Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Phân tích ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
4.2.4. Ảnh hưởng về môi trường
18/35 (51%) hộ có công trình KSH có nhà vệ sinh nối trực tiếp với bể phân giải của công trình KSH. Đối với những hộ không nối nhà vệ sinh với công trình, lý do không kết nối là vì nhà vệ sinh ở xa vị trí xây dựng công trình và họ đã xây nhà sinh có bể tự hoại cố định từ trước khi xây dựng công trình KSH.
Ảnh hưởng tới chăn nuôi và quản lý phân
Theo các hộ phản hồi, việc xây một công trình KSH chủ yếu tác động đến cách thức thu gom phân và phương pháp dọn dẹp chuồng trại chứ không có thay đổi đáng kể đến số giờ chăn thả, lượng phân thu gom và các hoạt động khác.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của việc sử dụng công trình KSH tới chăn nuôi và cách thức quản lý phân chuồng
Hoạt động chăn nuôi và quản lý phân
Số lƣợng phản hồi % số hộ khảo sát Ít hơn Không
thay đổi
Nhiều
hơn Ít hơn Không thay đổi
Nhiều hơn
Số giờ chăn thả 1 34 0 3 97 0
Cách thức thu phân 35 0 0 100 0 0
Tần suất thu phân 26 7 2 74 20 6
Phương pháp dọn dẹp chuồng trại
35 0 0 100 0 0
Lượng phân thu gom 3 29 3 9 82 9
Nguồn: Kết quả điều tra (2015)
Thời gian chăn thả không bị ảnh hưởng bởi việc có công trình KSH và cách thức quản lý phân chuồng. Chỉ có 1 hộ phản hồi rằng thời gian chăn thả giảm đi. Phương pháp dọn dẹp và cách thức thu gom phân đều thay đổi so với trước khi có công trình KSH.
Tần suất thu phân gia tăng tại 2 hộ và giảm đi tại 26 hộ, điều này phụ thuộc và phương pháp thu thập phân của họ trước khi có công trình KSH. Trong khi đó, lượng phân thu gom được ít bị ảnh hưởng bởi công trình khí sinh học do nó phụ thuộc vào số lượng vật nuôi.
Ảnh hưởng tới môi trường sống của các hộ gia đình và vệ sinh chăn nuôi Việc xây dựng công trình KSH mang lại tác động tích cực cho hộ gia đình và vệ sinh chăn nuôi. Theo kết quả điều tra 97% phản hồi cho biết có sự cải thiện về mức độ sạch của khuôn viên toàn gia đình và 100% phản hồi cải thiện về mức độ sạch của chuồng trại. Phản hồi về giảm mùi hôi thối từ chuồng nuôi, bụi, bồ hóng và khói tại khu vực đun nấu lần lượt là 97%, 94%, 97% và 100%. Chỉ có 1 hộ cho biết khuôn viên gia đình bẩn hơn nhưng thừa nhận rằng chuồng nuôi sạch sẽ hơn; bụi, bồ nóng và khói ít hơn kể từ khi sử dụng công trình KSH.
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của công trình KSH đến vệ sinh môi trường của hộ gia đình và chuồng nuôi
Hạng mục
Số lƣợng phản hồi % số hộ khảo sát Ít
hơn
Không thay đổi
Nhiều
hơn Ít hơn Không thay đổi
Nhiều hơn
Mức độ sạch của chuồng nuôi 0 0 35 0 0 100
Mức độ sạch toàn khuôn viên 0 1 34 0 3 97
Mùi hôi từ chuồng nuôi 34 1 0 97 3 0
Nấu ăn - Bụi 34 1 0 94 6 0
Nấu ăn - Bồ hóng 34 1 0 97 3 0
Nấu ăn - Khói 35 0 0 100 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra (2015)
Hộp 3: Ý kiến của chủ công trình về môi trường đun nấu
Chị Nguyễn Thị Vân, thôn Thọ Vuông, xã Đông Thọ cho biết gia đình xây dựng công trình KSH kiểu KT1 cỡ 9 m3 từ năm 2009 đến nay vẫn hoạt động tốt, gia đình sử dụng KSH để đun nấu nên nhà bếp rất sạch sẽ, thuận tiện. Bụi, bồ hóng và khói đã không còn xuất hiện trong bếp nhà nữa. Trước kia chị thường hay chảy nước mắt mỗi khi nấu ăn do khói bếp và rất ngại mỗi khi vào bếp, từ 6- 7 năm trở lại đây kể từ khi sử dụng bếp khí sinh học chị đã không còn mối lo vào bếp nữa.
