Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là khu vực chăn nuôi lợn trọng điểm của tỉnh, đây cũng là huyện có số lượng công trình khí sinh học lớn. Đến cuối năm 2014, toàn huyện đã có khoảng 1.317 công trình KSH kiểu KT1 và KT2; do vậy tôi sẽ lựa chọn hai nhóm đối tượng chính là 35/1.375 hộ chăn nuôi có công trình KSH và 35/7.584 hộ chăn nuôi chưa có công trình KSH tại huyện để tiến hành khảo sát. Các hộ điều tra được chọn mẫu ngẫu nhiên; cụ thể 35 hộ có công trình KSH được lựa chọn từ 6/14 thị trấn, xã của huyện (thị trấn Chờ, xã Đông Thọ, xã Tam Giang, xã Thụy Hòa, xã Trung Nghĩa, xã Văn Môn); 35 hộ chưa có công trình khí sinh học lựa chọn từ 6/14 thị trấn, xã (thị trấn Chờ, xã Đông Phong, xã Hòa Tiến, xã Tam Đa, xã Tam Giang, xã Thụy Hòa).
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Mục tiêu cụ thể của đề tài là phân tích thực trạng của áp dụng công trình khí sinh học trong chăn nuôi từ đó đánh giá ảnh hưởng và lợi ích của công trình KSH đến các hộ chăn nuôi về các hoạt động kinh tế - xã hội, môi trường. Do đó, chúng tôi cần thu thập thông tin nhân khẩu học về những hộ chăn nuôi sử dụng KSH và các hộ gia đình đối chiếu. Ngoài ra, cũng cần thu thập thông tin về mức tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt gia đình, tiết kiệm thời gian đun nấu, sức khỏe của các thành viên gia đình, điều kiện vệ sinh gia đình và vật nuôi kể từ khi có công trình KSH để so sánh trước và sau khi có công trình KSH. Cụ thể như sau:
- Thông tin chung về hộ chăn nuôi - Quản lý chất thải vật nuôi
- Nhận thức về lợi ích của công trình KSH
- Chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng công trình KSH
- Ảnh hưởng của công trình khí sinh học (về kinh tế, xã hội và môi trường) Để thu thập được những thông tin này, tôi sử dụng các phương pháp khác nhau nhau sau:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Nguồn số liệu được thu thập từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Nhân dân huyện Yên Phong và các phòng, ban trong huyện (Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thông, Phòng Thống kê, Trạm Khuyến nông...), các báo cáo của huyện và tài liệu có liên quan đến phát triển chăn nuôi và việc áp dụng công nghệ khí sinh học.
Nội dung thu thập gồm có:
+ Mô tả tình hình kinh tế - xã hội ở huyện Yên Phong.
+ Diện tích, dân số, mật độ dân số và số lượng vật nuôi.
+ Tình hình chăn nuôi của huyện qua 3 năm (2013-2015).
+ Tình hình phát triển công trình khí sinh học của hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện qua 3 năm (2013-2015).
+ Hiệu quả ứng dụng công trình khí sinh học vào chăn nuôi trên địa bàn huyện.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Ngoài việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ hoạt động nghiên cứu tài liệu và phân tích số liệu, số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra, phỏng vấn các đối tượng thông qua phiếu điều tra. Cụ thể:
Điều tra hộ gia đình:
- Chọn đối tượng điều tra:
+ Các hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học
+ Các hộ chăn nuôi không có công trình khí sinh học - Số mẫu điều tra và cách chọn mẫu:
Tiến hành điều tra 35 hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học và chọn mẫu theo các tiêu chí: quy mô chăn nuôi, kích thước công trình khí sinh học và năm xây dựng công trình khí sinh học; ảnh hưởng của công trình KSH đến các hộ.
Tiến hành điều tra 35 hộ chăn nuôi không có công trình khí sinh học và chọn mẫu theo các tiêu chí: quy mô chăn nuôi và thu nhập của hộ gia đình.
- Nội dung điều tra: Được trình bày cụ thể trong phiếu điều tra.
Thảo luận nhóm:
Sau khi điều tra các hộ gia đình, chúng tôi tiến hành họp nhóm để thảo luận về các nội dung đã điều tra, thống kê, đánh giá và cho điểm các yếu tố ảnh hưởng của việc sử dụng công trình khí sinh học và đi đến kết luận về thực trạng áp dụng công trình khí sinh học hiện nay trên địa bàn huyện, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tìm ra các giải pháp để áp dụng công trình khí sinh học một các hiệu quả.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Đối với tài liệu thứ cấp: Tổng hợp và tính toán lại theo các chỉ tiêu như:
tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân.
Đối với tài liệu sơ cấp: Khi nhập liệu, chúng tôi sử dụng chương trình Microsoft Excel để nhập dữ liệu thu thập được. Phần mềm này cho phép đặt ra các quy tắc hợp lệ nhằm kiểm soát tính chính xác của toàn bộ quá trình nhập liệu.
Chức năng này giúp tối đa hóa tính chính xác của số liệu nhập vào. Sau khi nhập
số liệu, dữ liệu được trích xuất ra Microsoft Excel để trình diễn các bảng biểu và đồ thị.
