đã, đang và sẽ diễn ra nhanh chóng và là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, nó cũng nảy sinh mặt trái, đó là ô nhiễm môi trường và nguy cơ ô nhiễm môi trường. Ở bất cứ địa phương nào thì áp lực của các vấn đề xã hội lên đất đai và môi trường là không thể không có. Đối với Yên Phong những nguy cơ ô nhiễm môi trường rõ nét hơn và thể hiện ở những lĩnh vực sau:
- Do hoạt động của một số làng nghề đúc nhôm và nấu quặng kim loại gây ô nhiễm lớn.
- Đa phần ở các địa phương, rác được xử lý đưa và lấp xuống ao, thùng hoặc chôn lấp ngay tại vườn nhà. Nhiều địa phương chưa có bãi rác hoặc bãi rác chưa đúng quy cách về khoảng cách với khu dân cư, hướng gió, khoảng cách với nguồn nước ngầm.
- Tập quán dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp chưa đúng, chưa khoa học. Hiện tượng dùng lạm phát thuốc, dùng thuốc không đúng theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật (BVTV) vẫn còn xảy ra phổ biến gây dư thừa hàm lượng thuốc BVTV trong đất, trong nông sản phẩm. Hiện tượng vứt bừa bãi vỏ chai, vỏ lọ, túi đựng thuốc BVTV ra ngoài đồng, xuống sông hồ còn xảy ra.
Những hiện tượng đó đã gây phá vỡ cân bằng sinh thái đồng ruộng, làm mất đi hoặc giảm thiểu một số loài sinh vật tự nhiên.
- Việc hoạch định và bảo vệ hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư ở một số địa phương chưa tốt. Vẫn còn hiện tượng tự ý lấp ao, đầm thành đất ở làm tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nước.
- Một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát trong khu dân cư với số lượng lớn, không có biện pháp xử lý chất thải triệt để đã gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện và đặc biệt là nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường được nâng cao là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.