Hình 4.6. Hộ dân đang sử dụng bếp khí sinh học để đun nấu
Qua phân tích các kết quả điều tra ở trên, ta thấy rõ hiệu quả môi trường của công trình KSH trong gia đình có công trình và các gia đình lân cận. Từ khi công trình KSH đưa vào hoạt động đã xử lý được toàn bộ chất thải của gia súc ở hộ gia đình, nước xả sau khi xử lý đã không còn mùi hôi thối như trước, không khí trong nhà thoáng hơn, nhất là ở khu vực đun nấu. Đối với các địa bàn điều tra, nhờ xây dựng công trình KSH đã giảm bớt được một lượng phân khá lớn thải ra cống rãnh, giảm ô nhiễm môi trường công cộng. Phụ phẩm KSH đã qua xử lý được bón ra đồng ruộng là nguồn phân hữu cơ sạch không gây mùi hôi thối, giảm sâu bệnh, tránh được ô nhiễm không khí và nguồn nước. Xây dựng công trình
KSH đã đáp ứng được nhu cầu về chất đốt của hộ chăn nuôi, giảm bớt tiêu hao củi, than và các nhiên liệu hóa thạch khác. Trước đây, các hộ gia đình thường dùng than để đun nấu, từ khi có công trình KSH đã giảm được một lượng lớn than, đồng thời giảm khí độc các-bon đi-ô-xít do đun than gây ra. Do vậy, công trình KSH đã góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên (than, gỗ), bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống sức khỏe của con người.
Xây dựng công trình KSH đã góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, nâng cao nếp sống sinh hoạt văn minh như thành thị cho bà con nông dân. Khi sử dụng khí sinh học, bà con nông dân đã được trực tiếp tham gia sử dụng công nghệ hiện đại, một nguồn năng lượng tái tạo, từ đó bà con đã có cách nhìn nhận khoa học hơn và mở ra nhiều hướng phát triển mới. Đời sống của bà con nông dân đã thực sự đổi mới, tiện nghi hơn và được nâng cao.
Phát triển công nghệ khí sinh học đã thu hút được một lượng lớn lao động trong khu vực nông thôn tham gia trong quá trình xây dựng (đào đất, xây dựng và lắp đặt công trình), hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng, cung cấp các thiết bị phụ trợ và sử dụng khí sinh học với số tiền công khá cao so với mặt bằng nông thôn (từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày công), hơn nữa còn tận dụng được nguồn nhân lực trong thời gian nông nhàn. Trong quá trình xây dựng công trình, đội ngũ thợ xây đã phát huy tay nghề của mình, đồng thời nâng cao tinh thần sáng tạo của người thợ xây thông qua các giải pháp và sáng kiến kỹ thuật để bảo đảm công trình vận hành đúng kỹ thuật và thiết kế.
Phát triển công nghệ khí sinh học kéo theo ngành xây dựng và vật liệu xây dựng phát triển theo như sản xuất gạch, xi măng, cát, thép... Qua đó cũng phát triển các sản xuất và cung ứng thiết bị sử dụng khí như: bếp khí sinh học, đèn thắp sáng, đèn sưởi, bình nước nóng, nồi cơm khí sinh học, máy phát điện chạy bằng khí sinh học... và các thiết bị phụ trợ như: đường ống dẫn khí, van chính, bộ lọc sạch khí, đồng hồ đo áp suất...
Như vậy, phát triển xây dựng công trình khí sinh học đã góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo nên việc làm mới, nâng cao đời sống sinh hoạt của bà con nông thôn và cũng góp phần làm cho cuộc sống tại khu vực nông thôn xanh, sạch, đẹp và đáng sống hơn.