Đối với việc xử lý số liệu thì sẽ được phân tích dựa theo các chỉ số đánh giá. Tùy vào từng yêu cầu cụ thể, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích thống kê số liệu phù hợp.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Yên Phong và thực trạng sử dụng công trình KSH trong chăn nuôi qua 3 năm (2013- 2015) của huyện.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu: cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện, tình hình phát triển công trình KSH của huyện qua các năm (2013-2015); so sánh các ảnh hưởng về kinh tế, xã hội và môi trường trước và sau khi có công trình khí sinh học; so sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa hộ có và không có công trình KSH.
3.2.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp chuyên khảo: Là nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội điển hình qua một số đơn vị đại diện để từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ KSH trong chăn nuôi.
Phương pháp chuyên gia: Là tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trong Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam, nhà quản lý trong Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những người có kinh nghiệm trong ứng dụng công nghệ khí sinh học tại Việt Nam như Trung tâm phát triển công nghệ khí sinh học, Viện Năng lượng, Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Kết hợp với phân tích kinh tế, môi trường nhằm rút ra các kết luận có căn cứ lý luận và thực tiễn.
3.2.6. Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA)
Riêng về phương pháp PRA, tôi sẽ kết hợp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal-RRA) với đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal- PRA) nhằm tăng hiệu quả trong việc nghiên cứu.
Mỗi phương pháp được thực hiện trên một số chủ đề khảo sát nhất định và được
thực hiện đồng thời. Phương pháp PRA là một trong những cách tiếp cận mới trong phát triển nông thôn. Nó được dựa trên kinh nghiệm địa phương, nơi các cộng đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ một cách có hiệu quả.
PRA là phương pháp có sự tham gia đồng tình của người dân, là một thành phần căn bản trong việc xây dựng kế hoạch đề án, điều đó duy trì được các kỹ thuật địa phương cũng như duy trì các hệ thống bền vững của sinh thái, kinh tế, chính sách và những khởi điểm phát triển bền vững thật sự đó sẽ là hợp thành những cách tiếp cận mà chính các cộng đồng địa phương có thể quản lý và kiểm soát. Ví dụ, điều kiện chuồng trại, vận hành công trình KSH và các loại bếp khác áp dụng phương pháp quan sát là chính, thông tin được bổ sung qua phỏng vấn sử dụng bảng hỏi. Bộ câu hỏi trả lời sẵn được xây dựng cho cả phương pháp quan sát và phỏng vấn nhằm thu thập thông tin chi tiết cho mỗi chỉ số đánh giá ảnh hưởng và lợi ích. Ngoài bộ câu hỏi, tôi sẽ sử dụng các công cụ khác như phân loại giàu nghèo, tóm tắt các sự kiện quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xu hướng biến động chăn nuôi và xây dựng công trình khí sinh học.
3.2.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu phân tích tình hình chung về ứng dụng công nghệ KSH trong những năm gần đây (2013-2015) của huyện. Đây là chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình chung về ứng dụng công nghệ, cụ thể là: số lượng và tốc độ phát triển công trình KSH của huyện qua 3 năm trở lại đây, tốc độ phát triển bình quân về ứng dụng công nghệ KSH vào chăn nuôi trong thời kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này đánh giá sự diễn biến và chiều hướng biến thiên về số lượng hộ sử dụng công trình KHS trong những năm trở lại đây.
Số lượng và tốc độ phát triển công trình KSH trong địa bàn huyện.
Các chỉ tiêu của các hộ điều tra:
- Thông tin về hiện trạng kinh tế và điều kiện sản xuất - Thông tin về quy mô chăn nuôi
- Thông tin về hiện trạng kinh tế và điều kiện sản xuất - Thông tin về công trình khí sinh học
- Ảnh hưởng của công trình khí sinh học đối với kinh tế - Ảnh hưởng của công trình khí sinh học đối với xã hội - Ảnh hưởng của công trình khí sinh học đối với môi trường
3.2.8. Khung nghiên cứu
Chủ đề nghiên cứu, đối tượng tham gia nghiên cứu và phương pháp được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Phân tích thực trạng của việc sử dụng công trình KSH và đề xuất giải pháp phát huy các tác động tích cực và giảm các tác động tiêu cực của công trình KSH trong
các hộ chăn nuôi lợn Trước
khi sử dụng
Sau khi sử dụng
Nghiên cứu lợi ích của việc sử dụng công trình KSH tại các hộ chăn nuôi
Hộ chăn nuôi đang sử dụng công trình KSH
Hộ chăn nuôi chưa sử dụng công trình KSH
- Ảnh hưởng về kinh tế - Ảnh hưởng về xã hội - Ảnh hưởng về môi trường
(So sánh trước - sau đối với hộ có công trình, so sánh hộ có công trình với hộ chưa công trình khí sinh học)
- Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp khảo sát ý kiến của chuyên gia
- Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA)
Đối tượng phỏng vấn
Các nhóm lợi ích
Phương pháp thu thập số liệu